Đoàn kết các dân tộc thiểu số phải dựa trên nguyên tắc “các dân

Một phần của tài liệu Tư tưởng đại đoàn kết các dân tộc thiểu số của Hồ Chí Minh với việc tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay (Trang 27 - 33)

dân tộc đều chung một cộng đồng quốc gia, chung một vận mệnh lịch sử”

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, ngoài dân tộc Kinh là dân tộc đa số, các dân tộc còn lại như: Tày, Nùng, Thái, Mông, Dao, Êđê, Giarai, Bana,

Hơre… là DTTS. Hồ Chí Minh khẳng định:“nước ta có nhiều dân tộc, đây là một điểm tốt” [24, tr.207]. Điểm tốt ấy được thể hiện ở chỗ, trải qua một quá

trình lịch sử lâu dài, đồng bào các DTTS luôn kề vai, sát cánh cùng đồng bào dân tộc Kinh đấu tranh khắc phục thiên tai, chống lại các thế lực xâm lược để xây dựng và bảo vệ đất nước. Trên cơ sở đó đã hình thành và không ngừng được củng cố, bồi đắp một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam - truyền thống đoàn kết gắn bó giữa đồng bào các dân tộc. Truyền thống đó luôn được phát huy cao độ trong lịch sử mỗi khi Tổ quốc ta bị các lực lượng ngoại bang đe doạ và xâm lược. Thực tế lịch sử ấy đã làm cho thực dân Pháp ngay từ khi đặt chân xâm lược, cai trị nước ta, chúng sử dụng và duy trì âm

mưu thâm độc “chia để trị”, dùng mọi thủ đoạn để phá hoại khối đoàn kết

vốn có giữa đồng bào các dân tộc, làm cho đồng bào các dân tộc rơi vào tình trạng hiềm khích lẫn nhau, nghèo đói và lạc hậu.

Cũng chính vì đó, ngay sau khi tìm thấy con đường cứu nước đứng đắn cho dân tộc, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc tập hợp, tổ chức, giác ngộ đồng bào các dân tộc trong cả nước đồng lòng, đồng sức để cứu nước. Trong

tác phẩm “Đường cách mệnh” (1927), Người khẳng định: “cách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải một, hai người” [21, tr.261]. Người

đã sử dụng hình thức thơ ca với những hình ảnh gần gũi: Ca sợi chỉ, Hòn đá, Diễn ca lịch sử nước ta để tuyên truyền nói về sức mạnh của sự đồng tâm,

đồng lòng, đồng sức. Từ đó, Người đi đến kết luận:

“Dân ta nên nhớ chữ đồng:

Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh” [22, tr.229].

Trong những ngày đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám thành công,

trong lúc chúng ta phải đối phó đủ thứ “giặc ngoài, thù trong”, nhằm giữ

vững chính quyền cách mạng trong tay nhân dân, Hồ Chí Minh đã đề ra nhiều

chủ trương và biện pháp để nêu cao chữ “đồng” như: Thu phục nhân tài, sử

dụng những nhân sĩ, trí thức của chế độ cũ để phục vụ kháng chiến, kiến quốc

Hồ Chí Minh viết: “Từ Nam chí Bắc, ai là người tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì chúng ta sẵn sàng đoàn kết với họ, thật thà hợp tác với họ, thật sự đoàn kết với họ dù từ trước đến nay họ đã theo phe phái nào”

[26, tr.49]. Hồ Chí Minh còn luôn căn dặn, nhắc nhở đối với Đảng, với Chính phủ và toàn thể nhân dân, giai cấp, tầng lớp, dân tộc để cố kết họ lại vì lợi ích của dân tộc.

Như vậy, trong quan niệm của Hồ Chí Minh, đoàn kết phải được tạo lập trên cơ sở của sự tương đồng. Trên cơ sở quan niệm này, để thực hiện đoàn kết các DTTS, theo Người trước hết phải tìm ra những điểm tương đồng, thống nhất giữa các đồng bào DTTS, giữa đồng bào DTTS và dân tộc Kinh.

Một là, đồng bào các DTTS ở Việt Nam, dù số lượng người ở mỗi dân tộc khác nhau có ngôn ngữ, tiếng nói, nơi cư trú khác nhau nhưng đều đã trải qua một quá trình sinh sống, gắn bó với nhau lâu đời, đều góp chung, công sức vào việc hình thành một quốc gia chung, một tổ quốc chung. Dưới chế độ dân chủ mới, đồng bào các DTTS cùng với dân tộc Kinh đều là người chủ nước nhà, đều là một nhà chung, một chính phủ chung đại biểu trung thành lợi ích của đồng bào các dân tộc. Thư gửi Đại hội các DTTS miền núi tại Pleicu, ngày

19/4/1946, Hồ Chí Minh chỉ rõ:“Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nêu tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta” [23, tr.217].

Hai là, đồng bào các DTTS ở Việt Nam đều là những anh em ở cùng

một đại gia đình các dân tộc Việt Nam thống nhất, hơn nữa lại “đều là anh em ruột thịt”, Người viết,“Các dân tộc anh em trong nước ta gắn bó ruột thịt với nhau trên một lãnh thổ chung và trải qua một lịch sử lâu dài cùng nhau lao động đấu tranh để xây dựng Tổ quốc tươi đẹp” [27, tr.587]. Lịch sử dân

tộc Việt Nam cũng đã chứng tỏ sự giúp đỡ, thương yêu nhau như anh em ruột

thịt giữa các dân tộc trong cuộc sống thường ngày “sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau” hay trong thiên tai, địch hoạ: đồng bào dân

tộc Tày tham gia vào trận diệt quân Liễu Thăng ở Chi Lăng (Lạng Sơn) thời nhà Lê, hay đồng bào Bana tham gia vào cuộc khởi nghĩa Quang Trung - Nguyễn Huệ… Trước họa xâm lăng của nước ngoài đối với vận mệnh của Tổ quốc, dân tộc, đồng bào các DTTS còn tự liên minh lại với nhau, cùng nhau tổ chức chiến đấu để giành độc lập dân tộc. Vì thế, trong những bức thư hay trong những lần nói chuyện với đồng bào các DTTS, hay cả trong cách gọi, Hồ Chí Minh luôn gợi về cội nguồn chung của các dân tộc với sự gắn kết tình

ruột thịt bằng hai tiếng “đồng bào”, hình ảnh biểu trưng có sức truyền cảm lớn về nguồn gốc chung của các dân tộc. Người viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Giarai hay Êdê, Xơđăng hay Bana, các DTTS khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt”, và khẳng định “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn. Song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” [23, tr.217].

Ba là, đồng bào các DTTS ở Vịêt Nam đều có chung một kẻ thù, chung một mục tiêu đấu tranh. Trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập thống nhất đất nước, kẻ thù chung của đồng bào các DTTS là thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Có đánh đuổi được những kẻ thù này, đập tan ách thống trị tàn bạo của chúng, đồng bào các DTTS mới thực sự có được quyền sống trong hạnh phúc, ấm no và được hưởng các quyền tự do, dân chủ khác. Hồ Chí

đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia, dân tộc còn chịu mãi kiếp trâu ngựa, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được” [6, tr.113]. Người cũng chỉ ra cho đồng bào các DTTS thấy một thực tế là:“Tây, Mỹ, Diệm và bọn phản động khác chúng có muốn đồng bào đoàn kết không? chúng có muốn đồng bào sung sướng không?” [27, tr.442] và Người trả lời dứt khoát rằng:“Không, chúng không muốn như thế! (…) Điều mà bọn thực dân, đế quốc xâm lược và tay sai muốn đồng bào Kinh ăn hiếp đồng bào Thái, đồng bào Thái ăn hiếp đồng bào Puộc, đồng bào Xá, vì chúng muốn chia rẽ đồng bào, muốn làm cho đồng bào yếu đi”. Do đó, Người luôn kêu gọi đồng bào phải đoàn kết chặt chẽ

[27, tr.443].

Trong thời kỳ đất nước xây dựng XHCN, kẻ thù chung của đồng bào các DTTS là đói nghèo, lạc hậu. Muốn thắng được nghèo nàn và lạc hậu thì đồng bào các DTTS phải cùng với đồng bào trong cả nước tiếp tục cuộc chiến đấu rất gian khổ và gay go hơn nhiều so với cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc như trước đây. Bởi, thắng chủ nghĩa thực dân, phong kiến còn dễ hơn thắng nghèo nàn lạc hậu. Do đó, càng đòi hỏi các DTTS phải đoàn kết lại, giúp đỡ lẫn nhau để tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để chống lại những âm mưu của kẻ thù, bảo vệ sự bình yên nơi biên cương của Tổ quốc, tạo điều kiện ổn định về chính trị để xây dựng CNXH.

Ngoài chỉ ra những nét tương đồng quy tụ sức mạnh của đồng bào các DTTS, Hồ Chí Minh còn biết khơi dậy và phát huy những nét tương đồng chung ấy, biến tiềm năng sức mạnh của đồng bào các DTTS thành sức mạnh của lực lượng vật chất, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng cả nước. Cụ thể:

Thứ nhất, khơi dậy và phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự

tôn của mọi dân tộc, không cam chịu làm nô lệ; không cam chịu đói nghèo, quyết tâm bảo vệ sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia gắn với tự do,

hạnh phúc, bình đẳng của đồng bào các DTTS.

Trong thời kỳ vận động giải phóng dân tộc, khi thời cơ đến, Người kêu gọi đồng bào các dân tộc, dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu

nước, Người lại khẳng định: “chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp khác có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập tự do” [30, tr.108]. Những lời hiệu triệu ấy là tiếng kèn xung

trận, đã khơi dậy và phát huy cao độ tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc kết dính các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất đứng dậy, đoàn kết nhau lại, đập tan ý đồ xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, giành và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc.

Thứ hai, đề cao truyền thống đoàn kết, gắn bó; lòng trung thành với

Đảng, với cách mạng; tinh thần chịu khó, thật thà, cần cù… của đồng bào các DTTS.

Hồ Chí Minh đã có thời gian dài (1941-1945, 1946-1954) sống, gắn bó và gần gũi với đồng bào các DTTS, càng giúp Người hiểu rõ những truyền thống tốt đẹp của đồng bào. Chính vì những truyền thống tốt đẹp đó mà đồng bào các DTTS đã không quản ngại những khó khăn gian khổ, thậm chí hy sinh đến tính mạng của mình để cưu mang, giúp đỡ Người có điều kiện xây dựng thực lực cho cách mạng, đưa cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong nhiều lần gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp, qua những bức thư gửi đồng bào các DTTS, Hồ Chí Minh luôn nhắc lại công ơn ấy của đồng bào đối với Người, với cách mạng. Qua đó, đề cao truyền thống tốt đẹp của đồng bào, kêu gọi và mong muốn đồng bào các DTTS cần phát huy hơn nữa những truyền thống tốt đẹp đó để cùng góp sức mình đưa sự nghiệp cách mạng cả nước đi đến thắng lợi cuối cùng. Trong thư gửi đồng bào các dân tộc Việt Bắc, Hồ Chí Minh viết:

“Tôi không bao giờ quên được, trong những ngày gian nan cực khổ đó, đồng bào tỉnh ta, các cụ già, các chị em phụ nữ, anh em nông dân, các em thanh niên, các cháu nhi đồng ai cũng hăng hái giúp đỡ. Mặc dầu Tây và Nhật thẳng tay khủng bố, nó đốt làng, nó bắt người nhưng đồng bào vẫn kiên quyết giúp cách mạng. Đồng bào Thổ, đồng bào Nùng, đồng bào Mán, đồng bào Mèo… người thì giúp chúng tôi ăn, kẻ thì cho chúng tôi áo, có những đồng bào nhịn ăn, nhịn mặc, bán trâu, bán ruộng để giúp chúng tôi làm cách mạng thật là quý hoá vô cùng, và Người cũng mong muốn rằng, với truyền thống tốt đẹp đó, đồng bào cũng hăng hái ủng hộ kháng chiến trong lúc này” [24, tr.206].

Những dòng đầy cảm xúc đó không chỉ thể hiện sự kính trọng những truyền thống quý báu của dân tộc của Hồ Chí Minh, mà sâu xa hơn còn có tác dụng khích lệ, khơi dậy được lòng tự hào của đồng bào các DTTS khi đồng bào biết chính họ đã có những đóng góp rất lớn vào sự thành công của cách mạng.

Thứ ba, tin tưởng vào khả năng vươn lên của đồng bào các dân tộc. Với

Hồ Chí Minh mỗi cá nhân con người cụ thể luôn ẩn chứa trong mình 2 phần: phần thiện và phần ác. Để phát huy tính thiện, hạn chế tính ác trong mỗi con người, cùng với việc coi trọng giáo dục, Hồ Chí Minh còn đặt niềm tin vào sự tự vươn lên của mỗi con người. Người cũng luôn tạo ra những điều kiện và cơ hội để cho mỗi con người phát huy tính thiện của mình. Thư gửi đồng bào

khu tự trị Thái - Mèo ngày 7/5/1955, Người tha thiết “kêu gọi những người ở Tây Bắc đã lầm đường lạc lối, mau mau cải tà quy chánh về với nhân dân làm ăn lương thiện. Chính phủ và đồng bào luôn luôn khoan hồng đối với những người biết hối cải”, và tin tưởng rằng “ tinh thần yêu nước và lực lượng phấn đấu của đồng bào khu tự trị Thái - Mèo… sẽ góp phần xứng đáng vào công cuộc đấu tranh cho hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ khắp cả nước Việt Nam yêu quý chúng ta” [25, tr.131].

LuLei (người Đức) của Đại học Hămbuốc, khi ông nhận xét rất có lý về chiều

sâu và sức mạnh của việc đề cao chữ “đồng”, đề cao tính thống nhất dân tộc,

trong đó có việc xây dựng khối đại đoàn kết các DTTS của Hồ Chí Minh, rằng:

“Ở đây tôi thấy lý do chính là sự định hướng trọn đời của ông cho độc lập, dân chủ, hoà bình và thống nhất. Sự định hướng đó không bao giờ có sách lược tạm thời mà là sự biểu hiện của một tư tưởng nhân văn sâu sắc. Đó là lý do tại sao đối với ông, thống nhất không chỉ có ý nghĩa lãnh thổ. Mục đích của ông là chung lưng đấu cật của mọi người từ đáy lòng yêu thiết tha quê hương mình, không dành riêng hay thiên vị sắc tộc, hay vùng quê, không phân biệt địa vị xã hội, tín ngưỡng, xu hướng chính trị, gạt sang bên những gì họ đã vấp phải trong quá khứ”

[32, tr.527].

Một phần của tài liệu Tư tưởng đại đoàn kết các dân tộc thiểu số của Hồ Chí Minh với việc tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)