Công tác dân tộc

Một phần của tài liệu Tư tưởng đại đoàn kết các dân tộc thiểu số của Hồ Chí Minh với việc tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay (Trang 57 - 61)

Lạng Sơn là một tỉnh có nhiều dân tộc, với nhiều phong tục tập quán lạc hậu, chênh lệch về trình độ dân trí, kinh tế… Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn đã xác định nhiệm vụ trọng tâm cơ bản là thực hiện tốt chính sách dân tộc nhằm phát triển toàn diện chính trị- kinh tế - văn hóa - xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa bàn toàn tỉnh, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hoá truyền thống các dân tộc trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất.

Về công tác dân tộc. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã xác định chính sách dân tộc luôn là một bộ phận trọng yếu trong chính sách xã hội của Đảng và chỉ rõ con đường phát triển các dân tộc và mối quan hệ giữa các

dân tộc. Báo cáo chính trị tại Đại hội VI của Đảng chỉ rõ: “Trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở các nơi có đông đồng bào các dân tộc thiểu số, cần thể hiện đầy đủ chính sách dân tộc, phát triển mối quan hệ tốt đẹp gắn bó giữa các dân tộc trên tinh thần đoàn kết, bình đẳng giúp đỡ nhau cùng làm chủ tập thể; kếp hợp phát triển kinh tế và phát triển xã hội…”. Hội nghị lần thứ bảy Ban

chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) năm 2003, Đảng ta đã ra Nghị quyết

riêng về “Công tác dân tộc”. Quan điểm nhất quán của Đảng ta: Các dân tộc dù đông hay ít người đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước;

các dân tộc đều tôn trọng nhau và giúp đỡ nhau trên con đường phát triển,

hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Tỉnh Lạng Sơn có 1 thành phố và 10 huyện thị, với 226 xã, phường, thị trấn trong đó có 20 xã và 1 thị trấn biên giới. Diện tích tương đối rộng, địa hình phức tạp, dân cư sống phân tán, diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp không lớn, điều kiện hạ tầng, giao tông, thuỷ lợi rất khó khăn đã ảnh hưởng

đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới và vùng đặc biệt khó khăn.

Bằng sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh cùng với sự quan tâm đầu tư của trung ương, nhất là bằng các Chương trình 135, 134, chương trình mục tiêu quốc gia, xoá đói giảm nghèo,… Đến nay tình hình kinh tế của tỉnh đã có bước phát triển khá mạnh, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đã được thu hẹp. Tính đến hết năm 2009 toàn tỉnh đã có 223/226 xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia, với 91,5% số hộ đồng bào các dân tộc được sử dụng điện; và 86,28% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi lại được cả bốn mùa. Qua việc thực hiện các chương trình, dự án trong những năm qua đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới đã thay đổi và có nhiều khởi sắc. Đồng bào các dân tộc thiểu số, những vùng đặc biệt khó khăn đã có nhiều điều kiện, cơ hội xây dựng nông thôn mới để hoà nhập và phát triển bền vững, xoá bỏ dần tình trạng đói nghèo, lạc hậu, chậm phát triển; rút ngắn khoảng cách giữa các dân tộc. Kinh tế, văn hoá, xã hội của miền núi đang dần dần ổn định và phát triển, tạo sự bình đẳng cho đồng bào các DTTS. Hiệu quả về kinh tế - xã hội trong việc thực hiện chính sách dân tộc, cùng với sự nỗ lực của nhân dân các dân tộc đã và đang tạo ra những thay đổi về diện mạo nông thôn miền núi và đời sống nhân dân các dân tộc; góp phần xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc tỉnh Lạng Sơn ngày càng bền vững. Tuy nhiên, Ban dân tộc các cấp cùng toàn thể nhân dân đồng bào các dân tộc cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác dân tộc, dân vận để tăng cường khối ĐĐK các dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

2.1.4. An ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội * Về an ninh quốc phòng

chiến lược về quân sự quốc phòng của Quân khu I và cả nước, các thế lực thù

địch đã và đang tăng cường đẩy mạnh âm mưu chiến lược“Diễn biến hoà bình”, phương thức hoạt động rất tinh vi, bằng nhiều phương pháp tổng hợp

nhằm chia rẽ khối ĐĐKDT trong tỉnh, gây chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Chúng đẩy mạnh việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm chia rẽ dân tộc nên đã gây không ít khó khăn trong công tác quản lí, bảo vệ và xây dựng kinh tế - xã hội vùng biên giới. Trước tình hình biên giới ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, Ban chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh đã chủ động xây dựng phương án, kế hoạch bảo vệ biên giới và tăng cường kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị cơ sở, nhất là địa bàn trọng điểm, chỉ đạo các đơn vị kết hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trong tỉnh thực hiện tốt chủ trương, đối sách giải quyết hợp lý các vụ việc xảy ra trên biên giới. Thực hiện tốt công tác đối ngoại biên phòng, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của hai nước Trung Quốc và Việt Nam trong việc bảo vệ biên giới; không để phát sinh đối đầu căng thẳng, giữ vững nguyên tắc: độc lập chủ quyền, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với các nước láng giềng, đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ biên giới. Đồng thời, xử lý kịp thời các vụ liên quan đến chủ quyền an ninh biên giới đúng quan điểm, chủ trương, đối sách của Đảng, pháp luật và tập quán quốc tế, hiệp định, hiệp nghị, quy chế biên giới, không để bị động bất ngờ, không để kẻ địch lợi dụng gây phức tạp về an ninh chính trị trên địa bàn biên giới, tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, địa bàn trọng điểm, chống xâm canh xâm cư, lấn chiếm biên giới trên tuyến biên giới Việt - Trung. Đấu tranh phòng chống hoạt động lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo truyền đạo trái pháp luật; tình trạng di cư tự do; hoạt động của các loại tội phạm trên tuyến biên giới, nhất là buôn bán hàng lậu và sử dụng các chất ma tuý, tiền giả, buôn bán trẻ em phụ nữ qua biên giới vẫn còn diễn biến phức tạp.

* Về trật tự an toàn xã hội.

Lạng Sơn là tỉnh miền núi có địa bàn rộng, địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, dân cư sống phân tán, với hai cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới. Mặt khác có đường sắt liên vận quốc tế, là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học - công nghệ với Trung Quốc và các nước vùng châu Á, châu Âu và các nước khác.

Lạng Sơn là nơi đón nhận nhiều du khách trong và ngoài nước vì vậy, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp: tình hình di cư tự do, lợi dụng tự do tín ngưỡng tuyên truyền đạo trái pháp luật, mua bán và sử dụng ma tuý còn diễn biến hết sức phức tạp…

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Lạng Sơn, lực lượng vũ trang nhân dân đã chủ động phối kết hợp với các cơ quan, đoàn thể, và lực lượng đứng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân các dân tộc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, không nghe, không tin và làm theo những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền gây phức tạp trên vùng biên giới, gây chia rẽ khối ĐĐKDT. Vì vậy, trên tuyến biên giới ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; hoạt động lợi dụng tự do tín ngưỡng, tuyên truyền đạo trái pháp luật đã được kiềm chế. Qua đó làm cho đồng bào các dân tộc vùng biên giới tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước và chế độ XHCN, vào sức mạnh của khối ĐĐKDT… từ đó tích cực hưởng ứng các phong trào, các cuộc vận động của Đảng, Nhà nước và của tỉnh, hăng hái lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bài trừ các hủ tục lạc hậu và các tệ nạn xã hội, góp phần trực tiếp vào xây dựng phát huy sức mạnh khối ĐĐKDT. Bên cạnh đó, còn có các thế lực thù địch lợi dụng bản ính thật thà của đồng bào các dân tộc để chống phá cách mạng, làm suy thoái

nền kinh tế, lũng đoạn thị trường, hàng giả, hàng nhái kém chất lượng… Tóm lại, tất cả các yếu tố về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên; bản sắc văn hoá các dân tộc; công tác dân tộc; tình hình an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội là những nhân tố khách quan đã, đang và sẽ tiếp tục tác động trực tiếp đến việc xây dựng khối ĐĐKDT ở tỉnh Lạng Sơn.

2.2. Thực trạng việc xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay và những vấn đề đặt ra

Quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng CSVN về xây dựng khối ĐĐKDT trong thời kỳ đổi mới. Căn cứ vào tình hình thực tiễn của tỉnh Lạng Sơn (là một trong các tỉnh đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, sản xuất hàng hoá chậm phát triển, có nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các tỉnh trong nước), các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm

mưu “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ; an ninh trật tự tiềm ẩn những

nhân tố không ổn định, Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn luôn xác định vấn đề đoàn kết các dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc là một trong những nội dung quan trọng, có ý nghĩa chính trị lớn trong việc giữ vững ổn định chính trị, chủ quyền biên giới quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tạo môi trường thuận lợi, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường khối ĐĐKDT. Đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn dưới sự lãnh đạo của Đảng luôn phát huy sức mạnh khối ĐĐKDT, thực hiện các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau và thực hiện công bằng xã hội; tiếp tục xây dựng khối ĐĐKDT, chống lại mọi âm mưu và thủ đoạn chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc của các thế lực thù địch. Khối ĐĐKDT tỉnh Lạng Sơn không ngừng được củng cố, tăng cường và đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, mang dấu ấn của một giai đoạn ổn định và phát triển.

Một phần của tài liệu Tư tưởng đại đoàn kết các dân tộc thiểu số của Hồ Chí Minh với việc tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay (Trang 57 - 61)