Sơn bằng việc chăm lo đời sống văn hoá tinh thần và giải quyết các vấn đề xã hội
Lạng Sơn là một tỉnh có nhiều dân tộc, với nhiều phong tục tập quán lạc hậu, chênh lệch về trình độ dân trí, kinh tế… Quán triệt Nghị quyết Trung ương V (Khóa VIII) của Đảng về xây dựng và phát triển văn hoá, nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Lạng Sơn. Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn đã xác định nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản là thực hiện tốt chính sách dân tộc nhằm phát triển toàn diện chính trị; kinh tế - văn hóa - xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa bàn toàn tỉnh, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo
xây dựng đời sống văn hoá tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hoá truyền thống các dân tộc trong sự nghiệp phát triển của cộng đồng dân tộc Lạng Sơn nói riêng và cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất.
Xứ Lạng là một vùng quê biên ải, dân số tuy không đông nhưng lễ hội dân gian phát triển khá phong phú và đa dạng. Nói đến xứ Lạng là nói đến
“Xứ sở của lễ hội”. Lễ hội thường được tổ chức vào đầu mùa xuân hàng năm,
thể hiện lòng biết ơn kính trọng của đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn đối với các vị anh hùng dân tộc có công chống giặc ngoại xâm như: Hoàng Văn Thụ, Lương Văn Chi… lễ hội còn thể hiện sự tự do, bình đẳng, đoàn kết, dân chủ của đồng bào các dân tộc và du khách thập phương đến với mảnh đất xứ Lạng biên cương này.
Qua hoạt động văn hóa của các dân tộc trên địa bàn Lạng Sơn có dịp được vui chơi, giao lưu học hỏi kinh nghiệm sản xuất, phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trong tỉnh, đưa kinh tế tỉnh nhà ngày càng phát triển. Đồng thời, qua các lễ hội mảnh đất Xứ Lạng đã lôi cuốn và thu hút nhiều khách du lịch thập phương đến với Lạng Sơn.
Vậy, thông qua việc chăm lo đời sống văn hoá tinh thần lễ hội và những nét văn hóa của các đồng bào dân tộc tỉnh Lạng Sơn đã góp phần không nhỏ vào việc tăng cường khối ĐĐKDT ở tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, muốn hoàn thành nhiệm vụ cao cả ấy, đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tăng cường khối ĐĐKDT, bảo tồn, giữ gìn và phát huy bảo sắc văn hoá các dân tộc, tạo nền tảng để xây dựng khối ĐĐK cho dân tộc Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.
Qua việc thực hiện các chương trình, dự án trong những năm qua đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới đã thay đổi và
có nhiều khởi sắc. Đồng bào các dân tộc thiểu số, những vùng đặc biệt khó khăn đã có nhiều điều kiện, cơ hội xây dựng nông thôn mới để hoà nhập và phát triển bền vững, xoá bỏ dần tình trạng đói nghèo, lạc hậu, chậm phát triển; rút ngắn khoảng cách giữa các dân tộc. Kinh tế, văn hoá, xã hội của miền núi đang dần dần ổn định và phát triển, tạo sự bình đẳng cho đồng bào các DTTS. Hiệu quả về kinh tế - xã hội trong việc thực hiện chính sách dân tộc, cùng với sự nỗ lực của nhân dân các dân tộc đã và đang tạo ra những thay đổi về diện mạo nông thôn miền núi và đời sống nhân dân các dân tộc; góp phần xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc tỉnh Lạng Sơn ngày càng bền vững. Tuy nhiên, Ban dân tộc các cấp cùng toàn thể nhân dân đồng bào các dân tộc cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác dân tộc, dân vận để tăng cường khối
ĐĐK các dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
Quán triệt tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 (khoá IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ Quốc trong tình hình mới”, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp
của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Đảng uỷ Bộ tư lệnh bộ đội Biên phòng và phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, đặc biệt vai trò nòng cốt chuyên trách của bộ đội Biên phòng tỉnh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, lực lượng bộ đội Biên phòng đã góp phần xây dựng biên giới ổn định về chính trị, vững mạnh về mọi mặt và giữ vững khối ĐĐKDT.
- Tình hình và công tác giữ gìn trật tự xã hội.
Trên tuyến biên giới, công tác triển khai thực hiện các văn kiện mới về biên giới được tiến hành tương đối thuận lợi, hai bên đã cơ bản hoàn thành việc nhận biết vị trí, hướng đi của đường biên giới tại thực địa. các vụ việc liên qua đến chủ quyền lãnh thổ giảm về số vụ, về tính chất mức độ, gần đây đã xảy ra 16 vụ lực lượng Biên phòng Trung Quốc tuần tra xâm phạm lãnh thổ, ngăn cản các lực lượng của ta làm nhiệm vụ, đe doạ không cho dân ta canh tác, sản xuất tại một số khu vực. Bộ Quốc Phòng đã kịp thời chỉ đạo các lực lượng, ngành chức năng phối hợp giải quyết những vấn đề nảy sinh, đảm
bảo ổn định trật tự an ninh ở khu vực biên giới.
Mặc dù chính quyền cơ sở và các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng trong tuyên truyền vận động, nhưng tình trạng công dân trong hoặc ngoài tỉnh tự ý sang Trung Quốc làm thuê vẫn diễn ra, có khoảng 5.561 lượt (tăng 1.515 lượt so với năm 2009), có nhiều người hợp thức hoá bằng thông hành, hộ chiếu để xuất cảnh dưới danh nghĩa du lịch, thăm thân… thực chất là đi lao động trái phép, quyền lợi của những người này ở Trung Quốc không được đảm bảo, nhiều trường hợp phải làm việc trong điều kiện mất an toàn, bị các chức năng cơ quan Trung Quốc bắt giữ, phạt tiền, tịch thu tài sản, có trường hợp bị ép hiến máu cho bệnh viện. Lực lượng chức năng của tỉnh đã phát hiện và xử lý 33 vụ, 65 trường hợp xuất, nhập cảnh trái phép, triệt phá đường dây gồm 6 đối tượng đưa dẫn người sang Trung Quốc làm thuê (có 2 người Trung Quốc); tiếp nhận 229 trường hợp do phía Trung Quốc trao trả (có 68 người Lạng Sơn).
- Hoạt động buôn bán, lưu hành tiền giả qua địa bàn tiếp tục diễn ra, ngoài tiền Việt Nam giả các đối tượng còn buôn bán các loại tiền giả khác. Các lực lượng đã bắt, xử lý 23 vụo có 27 đối tượng, thu 803.940.000đ Việt Nam giả, 165.200 nhân dân tệ, 56. 840 Dinar tiền Kuwait giả (giảm 28 vụ 38 đối tượng, 1.274.150.000đ so với cùng kỳ); qua kiểm ngân của hệ thống ngân hàng, kho bạc đã phát hiện, thu 44.710.000đ tiền Việt Nam giả. Việc trộm cắp các thiết bị các công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia tăng về số vụ nhưng chủ yếu do nhận thức kém và chuộc lợi kinh tế, xảy ra 31 vụ (tăng 28 vụ), thiệt hại 280m dây cáp thông tin. Lực lượng an ninh đã chỉ đạo các cơ quan, ban ngành liên quan khảo sát, xác định các công trình quan trọng liên quan đến ANQG trên địa bàn để ban hành, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho công tác đấu tranh với hoạt động của loại tội phạm này trong thời gian tới.
Lực lượng công an tỉnh Lạng Sơn và bộ đội Biên phòng đã thường xuyên chỉ đạo công tác phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các hoạt động tiêu
cực, tham nhũng trên các lĩnh vực tài chính, giáo dục, đầu tư xây dựng; quản lý sử dụng đất đai… Đã triển khai 101 cuộc thanh tra, kết thúc 78 cuộc, phát hiện sai phạm với tổng số tiền là 3.095 triệu đồng, thu hồi 783.2 triệu đồng. Lực lượng công an đã tổ chức tuần tra, xác minh 15 vụ việc có dấu hiệu tham nhũng. Tiêu cực, sai phạm trong quản lý kinh tế (phát hiện mới 10 vụ làm thiệt hại 5,5 tỷ đồng; 5 vụ việc từ năm 2009 chuyển sang). Đã điều tra làm rõ 7 vụ; khởi tố 3 vụ 4 bị can tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; thu hồi 1,208 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước; xử lý hành chính 3 đơn vị, 8 cá nhân, hiện đang chỉ đạo tiếp tục điều tra, xác minh 5 vụ để xử lý theo quy định.
- Công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán vận chuyển lâm sản được chỉ đạo thực hiện quyết liệt, nên tình hình đã giảm so với năm 2009.
- Công tác phòng chống tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội trong thời gian qua, đã được các lực lượng chức năng tập trung triển khai với các biện pháp tuyên truyền, phòng ngừa, đấu tranh quyết liệt, hạn chế một số nguyên nhân, điều kiện phạm tội, nên phạm pháp hình sự giảm. Còn xảy ra 325/389 vụ (giảm 16,4% so với cùng kỳ năm 2009), hậu quả làm chết 36 người, bị thương 82 người, tài sản thiệt hại trị giá trên 8 tỷ đồng; trong đó tội phạm trộm cắp tài sản giảm 24 vụ, cưỡng đoạt tài sản 3 vụ, cố ý gây thương tích giảm 3 vụ… Tuy nhiên, đáng chú ý tội phạm giết người tăng cao: xảy ra 33 vụ tăng 20 vụ so với năm 2009, nhiều vụ do mâu thuẫn gia đình, đối tượng nghiện gây ra tính chất dã man (10 vụ giết người thân, 4 vụ giết người do đối tượng có biểu hiện tâm thần, 3 vụ giết nhiều người…) tình trạng thanh thiếu niên hư hỏng tụ tập sử dụng dao kiếm đâm chém nhau, gây rối trật tự còn xảy ra ở thành phố và thị trấn; cờ bạc, số đề chưa được ngăn chặn triệt để, còn gây bức xúc ở một số địa bàn.
trang tỉnh tăng cường các biện pháp, nghiệp vụ trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm; mở nhiều đợt cao điểm tấn công, trấn áp có hiệu quả các loại tội phạm; tiếp tục điều động cán bộ chiến sĩ tăng cường cho các đơn vị, địa bàn trọng điểm để phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm đảm bảo giữ vững an ninh trật tự trong các dịp cao điểm (trước, trong và sau Tết Nguyên đán; Đại hội Đảng bộ các cấp…) truy bắt đối tượng truy nã, phòng ngừa tội phạm có tổ chức; thu hồi vũ khí, vật liệu nổ; tăng cường kiểm tra, kiểm soát ban đêm, ngày nghỉ, ngày lễ…; tập trung điều tra làm rõ các vụ án, nhất là các vụ án đặc biệt nghiêm trọng mà dư luận đang quan tâm; đã điều tra làm rõ 263 vụ, bắt xử lý 414, triệt phá 65 nhóm, bắt xử lý 206 đối tượng; vận động 49 đối tượng gây án ra đầu thú, bắt 44 đối tượng truy nã; phối hợp giải cứu 19 phụ nữ bị lừa bán sang Trung Quốc, đưa 79 đối tượng vào cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng, bắt xử lý 53 vụ 293 đối tượng đánh bạc, thu 1.044.067.000đ, khởi tố 15 vụ 110 đối tượng; bắt 1 vụ 5 đối tượng mua bán dâm, khởi tố 1 chủ chứa… những kết quả đó đã góp phần giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Những thành tựu trên tuy chưa thật đầy đủ, song đã phản ánh một thực tế của Đảng bộ, Chính quyền và các Đoàn thể quần chúng của nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn những năm qua đã lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng khối ĐĐKDT và tuyên truyền, vận động nhân dân các dân tộc đoàn kết, hăng hái thi đua lao động sản xuất, cảnh giác đấu tranh làm thất bại âm mưu
“diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, phản động.
Những thành tựu đó đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân các dân tộc, tạo sự đồng thuận xã hội, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các dân tộc và góp phần xây dựng khối ĐĐKDT trong tỉnh ngày càng bền vững và phát triển.
văn hoá tinh thần và giải quyết các vấn đề xã hội ở Lạng Sơn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém như sau:
- Các mặt văn hoá, xã hội có mặt chuyển biến chậm, chưa toàn diện và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Tỷ lệ đói nghèo của đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh còn cao so với bình quân chung cả nước; khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc trong tỉnh ngày một tăng; chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo còn thấp; một số tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan có xu hướng phát triển; một số bản sắc tốt đẹp trong văn hoá của các dân tộc thiểu số đang dần bị mai một và mất dần (như các lễ hội dân gian). Tệ nạn ma tuý diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của đồng bào các dân tộc và xây dựng khối ĐĐKDT.
- Công tác xây dựng củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh chưa toàn diện. Tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội vẫn còn tiềm ẩn một số nhân tố có thể diễn đến phức tạp, nhất là tình hình tội phạm xảy ra giảm so với cùng kỳ, nhưng một số tội phạm như giết người, mua bán vận chuyển ma tuý, xâm phạm hoạt động tư pháp, vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ xảy ra tăng (tội giết người tăng 22 vụ, tội phạm về ma tuý tăng 35 vụ, tội vi phạm các quy định về điều khiển giao thông tăng 10 vụ, tội xâm phạm hoạt động tư pháp tăng 01 vụ) ; cơ quan chức năng khởi tố 32 vụ tội giết người, 65 vụ về tội vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ, 138 vụ vi phạm về ma tuý thu 33.640.856g Hêrôin, 5.342 viên ma tuý tổng hợp, 4.463,3 gam lá cần sa khô; Số người nghiện ma tuý trong toàn tỉnh hiện có 1.645 người, trong đó có 1.342 người nghiện đang sinh sống trong cộng đồng.
Vi phạm pháp luật trên lĩnh vực an ninh biên giới tiếp tục có chiều hướng ra tăng, trong năm 2010 có 65 trường hợp xuất, nhập cảnh trái phép, 5.561 lượt người vượt biên trái phép sang Trung Quốc làm thuê, lực lượng chức năng đã triệt phá đường dây 06 đối tượng đưa dẫn người sang Trung
Quốc làm thuê, giải cứu 19 phụ nữ bị lừa bán sang trung Quốc. Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng cấm, hàng giả, tiền giả, còn diễn biến phức tạp lực lượng chức năng bắt, xử lý 23 vụ, 27 đối tượng buôn bán, lưu hành tiền giả 53 vụ 293 đối tượng đánh bạc, 01 vụ 05 đối tượng bán dâm, thu giữ 803.940.000đ, 165.200 nhân dân tệ, 56.840 Diar giả và 1.044.067.000đ tiền đánh bạc, nạn chặt phá rừng và bắt động vật quí hiếm vẫn thường xuyên xảy ra…
Hoạt động buôn bán, vận chuyển vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, đồ chơi nguy hiểm vẫn còn xảy ra, cơ quan chức năng chưa xử lý kịp thời và hiệu quả. Trong công tác điều tra, lập hồ sơ một số vụ án hình sự vẫn còn xảy ra việc thu thập chứng cứ chưa đầy đủ hoặc thiếu các thủ tục tố tụng, cơ quan xét xử phải hoàn trả hồ sơ điều tra bổ sung 16 vụ, Viện kiếm sát trả cơ quan điều tra 03 vụ; công tác bắt tạm giữ hình sự có 08 trường hợp phải trả tự do vì chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, có 01 đối tượng đang tạm giữ hình sự tự sát tại nhà tạm giữ hình sự Công an huyện Văn Lãng. Công tác quản lý, giáo