giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của các dân tộc
Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, mỗi một dân tộc đều sáng tạo cho mình một nền văn hoá riêng, thể hiện trong ngôn ngữ, phong tục tập quán, phương thức sinh hoạt kinh tế… lại được duy trì, bồi đắp từ thế hệ này sang thế hệ khác, hình thành nên truyền thống văn hoá của mỗi dân tộc.
Truyền thống văn hoá của mỗi dân tộc có ý nghĩa thiêng liêng cao quý, nó là tài sản tinh thần vô giá; là linh hồn của núi sông; là biểu hiện của sự trường tồn của giống nòi; là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc. Một dân tộc qua các biến cố của lịch sử, một lúc nào đó, một thời nào đó có thể mất đi độc lập, bị người ngoài đô hộ nhưng nếu dân tộc ấy nắm vững chắc được trong tay chiếc chìa khoá của độc lập, tự do, như trường hợp của dân tộc Việt Nam suốt gần 1000 năm Bắc thuộc bị nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ, hoặc trường hợp của dân tộc Bungari bị người Thổ
Nhỹ Kỳ đô hộ 500 năm, vẫn không bị đồng hoá, trái lại nhờ sức mạnh của truyền thống văn hoá dân tộc đã nuôi dưỡng tinh thần chiến đấu, giành lại độc lập dân tộc. Thực tế lịch sử ấy, đã chứng tỏ việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc là vấn đề không chỉ liên quan đến vận mệnh của từng dân tộc, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc liên minh chiến đấu, đoàn kết giữ các dân tộc. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin khi bàn về vấn đề dân tộc, đã không hề hạ thấp ý nghĩa của sự bình đẳng dân tộc trên lĩnh vực văn hoá. Điều đó, chứng tỏ rằng các ông cũng rất quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá của từng dân tộc trong việc thực hiện đoàn kết giữa các dân tộc chống thực dân đế quốc.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, từ buổi hồng hoang của lịch sử, các DTTS đã xây dựng, bồi đắp và làm chủ nền văn hoá của mình. Trong quá trình tồn tại và phát triển, truyền thống văn hoá của từng DTTS luôn được các thế hệ người DTTS nuôi dưỡng và gìn giữ, bổ sung và phát triển, làm cho nền văn hoá dân tộc Việt Nam thống nhất mang nhiều dấu ấn văn hoá riêng của nhiều dân tộc thiểu số. Tính thống nhất nhưng đa dạng đó, vừa nói lên tính chỉnh thể vừa biểu hiện tính đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam thống nhất. Vì thế, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa những yếu tố chung và những yếu tố riêng là điều hết sức quan trọng trong việc xây dựng khối đoàn kết DTTS.
Hồ Chí Minh vận dụng Chủ nghĩa Mác-Lênin vào quá trình xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng ở Việt Nam, đưa cuộc chiến tranh giành độc lập của dân tộc tới thắng lợi, giữ vững những thành quả cách mạng đã đạt được. Hồ Chí Minh, một mặt, đặt trọng tâm chú ý của mình vào việc tìm ra sự đồng tâm, nhất trí giữa các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất, làm cho các dân tộc ngày càng xích lại gần nhau, đoàn kết thành một khối vững chắc, đấu tranh giành và giữ nền độc lập, xây dựng CNXH. Mặt khác cũng luôn chú ý đến việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá của
các DTTS thực sự vững chắc và lâu dài. Ngay từ năm 1924, Hồ Chí Minh đã
viết: “Mỗi dân tộc phải chăm lo đặc tính của mình trong nghệ thuật” và khuyên “nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc” [19, tr.359]. Quan điểm đó của Người càng được thể hiện rõ hơn khi Người khẳng định “các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về mọi mặt, đều có quyền phát huy khả năng của mình trong mọi hoạt động văn hoá” [1, tr.237]. Bởi lẽ theo Người,
các dân tộc ở nước ta, có những dân tộc đông dân như dân tộc Kinh, có những dân tộc có số lượng dân ít như dân tộc Rơmăn… Song, dù nhiều hay ít về số lượng, thì cũng là dân tộc riêng, có ý thức, truyền thống, sắc thái văn hoá riêng và đều có quyền tự hào về vốn liếng văn hoá của dân tộc họ.
Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá của các dân tộc trong xây dựng khối đoàn kết các DTTS theo Hồ Chí Minh, trước hết nhằm đảm bảo quyền lợi về văn hoá cho từng DTTS khi tham gia vào khối đoàn kết, qua đó, sẽ giúp đồng bào các DTTS biết khơi dậy, phát huy sức mạnh từ truyền thống văn hoá của dân tộc mình, nhưng không hề cô lập, tách biệt mà là góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp văn hoá của cả dân tộc để hướng vào một mục tiêu chung, bởi lẽ cái gốc của sự bình đẳng không chỉ thể hiện ở vấn đề kinh tế mà còn ở chỗ tôn trọng cái giá trị văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của mỗi dân tộc.
Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá các dân tộc, xây dựng khối đoàn kết các DTTS còn nhằm tạo môi trường văn hoá để đồng bào các DTTS có điều kiện, cơ hội vươn lên bình đẳng về văn hoá với đồng bào cả nước. Nếu không chú ý đến vấn đề này, không thể giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc, không thể thực hiện đoàn kết giữa các dân tộc vì văn hoá gắn liền với sự tồn tại và phát triển của dân tộc. Văn hoá là mục đích đồng thời cũng là phương tiện của cuộc sống các dân tộc, đẩy mạnh công cuộc đổi mới trong các dân tộc.
một trong những đặc trưng quan trọng nhất. Ngôn ngữ, chữ viết là công cụ giao tiếp, đồng thời là một giá trị văn hoá đặc biệt; là tinh thần và tâm hồn của các dân tộc đó. Nói đến truyền thống văn hoá mà không nói đến tiếng nói, chữ viết của dân tộc đó là điều vô nghĩa. Thông thường mỗi dân tộc có một tiếng nói riêng, nhưng cũng có khi hai hay ba dân tộc cùng dùng chúng một tiếng nói. Do vậy, để giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá của các dân tộc, theo Hồ Chí Minh, là phải duy trì tiếng nói, chữ viết của các dân tộc. Hiến pháp năm
1946, do Người trực tiếp biên soạn, tại Điều 66 ghi rõ “quốc dân thiểu số có quyền dùng tiếng nói của mình ra trước toà án”, đến Hiến pháp năm 1959, quan điểm đó được tiếp tục khẳng định và mở rộng, “Toàn án nhân dân đảm bảo cho công dân Việt Nam dân chủ cộng hoà thuộc DTTS có thể dùng tiếng nói và chữ viết của mình trước toà án” (Điều 102) [34, tr.22- 63].
Truyền thống văn hoá của các dân tộc còn có thể nhận biết qua những tri thức của từng dân tộc đã được tích luỹ qua một quá trình con người thích ứng, hoà đồng với môi trường, tạo ra cuộc sống vật chất (ăn, mặc, ở, các dụng cụ phục vụ cho sinh hoạt, phương tiện giao thông…) về tinh thần như văn học dân gian (thành ngữ, tục ngữ, ca dao, kể truyện, trường ca, luật tục…); các hình thức diễn sướng dân gian (dân ca, dàn nhạc, các trò diễn…); các hình thức tín ngưỡng (lễ hội, nghi lễ, các hình thức vui chơi giải trí…). Vì thế giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá của các dân tộc cũng chính là phải duy trì những phong tục, luật tục, tập quán của mỗi dân tộc.
Tuy nhiên, điều cần lưu ý là truyền thống văn hoá của mỗi dân tộc
không phải ở dạng “tĩnh”, mà ở dạng “động”. Tức là nó cũng có quá trình
vận động, biến đổi. Vì thế, những thành tố cấu thành truyền thống văn hoá của mỗi dân tộc cũng có sự vận động, biến đổi theo. Có những thành tố hình thành từ xa xưa, nay vẫn có khả năng thích ứng, nhưng cũng có những thành tố không còn phù hợp với sự phát triển của xã hội. Những thành tố ấy lại là nguyên nhân làm nghèo đi truyền thống văn hoá của dân tộc, cản trở sự phát
triển, hoà nhập của chính dân tộc ấy vào trào lưu phát triển chung. Do vậy, nó cần phải loại bỏ hay sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Nói chung với đồng bào các DTTS, Hồ Chí Minh thường chỉ ra các truyền thống văn hoá lạc hậu cần phải được xoá bỏ, hoặc sửa đổi bổ sung cho phù hợp với xu hướng phát triển
chung như: “vệ sinh còn kém, lấy vợ, lấy chồng quá sớm, cúng bái, ma chay nhiều… Có nơi nuôi gà, nuôi lợn được bao nhiêu giết hết để cúng hết” [29,
tr.133]. Cũng từ nhận thức đó, Hiến pháp năm 1959, do Người trực tiếp chỉ
đạo biên soạn, Điều 3. quy định “các dân tộc có quyền duy trì hoặc sử đổi phong tục tập quán để phát triển văn hoá của dân tộc mình” [34, tr.32].
Để giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá các dân tộc, Hồ Chí Minh còn rất chú ý đến việc đề ra những nội dung, những biện pháp, những bước đi thích hợp để xây dựng nền văn hoá mới cho từng dân tộc. Người nhấn mạnh
“Miền núi đất rộng, người thưa, tình hình vùng này không giống vùng khác. Vì vậy, áp dụng chủ trương và chính sách phải thật sát với tình hình thực tế của mỗi nơi. Tuyệt đối chớ dập khuôn, chớ máy móc, chớ nóng vội” [23,
tr.40], phải chú trọng bình dân học vụ, bổ túc văn hoá, phát triển các loại trường thanh niên dân tộc vừa học, vừa làm. Các hoạt động văn hoá của đồng bào các dân tộc phải hướng nhiệm vụ thiết thực và quan trọng là phục vụ chính đồng bào của dân tộc mình. Người đã khuyên nghệ sĩ Kim Nhớ - người
dân tộc Hơre khi chị đi biểu diễn ở nước ngoài về “Cả nước biết người Hơre hát hay rồi, thế giới cũng biết người Hơre hát rồi. Bây giờ phải hết sức cố gắng. Cố gắng rèn luyện giọng hát, học tập chính trị, văn hoá để rồi về hát cho người Hơre nghe” [53, tr.197]. Hồ Chí Minh còn khuyên đồng bào miền
xuôi lên tham gia xây dựng kinh tế ở miền núi cũng phải học tập văn hoá của đồng bào các DTTS, cán bộ người Kinh làm việc ở địa phương đồng bào các DTTS cũng phải học tiếng dân tộc. Nói chuyện tại Hội nghị Tuyên giáo miền
núi, ngày 31/8/1963 Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nước ta có nhiều dân tộc, đấy là một điểm tốt. Mỗi dân tộc có một tiếng nói riêng. Cán bộ đi làm việc chỗ nào,
phải học tiếng ở đấy” [29, tr.137]. Người cũng xác định nhiệm vụ trước mắt
và lâu dài của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực văn hoá đối với đồng bào các
DTTS là “Ra sức giúp đỡ đồng bào phát triển những việc có ích cho đời sống vật chất và văn hoá của các dân tộc. Ra sức làm cho tốt, cho khéo để xoá bỏ những cái có hại như hủ tục, mê tín dị đoan, thiếu vệ sinh, tảo hôn” [29,
tr.137]. Đó là những biện pháp thiết thực nhất để gìn giữ và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của các dân tộc trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân nói chung, đoàn kết các DTTS nói riêng.