đẳng dân tộc
Bình đẳng dân tộc là trong những nội dung quan trọng được các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin đề cập đến khi bàn về vấn đề dân tộc. Theo quan điểm của các ông, bình đẳng dân tộc về thực chất là xoá bỏ tình trạng người bóc lột người, để từ đó xoá bỏ tình trạng dân tộc này có đặc quyền, đặc lợi so với dân tộc khác. Không xoá bỏ bất bình đẳng giữa người và người thì bất bình đẳng về dân tộc không bao giờ được xoá bỏ; ngược lại không xoá bỏ bất bình đẳng về dân tộc thì việc xoá bỏ bất bình đẳng xã hội không bao giờ được thực hiện một cách triệt để, đầy đủ. Một xã hội xây dựng trên nền tảng người bóc lột người, xét về căn nguyên không thể giải quyết triệt để về bình đẳng dân tộc. Đó là lý do các ông xem việc giải quyết vấn đề bình đẳng dân tộc như là một bộ phận không thể thiếu trong cương lĩnh cách mạng nhằm thực hiện bình đẳng xã hội nói chung. Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản,
C.Mác và Ph.Ăngghen viết:“hãy xoá bỏ nạn người bóc lột người thì nạn dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng bị xoá bỏ” [18, tr.624]. V.I.Lênin trong tác
phẩm Về quyền dân tộc tự quyết cũng đã xem “các dân tộc có quyền bình đẳng” là một trong những nội dung cơ bản của Cương lĩnh dân tộc. Nội dung này, sau đó được chính V.I.Lênin phát triển và cụ thể hoá trong Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, được thông
qua tại Đại hội II Quốc tế Cộng sản.
Bình đẳng dân tộc theo quan điểm của các nhà kinh điển Mác-Lênin là quyền của một dân tộc, không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc, màu da… Bình đẳng dân tộc là bình đẳng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,
nhưng trước hết là bình đẳng về kinh tế. V.I.Lênin viết “Chế độ dân chủ tư sản do bản chất của nó, vốn có cái lối đặt vấn đề một cách trừu tượng hoặc hình thức về quyền bình đẳng nói chung, trong đó bao gồm cả quyền dân tộc bình đẳng”. Theo Lênin: “ngay cả trong vấn đề dân tộc, phải đặt lên hàng đầu không phải là những nguyên tắc trừu tượng hoặc hình thức, mà thứ nhất là sự đánh giá đúng tình hình lịch sử cụ thể và trước hết là tình hình kinh tế”
[17, tr.197-198].
Hồ Chí Minh vốn là người dân thuộc địa, từng chứng kiến những cảnh đối xử bất bình đẳng, đau khổ của người dân không chỉ ngay tại quê hương đất nước mình, mà còn ở nhiều đất nước thuộc địa khác trên thế giới, thậm chí
ngay cả tại những nơi đã sinh ra những khẩu hiệu:“Tự do”,“bình đẳng”,“bác ái”; “nhân quyền và dân quyền.. Tháng 6 năm 1919 cùng với những người
yêu nước Việt Nam tại Pháp, Người đã gửi đến Hội nghị Vécxây bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận quyền tự do, dân chủ, bình đẳng tối thiểu cho nhân dân An Nam như các dân tộc khác ở Châu Âu. Qua đó Nguyễn Ái Quốc cũng đã nói lên tư tưởng của mình về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, kiên quyết đấu tranh đòi xoá bỏ bất bình đẳng giữa các dân tộc.
về bình đẳng dân tộc của Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Một mặt thông qua những diễn đàn báo chí, Người lên án, tố cáo những tội ác dã man của chủ nghĩa thực dân, đế quốc đối với các dân tộc bản xứ, tội thù ghét, phân biệt chủng tộc được che đậy bằng sự “Khai hoá văn
minh”, “Từ thiện” mà báo chí tư sản đã rêu rao. Đồng thời, Người kêu gọi
những người lao động trên khắp thế giới hãy đoàn kết lại để đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc - kẻ đã gây ra và duy trì bất bình đẳng giữa các dân tộc, đi theo con đường Cách mạng tháng Mười Nga để xoá bỏ tận gốc
trình trạng bất bình đẳng, vì “cách mạng Nga… không dừng lại ở việc đọc những bài diễn văn lý tưởng đẹp đẽ và thông qua những kiến nghị nhân đạo để ủng hộ các dân tộc bị áp bức, mà cách mạng Nga dạy cho họ đấu tranh”
[21, tr.120]. Cách mạng Việt Nam muốn thành công, muốn xoá bỏ được tận
gốc bất bình đẳng dân tộc, thì “phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”
[21, tr.280].
Đối với các dân tộc ở Việt Nam, do những điều kiện về lịch sử, thêm
vào đó là hậu quả của chính sách “chia để trị” lâu dài của thực dân Pháp đã
làm cho các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất có sự phát triển chênh lệch nhau về nhiều mặt, có sự xa cách nhau. Vì thế, càng phải đoàn kết, muốn đoàn kết thực sự vững chắc và lâu dài, càng phải quan tâm đến bình đẳng dân tộc, nhất là đối với các DTTS. Xem đó như là một nguyên
tắc “nhất thành bất biến” trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc nói
chung, đoàn kết các DTTS nói riêng.
Cách mạng tháng Tám thành công, nước nhà được độc lập, một trong những công việc quan trọng đầu tiên mà Hồ Chí Minh đã làm ngay là thực hiện mối quan hệ bình đẳng giữa các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất trên cơ sở pháp lý. Tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 3 tháng 9 năm 1945, tức
chức càng sớm càng hay, cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái, mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống [23, tr.8]. Cùng với
việc thể chế hoá tư tưởng bình đẳng giữa các dân tộc, Hồ Chí Minh còn luôn luôn khẳng định và căn dặn với đồng bào các DTTS, cán bộ các cấp về quyền bình đẳng của các DTTS trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam thống nhất.
Phát biểu tại Hội nghị các DTTS ngày 3 tháng 12 năm 1945, Người nói “Anh em thiểu số chúng ta sẽ được: Dân tộc bình đẳng. Chính phủ sẽ bãi bỏ hết những điều hủ tệ cũ, bao nhiều bất bình trước sẽ chữa đi” [23, tr.217]. Nói
chuyện tại Hội nghị Đảng bộ khu Việt Bắc ngày 8 tháng 6 năm 1959, Người
căn dặn “các cấp bộ Đảng phải thi hành đúng chính sách dân tộc, thực hiện sự đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc” [27, tr.457].
Theo Hồ Chí Minh các DTTS có quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam thống nhất là phải bình đẳng cả về quyền lợi và nghĩa vụ, và quyền bình đẳng đó phải được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Quyền bình đẳng đó còn phải được hiện thực hoá, thể chế hoá trong mọi lĩnh vực hoạt động của Đảng và Nhà nước bằng pháp luật.
Với Hiến pháp năm 1946 do Hồ Chí Minh trực tiếp soạn thảo, lần đầu tiên quyền công dân, quyền của các DTTS được ghi thành những nguyên tắc Hiến định. Đồng bào các DTTS đã có được cơ sở pháp lý vững chắc bảo đảm tự do trong cuộc sống của mình. Đó là tự do và bình đẳng. Hiến pháp năm 1946 đã xác định một hệ thống quyền để đảm bảo tự do, bình đẳng đối với các dân tộc, trong đó có các DTTS. Hiến pháp năm 1946 ghi rõ “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: Chính trị, kinh tế, văn hoá” (Điều 66), “tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc theo tài năng và đức hạnh của mình” (Điều 7) [34, tr.9].
một lần nữa quyền bình đẳng các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam
thống nhất tiếp tục được khẳng định: “Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc. Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ” (Điều 3) [34, tr.32].
Bình đẳng về quyền lợi đối với với DTTS có nghĩa là các DTTS được hưởng mọi quyền lợi như dân tộc Kinh, trên tất cả các mặt, cụ thể.
- Các DTTS đều có quyền lao động, tự do kinh doanh và thu nhập bằng các nguồn lợi hợp pháp: quyền tư hữu tài sản, quyền được giúp đỡ về vật chất khi yếu già, bệnh tật, mất sức lao động.
- Các DTTS đều là công dân của nước Việt Nam không phân biệt nam nữ, thành phần xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, tài sản trình độ văn hoá, nghề nghiệp từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử, trừ những người mất trí và những người bị toà án hoặc pháp luật tước quyền công dân. Các DTTS có quyền bầu ra các đại biểu của mình tham gia vào công việc chung của cả nước. Đồng thời, cũng có quyền bãi miễn những đại biểu của dân tộc mình tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của đồng bào.
- Các DTTS đều có các quyền: Tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, lập hội, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại ở trong và ngoài nước, tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật và các hoạt động văn hoá khác mà không trái với những quy định của pháp luật, không bị pháp luật nghiêm cấm. Ở các trường học địa phương, các dân tộc có quyền học bằng tiếng của dân tộc mình đồng thời với tiếng phổ thông, Nhà nước khuyến khích việc gìn giữ, phát huy những phong tục, tập quán truyền thống văn hoá tích cực của các DTTS. Các DTTS có quyền được nghỉ ngơi và học tập; quyền bình đẳng năm nữ, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền duy trì hoặc sửa đổi phong tục tập quán, dùng tiếng nói và chữ viết để phát triển văn hoá dân tộc mình.
cáo trước pháp luật của nhân viên Nhà nước, quyền dùng tiếng nói và chữ viết của mình trước toà án.
- Đồng bào các DTTS phải có nghĩa vụ đoàn kết, đấu tranh cho độc lập dân tộc và cùng nhau xây dựng xã hội mới XHCN…
Ngày nay, đồng bào các DTTS Việt Nam từ Nam đến Bắc đều đã được hưởng quyền bình đẳng và có khả năng mưu cầu hạnh phúc cho dân tộc mình. Kết quả đó là một quá trình phát triển không ngừng tự thân vận động vươn lên của đồng bào các DTTS cộng với sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước. Song, nó lại có cội nguồn sâu xa xuất phát từ lòng yêu nước thương dân vô hạn của Hồ Chí Minh, từ tư tưởng về bình đẳng dân tộc mà Người đã dày công xây đắp nên. Công ơn ấy đối với đồng bào các DTTS thật là sâu nặng, như đồng chí Ybi A Lê Ô - dân tộc Ê đê (nguyên Uỷ viên Chính phủ Hội đồng cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, Chủ tịch phong trào dân tộc tự
trị Tây Nguyên), khẳng định: “Bác là ánh mặt trời” [1, tr.196].