Chú trọng công tác cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ công tác ở

Một phần của tài liệu Tư tưởng đại đoàn kết các dân tộc thiểu số của Hồ Chí Minh với việc tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay (Trang 86 - 91)

miền núi

Thực tế hiện nay đội ngũ cán bộ chủ chốt, đặc biệt cấp cơ sở còn thiếu và yếu về số lượng và chất lượng. Khi được hỏi về trình độ, năng lực của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở địa phương thì 58,52% số người được hỏi đã trả lời là chưa đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy, trong những năm tới, để thực hiện tốt

những chính sách dân tộc như Đại hội IX đã chỉ rõ là thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc, giữa miền núi và miền xuôi… thì nhiệm vụ hàng đầu hiện nay là xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ dân tộc thiểu số nói riêng, đủ mạnh, đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương cũng như của từng dân tộc. Tốt nhất các dân tộc đều phải có cán bộ tương ứng với dân số của từng dân tộc, đảm bảo yêu cầu lãnh đạo và quản lý ở vùng dân tộc. Một số giải pháp chủ yếu:

* Thứ nhất, phải làm tốt quy hoạch công tác cán bộ

Cần nhận thức đúng đắn công tác quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ. Cơ sở khách quan quy định sự đúng đắn của công tác quy hoạch cán bộ chính là tình hình thực tiễn ở các vùng dân tộc. Việc quy hoạch cán bộ phải xem xét, tính toán đến nhu cầu về cán bộ mà địa phương cần. Từ nhu cầu ấy mà các cấp Uỷ Đảng, chính quyền, tiến hành quy hoạch cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn hoá chức danh cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ… đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ một cách hợp lý. Mục tiêu của quy hoạch cán bộ phải lựa chọn được những cán bộ thực sự có đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định và phù hợp với tình hình của địa phương, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Công tác quy hoạch cán bộ đòi hỏi phải chủ động tạo nguồn cán bộ, trong đó chú trọng cán bộ là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, cán bộ trẻ, đảm bảo cơ cấu hợp lý để tăng dần tỉ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ ở các cấp, các ngành, làm tốt công tác phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những người có khả năng phát triển để bổ sung nguồn cán bộ. Việc đạo tạo nguồn cán bộ chủ yếu thông qua phát triển sự nghiệp giáo dục ở tỉnh, vùng dân tộc. trước hết thực hiện tốt chương trình phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, quan tâm mở rộng quy mô, số lượng, chất lượng các trường dân tộc nội trú ở

tỉnh và huyện, quan tâm phát triển những học sinh có năng khiếu để có kế hoạch bồi dưỡng và sử dụng lâu dài. Thực tế khẳng định, các trường dân tộc nội trú thực sự là những cơ sở tạo nguồn cán bộ rất quan trọng. Do đó đối với các trường này phải thực hiện tuyển sinh theo đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, đồng thời gắn với quy hoạch theo địa chỉ cụ thể, nâng cao chất lượng giảng dạy và đảm bảo tương đối đầy đủ những nhu cầu về cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác giảng dạy, học tập, sinh hoạt của giáo viên và học sinh.

Công tác tạo nguồn cán bộ cũng đòi hỏi sự ưu tiên của Đảng và Nhà nước một cách thích hợp. Từ trước tới nay, trong các văn bản mang tính pháp quy của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo cán bộ đều thể hiện rõ sự ưu tiên đối với các dân tộc thiểu số, trong đó có chính sách cử tuyển. Chủ chương này mang tính tích cực và hiệu quả đã tạo ra một số đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số ngày một đông đảo. Nhưng rõ ràng có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, vì mọi sự ưu tiên thoái quá về các chỉ tiêu xét tuyển sẽ dẫn đến việc lựa chọn người để đào tạo chưa đảm bảo về trình độ học vấn cũng như kiến thức nói chung, và hạn chế nhất là tăng tính ỷ lại, giảm khả năng chủ động, linh hoạt, trình độ và kiến thức của các cán bộ, dẫn đến không đảm đương được nhiệm vụ được giao của người cán bộ sau này. Vì vậy chính sách ưu tiên, nên chăng, là việc tạo ra những điều kiện tốt nhất trong việc học tập, đào tạo, bồi dưỡng, ưu tiên, tăng cường về chế độ chính sách hỗ trợ vật chất và kinh phí, nhằm tạo thêm các điều kiện cho việc nâng cao và nắm vững thông tin để vận dụng tốt các kiến thức trong thực tiễn. Trước mắt là việc tuyển sinh, kể cả hệ cử tuyển phải bám sát vào mục tiêu, chính sách, đặc biệt chú ý những dân tộc còn ít cán bộ và vùng đặc biệt khó khăn, cải tiến chế độ thi cử vào Đại học, Cao đẳng để người nghèo cũng được đi học.

* Thứ hai, công tác đào tạo, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số.

Trên cơ sở quy hoạch cán bộ có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ phù hợp. Khắc phục tình trạng do công tác quy hoạch chuẩn bị đội ngũ cán

bộ kế cận chưa được chú ý đúng mức nên cán bộ sau khi được bổ nhiệm (tức là đã quy hoạch) thì mới được đào tạo, bồi dưỡng. Phấn đấu trong thời gian tới công tác đào tạo, bất kỳ cán bộ thuộc dân tộc nào cũng phải đạt các tiêu chuẩn quy định về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ lí luận chính trị và chuyên môn cần thiết.

Muốn vậy, trước hết về nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải tuỳ từng cán bộ, từng vùng, từng dân tộc mà có hướng xây dựng, thực hiện cho thích hợp. Đối với số học sinh phổ thông đã được đưa vào nguồn cán bộ dài hạn cần chú ý đào tạo dài hạn theo chương trình Đại học, cao đẳng, với chuyên ngành phù hợp. Đối với cán bộ đương chức và dự nguồn cán bộ kế cận còn yếu, thiếu mặt nào thì đào tạo, bồi dưỡng mặt ấy theo tiêu chuẩn chức danh đã quy định.

Việc đổi mới nội dung đào tạo phải sát với yêu cầu công tác, làm cho người cán bộ có những hiểu biết về đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, am hiểu tình hình kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương, biết tiếng dân tộc, có năng lực vận động quần chúng… Đổi mới nội dung đào tạo, đặc biệt chú trọng gắn lí luận với thực tiễn, năng lực giao tiếp, xử lí tình huống, phương pháp công tác… phù hợp trình độ từng đối tượng và đặc thù từng vùng, từng dân tộc.

Bên cạnh việc đổi mới nội dung đào tạo, về cách thức đào tạo, bồi dưỡng cũng cần chú ý đến tính đặc thù của từng vùng các dân tộc thiểu số. Đối với đội ngũ cán bộ nguồn nên lựa chọn các em học sinh đã có trình độ văn hoá nhất định để đạo tạo tiếp về quản lí hành chính, quản lí kinh tế - xã hội, sau đó đưa về cơ sở, từng bước thử thách, giao nhiệm vụ từ thấp đến cao, rèn luyện trong thực tiễn để nhận xét, đánh giá, phát hiện cán bộ có năng lực, từ đó chủ động bổ sung lực lượng cán bộ. Đối với cán bộ đương chức, chưa qua đào tạo thì lựa chọn những người có năng lực, nhiệt tình, đi đào tạo ngắn hạn theo kiểu bồi dưỡng nghiệp vụ tại các trường hành chính ở địa phương, mở các lớp đào tạo đặc biệt để đào tạo cán bộ dân tộc về văn hoá, chính trị,

quân sự, khuyến nông… nhằm nâng cao trình độ văn hoá, cũng như trình độ chuyên môn, trình độ lí luận, trình độ quản lí…

Đối với cán bộ cơ sở cách thức đào tạo, bồi dưỡng phải hết sức cụ thể, thiết thực, truyền đạt cho họ những kiến thức cơ bản nhất, dễ hiểu nhất về đường lối, chủ chương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, về kinh

nghiệm quản lí cơ sở. bên cạnh đó tạo điều kiện cho các cán bộ này “mắt thấy, tai nghe” để bài học lý luận thấm sâu, nhớ lâu bằng cách cho họ được

tiếp cận với các điển hình về sản xuất, quản lý xã hội cũng như tiếp cận với những thành tựu kinh tế, văn hoá và khoa học công nghệ.

Đào tạo cán bộ vừa phải coi trọng trang bị kiến thức chuyên môn chính trị, vừa phải kết hợp rèn luyện trong thực tiễn, trong phong trào quần chúng. Vì vậy phải tiếp tục thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ, vừa để tăng cường sức mạnh cho các cơ sở, vừa để cán bộ được rèn luyện, thử thách, qua đó mà trưởng thành hơn, nhất là với những cán bộ trẻ, họ có thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn quý báu

* Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện chính sách cán bộ công tác ở miền núi.

Rà sát lại các chính sách và định mức làm việc, chế độ đãi ngộ (gồm kể cả vật chất và tinh thần) của cán bộ các ngành, các cấp ở miền núi sao cho đảm bảo khuyến khích sự hăng hái công tác của cán bộ trong điều kiện khó khăn gấp nhiều lần ở miền xuôi.

Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu tiên tuyển dụng cán bộ là con em dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, phù hợp với điều kiện của từng địa phương; chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo cho cán bộ dân tộc thiểu số, nhất là cho cán bộ nữ, chính sách hỗ trợ về nhà ở, đất sản xuất cho cán bộ cơ sở.

Cần sớm xây dựng và hoàn thện cơ chế và chính sách cụ thể bồi dưỡng, động viên những người có uy tín ở thôn, bản, như trưởng bản, trưởng thôn, già làng. Những người có uy tín là những người có đủ những tiêu chí sau: Có

sự liên hệ chặt chẽ với quần chúng; được quần chúng tín nhiệm, mến phục, suy tôn và có ảnh hưởng nhất định với quần chúng; có tri thức khá về một hay nhiều lĩnh vực nào đó trong đời sống xã hội; có khả năng lôi cuốn một bộ phận quần chúng nghe theo trong phạm vi nhất định. Với những tiêu chí như vậy, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc có chức năng tự nhiên là có thể thu hút, lôi kéo được đồng bào dân tộc thiểu số suy nghĩ theo mình. Vì vậy, thực tế đã cho thấy, ở đâu có trưởng bản, trưởng thôn, gìa làng tích cực thì công tác xây dựng khối ĐĐKDT ởđịa phương đó phát triển mạnh mẽ, có hiệu quả hơn. Do đó cần coi đây là một nguồn lực, động lực quan trọng trong công tác xây dựng khối ĐĐKDT ở tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay,.

Một phần của tài liệu Tư tưởng đại đoàn kết các dân tộc thiểu số của Hồ Chí Minh với việc tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay (Trang 86 - 91)