10. Đóng góp của đề tài
1.3.2. Cấu trúc của năng lực khoa học
NLKH là một dạng của năng lực hoạt động, năng lực hoạt động là tổ hợp của 4 năng lực thành phần chủ yếu là các năng lực cá thể, năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp và năng lực xã hội của người học tác động đến nội dung học trong những tình huống cụ thể nhằm đạt mục tiêu (bằng khả năng trí tuệ và có khi cả năng lực cơ bắp cùng các động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan v.v... của người học) chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng. Các năng lực thành phần đó lại gồm nhiều năng lực khác.
Người học muốn hoàn thiện quá trình nhận thức, học tập của mình thì phải biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có của mình vào các vấn đề học tập. Khi vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ sẽ đồng thời phải huy động tổng hợp nhiều năng lực của người học. Có thể chỉ ra sau đây một số năng lực thành phần chủ yếu mà NLKH không thể thiếu.
Năng lực độc lập trong suy nghĩ và làm việc: Quá trình tích lũy kiến thức là
quá trình con người tự trang bị cho mình đầy đủ thêm hành trang trong cuộc sống nhằm ứng xử tốt với những điều kiện, hoàn cảnh công việc khác nhau. Trong xã hội hiện đại việc phân công hoá công việc được giao đến từng cá nhân. Vì vậy năng lực nhận thức, làm việc độc lập là rất cần thiết. Năng lực độc lập đòi hỏi phải có tư duy độc lập, nghĩa là tự mình suy nghĩ, suy nghĩ đúng và sâu những vấn đề đặt ra, giữ vững quan điểm lập trường của mình. Khi vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề không hoang mang, dao động, mầ phải tự tin vào những điều mình sẽ làm. Hơn nữa cuộc sống đòi hỏi mỗi con người phải có năng lực độc lập suy nghĩ và làm việc, những tình huống bất ngờ có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà trước đó ta chưa từng làm bao giờ. Không có trường học nào, sách vở nào, người thầy nào có thể dạy cho con người nắm được toàn bộ mọi tình huống trong cuộc sống, mà chỉ có thể dạy cho con người một cơ sở văn hoá chung đủ rộng để kết hợp với khả năng vận dụng kiến thức độc lập, sáng tạo mà thôi.
Năng lực sáng tạo: Khi vận dụng kiến thức, HS phải tự mình giải quyết
19
đề. Đây là bước phát huy được tính năng động chủ quan, cá tính của HS rõ rệt nhất. Lựa chọn loại kiến thức nào cho vấn đề cần phải giải quyết, lựa chọn phương pháp nào, cách thức nào, HS phải tự quyết định. Ở đây HS được trao phó quyền tự chủ trong việc giải quyết vấn đề. Đây là một năng lực cần phải được rèn luyện, nó thể hiện bản lĩnh của người học. Nhưng để có được bản lĩnh này thì người học trước hết phải tự chủ về nguồn kiến thức của mình, tự chủ trong việc quyết định lựa chọn cách thức vận dụng kiến thức. Năng lực sáng tạo trong quá trình học tập và làm việc là một phẩm chất quan trọng của con người thời đại ngày nay.
Năng lực định hướng kiến thức: Kiến thức được định hướng là kiến thức đã
được trải qua quá trình tư duy qua các thao tác phân tích, so sánh, chọn lọc, được chuyển hoá từ dạng thô sơ tư liệu, từ những kiến thức mang tính lẻ tẻ, rời rạc, tản mạn thành dạng kiến thức định tính. Kiến thức chưa được định hướng mới chỉ được tích lũy về lượng, chỉ sau khi được định hướng mới biến đổi thành chất của sự tích lũy nguồn kiến thức. Khi vận dụng kiến thức chúng ta cần đến những kiến thức đã được định hướng và phải ý thức rõ ràng về loại kiến thức đó nhằm mục tiêu gì của việc làm. Làm được điều đó mới tránh được tình trạng “bê” kiến thức, tư liệu nguyên xi, áp dụng máy móc, gò ép, không ăn nhập với vấn đề cần giải quyết. Vì thế năng lực định hướng kiến thức cũng là một năng lực quan trọng trong khâu vận dụng kiến thức.
Năng lực tư duy logic (suy luận và khái quát hoá) hóa học: Một yêu cầu quan trọng
đối với HS có khả năng hóa học là phải có khả năng suy luận tốt và khái quát hoá cao. Trong phát triển NLKH, GV cần chú trọng đến rèn luyện năng lực suy luận và khái quát hoá cho HS. Công việc này phải diễn ra thường xuyên, bằng nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó, sử dụng BTHH là một biện pháp rất quan trọng. Từ sự khái quát hóa bài toán, GV có thể cho HS vận dụng vào một số trường hợp cụ thể với các yêu cầu khác nhau.
Năng lực hệ thống hoá kiến thức hóa học: Bản chất của thế giới là có tính hệ
thống. Và tính hệ thống cũng là thuộc tính của tư duy phát triển. Kiến thức của nhân loại là vô cùng phong phú, tuy nhiên với những người có tư duy phát triển sẽ nhận ra tính hệ thống trong khối lượng kiến thức đồ sộ ấy. Không có năng lực hệ thống hoá
20
kiến thức, chúng ta khó có thể vận dụng kiến thức và vận dụng kiến thức một cách thành công vào thực tiễn. Bởi chính khi hệ thống hoá kiến thức thì chủ thể đã biết phân loại kiến thức thành những phạm trù, những loại và để phân loại được kiến thức thì đồng thời chủ thể cũng hiểu rõ đặc điểm, nội dung, thuộc tính của loại kiến thức đó. Khi vận dụng kiến thức chính là việc lựa chọn kiến thức một cách phù hợp với mỗi tình huống cụ thể.
Năng lực thực hành: Hóa học là môn khoa học gắn liền với TN, vì vậy GV cần
tăng cường các bài tập đòi hỏi HS phải biết giải thích, so sánh, chứng minh và viết các PTHH để rút ra các kết luận cần thiết mà đề bài yêu cầu. Đồng thời cần chú ý sử dụng các câu hỏi và bài tập gắn liền với kĩ năng làm thí nghiệm, khả năng quan sát và mô tả các hiện tượng hóa học.
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Giải quyết vấn đề nhanh hay chậm
chính là phụ thuộc vào năng lực phát hiện của mỗi người. Năng lực phát hiện đòi hỏi phải phát hiện ra vấn đề nhanh và chính xác, biết nhận ra trong các dữ kiện đó có những thuộc tính và những quan hệ nào là bản chất của vấn đề. Năng lực này trở thành kim chỉ nam, là định hướng cho việc vận dụng kiến thức để giải quyết một tình huống cụ thể.
Hiệu quả giải quyết những tình huống, những vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội là hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng vận dụng kiến thức của mỗi người. Nguồn kiến thức lý thuyết khi đối chiếu với thực tế luôn có khoảng cách và có độ khúc xạ nhất định. Một số năng lực chủ yếu được kể ra ở trên sẽ khắc phục độ chênh đó. Muốn phát triển NLKH thì không thể thiếu những năng lực thành phần trên.