Nguyên tắc tuyển chọn và xây dựng bài tập Hóa học để phát triển năng lực

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực khoa học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học phần phi kim hóa học 11 nâng cao (Trang 46 - 47)

- HÓA HỌC 11 NÂNG CAO

2.2.1.Nguyên tắc tuyển chọn và xây dựng bài tập Hóa học để phát triển năng lực

khoa học cho học sinh trung học phổ thông

Nguyên tắc 1. Nội dung BT phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, hiện đại có chứa chứa các nội dung dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu dạy học.

Mỗi BTHH đều hướng đến giải quyết một nhiệm vụ học tập cụ thể, kết quả của BT trước là tiền đề để giải quyết các BT tiếp theo.

Nguyên tắc 2. BT phải có tính “vấn đề”, tính sư phạm và kích thích HS giải quyết các nhiệm vụ học tập.

Vấn đề là mâu thuẫn cần được xem xét giải quyết. Vấn đề thường được tồn tại trong đầu chủ thể dưới dạng câu hỏi: Cái gì? Tại sao? Như thế nào? Do đó giải quyết vấn đề là hình thức biểu hiện của tư duy sang tạo.

Vấn đề đặt ra phải đảm bảo tính vừa sức đối với người học. BT quá dễ hay quá khó so với đặc điểm nhận thức của HS đều không có tác dụng phát triển tư duy người học. Hệ thống BT cần không ngừng nâng cao dần mức độ khó khăn trong học tập tạo nên sự căng thẳng về trí lực, thể lực một cách vừa sức với HS.

40

Cần thiết kế những BT điển hình có độ khó khăn và phức tạp khác nhau, chứa chứa những phương pháp giải quyết khác nhau để có thể khiểm tra năng lực của HS ở những mức độ khác nhau.

Nguyên tắc 4: BT phải xuất phát từ thực tiễn, được diễn đạt rõ ràng

Ngôn ngữ diễn đạt BT cần rõ ràng để HS xác định được dữ kiện của BT và vấn đề được nêu ra. Từ đó, HS vận dụng kiến thức hóa học để thực hiện yêu cầu của BT.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực khoa học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học phần phi kim hóa học 11 nâng cao (Trang 46 - 47)