- HÓA HỌC 11 NÂNG CAO
3.3.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
3.3.2.1. Về kết quả định tính
Căn cứ vào bảng kiểm và quá trình quan sát của GV và kết quả tự đánh giá của HS, chúng tôi thấy NLKH của HS được hình thành và phát triển như sau:
Tôi và các thầy cô đồng nghiệp đã tiến hành sử dụng THBT hệ thống BTHH tuyển chọn và xây dựng, và PPDH hiện đại đã được biên soạn ở trên vào TNSP ở các lớp TN là 2 lớp ở hai trường: THPT chuyên Trần Phú và THPT Thái Phiên
95
Thành phố Hải Phòng. Chúng tôi nhận thấy rằng bản thân GV trực tiếp đứng lớp và HS ở các lớp TN đều rất hào hứng với nội dung câu hỏi và bài tập đã được sử dụng. HS học rất sôi nổi và biết tìm tòi, phát hiện ra những vấn đề khoa học ẩn chứa trong mỗi bài tập. H́nh thành khả năng dự đoán các hiện tượng hóa học một cách khoa học. HS biết sử dụng tài liệu hỗ trợ để giải quyết các bài tập khoa học thực sự có hiệu quả, từ đó tăng thêm hiểu biết về giới tự nhiên và niềm tin, hứng thú với môn hóa học. Chất lượng HS các lớp TN được nâng lên rõ rệt và được đánh giá có những biểu hiện tích cực của NLKH.
3.3.2.2. Về kết quả định lượng
a. Kết quả thăm dò ý kiến nhận xét của GV về sự phù hợp của hệ thống BTHH được xây dựng trong việc phát triển NLKH cho HS trong dạy học ở trường THPT Chúng tôi đã thăm dò 31 GV ở các trường THPT của Thành phố Hải Phòng, qua phiếu thăm dò (phụ lục số 2) chúng tôi tổng hợp các ý kiến nhận xét như sau:
HT BTHH đảm bảo tính khoa học: 100% ý kiến đồng ý. HT BTHH đảm bảo tính đa dạng: 100% ý kiến đồng ý. HT BTHH phù hợp với chương trình THPT: 100% đồng ý.
Sử dụng HT BTHH đã xây dựng phát triển NLKH của HS: 100% đồng ý. Mức độ phát triển NLKH cho HS khi sử dụng HT BTHH được xây dựng: a. Tốt: 87,1%. b. Khá: 12,9%. c. Trung bình: 0%. b. Thông qua kết quả bảng kiểm quan sát của GV và tự đánh giá của HS
Bảng 3.6: Kết quả đánh giá của GV về sự tiến bộ NLKH của HS qua bảng kiểm quan sát
Năng lực khoa học Kết quả điểm trung bình đạt được
Lớp TN Lớp ĐC 1. Phân tích được bài tập (phần dẫn và phần hỏi) 9,75 8,73
2. Tìm được từ khóa trong bài tập 9,55 8,12
3. Tìm được phương pháp giải quyết đặc trưng cho mỗi loại bài tập
9,22 8,27
96 quyết một vấn đề
5. Mô tả được các hiện tượng xảy ra 9,22 8,35
6. Giải thích được hiện tượng xảy ra 9,16 8,47
7. Dự đoán được hiện tượng xảy ra trong các trường hợp tương tự
8,87 7.72
8. Đưa ra kết luận hoặc nhận xét chung cho một vấn đề 9,04 8,25 9. Tìm ra các giải pháp ngắn gọn hơn để giải quyết
vấn đề
8,77 7,67
10. Có niềm tin và hứng thú đối với môn Hóa học 9,54 8,75
Bảng 3.7: Bảng kết quả tự đánh giá của HS về sự tiến bộ NLKH
Năng lực khoa học Kết quả điểm trung bình đạt được
Lớp TN Lớp ĐC
1. Hiểu ngôn ngữ Hóa học 9,78 9,25
2. Phát hiện vấn đề về Hóa học trong thực tiễn 9,02 8,24 3. Dự đoán các hiện tượng hóa học một cách khoa học 8,75 7,66
4. Vận dụng kiến thức để ủng hộ hoặc bác bỏ một vấn đề hóa học
8,56 7,23
5. Đề xuất cách giải quyết mới, ngắn gọn và hiệu quả hơn đối với một vấn đề đề khoa học thực tiễn
8,24 7,33
6. Liên kết các sự kiện, căn cứ để đưa ra kết luận 8,37 7,52 7. Biết lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch với những
nhiệm vụ xác định để đạt kết quả
8,25 7,14
8. Tăng thêm hiểu biết về thế giới tự nhiên, và môn Hóa học
8,76 7,22
9. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để đề xuất phương án giải quyết vấn đề hóa học trong thực tiễn.
97
10. Có niềm tin và hứng thú đối với môn Hóa học 9,33 8,07
Điểm trung bình đạt được ở các biểu hiện của NLKH ở lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC (bảng 3. 6 và bảng 3.7)
c. Thông qua kết quả bài kiểm tra
Dựa trên các kết quả TN sư phạm và thông qua việc xử lý các số liệu TN thu được, nhận thấy:
- Chất lượng của HS nhóm TN luôn cao hơn HS nhóm ĐC được thể hiện qua từng bài học, bài kiểm tra, thể hiện bằng các tỉ lệ như sau:
+ Tỉ lệ HS yếu kém và trung bình của nhóm TN thấp hơn nhóm ĐC, tỉ lệ HS đạt khá, giỏi của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC (bảng 3.4).
+ Đồ thị các đường lũy tích của nhóm TN nằm về bên phải và phía dưới của đồ thị các đường lũy tích của nhóm ĐC (hình 3.1 và 3.2).
+ Điểm trung bình cộng của nhóm TN cao hơn lớp ĐC (bảng 3.5).
- Hệ số biến thiên V của các nhóm TN nhỏ hơn các nhóm ĐC, chứng tỏ mức đ ộ phân tán quanh giá trị trung bình cộng của các nhóm TN nhỏ hơn, nghĩa là chất lượng của các nhóm TN đồng đều hơn so với các nhóm ĐC. Các giá trị V đều nhỏ hơn 30%, điều này cho thấy độ dao động đáng tin cậy (bảng 3.5)..
Xử lí số liệu bằng toán học trên phần mềm excel thu được giá trị của p và mức độ ảnh hưởng ES như bảng dưới đây:
Bảng 3.8: Bảng giá trị của p và mức độ ảnh hưởng ES
Trường – lớp Giá trị p Mức độ ảnh hưởng ES
THPT Chuyên Trần Phú
Lớp 11TN2 so với lớp 11TN1 0,0004 0,52
THPT Thái Phiên
Lớp 11A12 so với lớp 11A6 0,0001 0,58
Nhận xét:
- Thấy rằng 4 lớp TN ở cả 4 trường đều có giá trị p<0,05 nên sự khác biệt về điểm số giữa hai lớp TN và ĐC là có ý nghĩa.
- Mức độ ảnh hưởng ES của cả 4 trường đều lớn hơn 0,5 nên sự tác động của TN là ở mức độ trung bình, nghĩa là tác động mang lại ảnh hưởng ở mức độ trung bình.
98
Tiểu kết chương 3
Sau quá trình triển khai chúng tôi đã đạt được mục đích nghiên cứu; hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, tổ chức TN sư phạm theo đúng kế hoạch. Đó là tiến hành TNSP tại 2 trường THPT Chuyên Trần Phú và THPT Thái Phiên với 2 nhóm TN (90 HS) và 2 nhóm ĐC (91 HS) bằng việc sử dụng hệ thống BTHH xây dựng và triển khai dạy ở cả 2 chương theo 3 giáo án chúng tôi đã thiết kế. Chúng tôi đã tiến hành ra 2 đề kiểm tra của 2 chương. Kết quả TN được xử lý một cách chính xác khoa học, những kết luận rút ra từ việc đánh giá cho thấy kết quả TNSP đã xác nhận tính đúng đắn giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài.
99
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN CHUNG
Kết quả đánh giá của PISA năm 2012 cho thấy, Việt Nam đứng trong top 20 nước có điểm chuẩn trung bình cao: xếp thứ 8 về Khoa học (528 điểm), thứ 17 về Toán (511 điểm) và thứ 19 về Đọc hiểu (508 điểm). Kết quả đánh giá tuy chưa nói lên toàn diện hoạt động giáo dục ở Việt Nam, nhưng từ kết quả đó đã cho chúng ta thấy cần phải đổi mới giáo dục Việt Nam theo xu hướng chung của toàn thế giới.
Một trong những xu hướng vận động chung của nền giáo dục các nước tiên tiến là chuyển từ giáo dục định hướng nội dung sang giáo dục định hướng năng lực. NLKH là một trong những năng lực được đánh giá cao trong nền giáo dục hiện nay. Khả năng nắm vững, vận dụng nguồn kiến thức được tích lũy để giải thích thế giới tự nhiên là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học của GV và HS. Với tốc độ phát triển của khoa học kĩ thuật nhanh như ngày nay thì không có biện pháp dạy học nào tối ưu hơn phương pháp dạy cho người học cách tự học. Khác với quá trình học thụ động, khi chủ động tiếp nhận tri thức, người học luôn nghĩ đến tính thực tiễn và giá trị của tri thức đối với bản thân.
Chúng tôi đã thực hiện được mục đích, nhiệm vụ của đề tài, cụ thể đã đạt được một số kết quả sau đây:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về NLKH của HS thông qua quá trình dạy và học môn Hóa học bậc phổ thông.
- Điều tra, đánh giá thực trạng việc sử dụng bài tập và phát triển NLKH cho HS trong DHHH ở trường THPT thành phố Hải Phòng.
- Phân tích cấu trúc chương trình và nội dung chương trình hóa học phần phi kim lớp 11 (Nâng cao) THPT để đưa ra hệ thống kiến thức và kỹ năng, các bài tập và tình huống có liên quan đến thực tiễn, cuộc sống, môi trường xung quanh.
- Tuyển chọn, xây dựng HTBT phần phi kim - Hóa học 11 nâng cao (gồm 75 bài tập TNKQ và 65 bài tập TNTL, gợi ý cách giải các bài tập bao gồm cả TNKQ và tự luận theo nhiều mức độ: biết, hiểu, vận dụng và vận dụng sáng tạo) dùng để phát triển NLKH cho HS trường THPT.
100
- Đề xuất 4 nguyên tắc lựa chọn và qui trình 6 bước xây dựng BT phần phi kim - Hóa học 11 nâng cao để phát triển NLKH cho HS trường THPT.
- Đề xuất 4 biện pháp sử dụng hệ thống BTHH trong DHHH để hình thành, rèn luyện NLKH nhằm phát huy đựợc tính tích cực, tạo sự hứng thú say mê trong học tập cho HS THPT góp phần thực hiện đổi mới phương pháp DHHH trong nhà
trường phổ thông.
- Đã thiết kế được 3 bài soạn của chương trình hóa học vô cơ lớp 11 nâng cao. Mỗi bài soạn chúng tôi nhằm gợi ý cho GV phương án tổ chức hoạt động đa dạng của HS đạt được mục tiêu cơ bản của chương trình; cụ thể sử dụng các phương tiện dạy học tạo điều kiện cho HS khá, giỏi đạt được mục tiêu nâng cao. Bài soạn bám sát mục tiêu của chương trình và chi tiết hoá các hoạt động dạy học với định hướng tổ chức các hoạt động để HS tự lực nắm bắt kiến thức ở mức độ cơ bản nhất, đồng thời giới thiệu hệ thống bài tập, dự kiến những suy nghĩ và hoạt động của HS có thể xảy ra để GV tham khảo.
- Đã tiến hành TNSP tại 4 lớp thuộc 2 trường ở Hải Phòng đó là trường THPT Chuyên Trần Phú và trường THPT Thái Phiên. Đã chấm được trên 360 bài kiểm tra của HS - đây là một số lượng bài phù hợp để có thể có được những kết luận mang tính khách quan. Xử lí các số liệu TNSP bằng phương pháp thống kê toán học; phân tích kết quả TNSP để có được những kết luận mang tính chính xác, khoa học.
- Trao đổi, lấy ý kiến của các GV và một số HS tham gia các lớp TN để khẳng định tính thực tế, tính ứng dụng của đề tài.
Kết quả TNSP đã khẳng định các biện pháp được đề xuất và hệ thống BTHH được lựa chọn và xây dựng đã góp phần bồi dưỡng NLKH cho HS và qua đó nâng cao được kết quả học tập.
2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
Qua quá trình nghiên cứu đề tài và tiến hành TN, khi luận văn hoàn thành chúng tôi nghĩ đến những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính thực thi của đề tài, chúng tôi có một số đề nghị sau:
- Khuyến khích GV tự xây dựng HTBT có chất lượng tốt, phù hợp với kế hoạch dạy học của bản thân và phù hợp với các mức độ nhận thức và tư duy của
101
HS, để kích thích mọi đối tượng đều phải động não, nâng cao dần khả năng tư duy và hứng thú học tập.
- Tăng cường số lượng và chất lượng BTHH thực tiễn vào các SGK, sách bài tập, sách tham khảo cũng như trong các bài kiểm tra, các đề thi tốt nghiệp, đại học và thi tuyển HS giỏi.
- Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị khoa học, lớp tập huấn nhằm trang bị cho GV những kiến thức và kỹ năng để đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục nước nhà.
Do giới hạn về thời gian và trình độ nghiên cứu chưa nhiều, bản luận văn này chắc chắn không tránh khỏi còn nhiều điều khiếm khuyết. Chúng tôi xin chân thành mong đợi những lời nhận xét, góp ý, chỉ dẫn của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và các bạn để chúng tôi bổ sung và hoàn thiện thêm cho đề tài cũng như cho công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Thị Thiên An (2009), Hướng dẫn giải các dạng bài tập từ đề thi quốc gia,
Nhà xuất bản (Nxb) ĐHQG Hà Nội.
2. Hoàng Thị Bắc, Đặng Thị Oanh (2008), 10 phương pháp giải nhanh bài tập
trắc nghiệm hóa học, Nhà xuất bản Giáo dục (NXBGD), Hà Nội.
3. Đới Thị Bình, Cát Lợi Bình (2003), 800 mẹo vặt trong cuộc sống hàng ngày,
NXB Thanh Niên, Hà Nội.
4. Nguyễn Lăng Bình (Chủ biên), Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị
Thặng (2010), Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học, Nxb
ĐHSP, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), PISA và các dạng câu hỏi, NXBGD Việt Nam,
Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học (2007), Những vấn đề chung về
đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn Hóa học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học (2008), Hướng dẫn thực hiện
chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Hóa học lớp 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ (2010), Nghiên cứu khoa học sư phạm
ứng dụng, Nxb ĐHSP, Hà Nội.
9. Bộ giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học, Chương trình phát triển giáo dục trung
học (2010), Tài liệu tập huấn GV Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ
năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Hoá học cấp Trung học phổ thông.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án phát triển GV THPT và Trung cấp chuyên
nghiệp (2013), Tài liệu tập huấn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà
trường phổ thông (Lưu hành nội bộ).
11. Bộ giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học, Chương trình phát triển giáo dục
trung học (2014), Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định
hướng phát triển năng lực HS trong trường THPT. Môn Hóa học (lưu hành nội bộ).
12. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp DHHH ở trường phổ thông và Đại học.
103
13. Nguyễn Cương (Chủ biên), Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Nguyễn Mai Dung, Hoàng Văn Côi, Trần Trung Ninh, Nguyễn Đức Dũng
(2008), Thí nghiệm thực hành phương pháp DHHH (phương pháp DHHH – tập
III), Nxb ĐHSP, Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Cường (2005), Phát triển năng lực thông qua phương pháp và
phương tiện dạy học mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo dục
THPT, Tài liệu Hội thảo tập huấn.
15. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới
PPDH ở trường THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo dục THPT,
Tài liệu Hội thảo tập huấn.
16. Nguyễn Đức Dũng (2013), Đổi mới phương pháp DHHH ở trường phổ thông, Tập bài giảng cho học viên sau đại học, Trường ĐHSP Hà Nội.
17. Nguyễn Đức Dũng, Hoàng Đình Xuân (2013), “ Rèn luyện và phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trung học phổ thông qua hệ thống bài tập phần hóa
học hữu cơ có nội dung thực tiễn”, Tạp chí giáo dục, (7/2013), tr. 118-119 và 132. 18. Nguyễn Thị Hồng Gấm (2012), Phát triển năng lực sáng tạo cho sinh viên
thông qua dạy học phần hóa vô cơ và lí luận – phương pháp DHHH ở trường cao đẳng sư phạm, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
19. Cao Cự Giác (2010), BT lí thuyết và TN, tập 1-Hoá học vô cơ, NXBGD, Hà Nội.