Hệ thống bài tập chương “Nhóm nitơ”

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực khoa học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học phần phi kim hóa học 11 nâng cao (Trang 52)

- HÓA HỌC 11 NÂNG CAO

2.3.1.Hệ thống bài tập chương “Nhóm nitơ”

2.3.1.1. Hệ thống bài tập tự luận chương “Nhóm nitơ”

Câu 1: a. Thành phần chính của không khí gồm những chất khí nào? Hiện tượng nào cho biết N2 chiếm khoảng 81% thể tích không khí? Giải thích.

b. Sự sống của con người và động vật trên Trái Đất sẽ như thế nào nếu trong khí quyển chỉ có khí nitơ?

Câu 2: Tiến hành thí nghiệm sau: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NH3 vào hai ống nghiệm lần lượt: ống nghiệm (1) chứa dung dịch AlCl3 và ống nghiệm (2) chứa dung dịch CuCl2.

a. Nêu hiện tượng, giải thích.

b. Trong những phản ứng trên, NH3 thể hiện tính chất hóa học nào? c. Vì sao NH3 có những tính chất đó?

46 Câu 3: Phản ứng tổng hợp amoniac là :

3N2 + 3H2  2NH3 với H < 0

Để tăng hiệu suất điều chế amôniac người ta tiến hành phản ứng ở 400 – 5000C, dưới áp suất cao ( 500 – 1000 atm ) và dùng sắt hoạt hoá xúc tác. Hãy giải thích các điều kiện dùng để tổng hợp amoniac.

Câu 4: Hiện nay người ta sản xuất amoniac không từ nitơ và hiđro tinh khiết mà tiến hành sự chuyển hoá có xúc tác một hỗn hợp gồm không khí, hơi nước và khí thiên nhiên (có thành phần chính là metan).

Phản ứng điều chế hiđro: CH4 + 2H2O  CO2 + 4H2 (1) Phản ứng khử oxi để thu nitơ không khí: CH4 + 2O2  CO2 + 2H2O (2) Phản ứng tổng hợp amoniac: N2(khí) + 3H2(khí)  2NH3(khí) (3)

Để sản xuất một tấn khí amoniac cần lấy 841,7 m3 không khí (chứa 21,03% O2; 78,02% N2; còn lại là khí hiếm). Hỏi cần phải lấy bao nhiêu m3 khí metan và bao nhiêu m3 hơi nước để có đủ lượng hiđro và nitơ theo tỉ lệ 1:3 về thể tích dùng cho phản ứng tổng hợp amoniac. Giả thiết phản ứng (1) và (2) đều xảy ra hoàn toàn và các thể tích khí xét ở cùng điều kiện.

Câu 5: Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn, ô nhiểm vào ngày nắng nóng, người ta lại ngửi thấy mùi khai?

Câu 6: Một bạn dùng dung dịch amoni clorua để rửa khung xe đạp bị gỉ. Gỉ có hết hay không? Giải thích bằng PTHH? Việc làm đó có gây ô nhiễm không khí xung quanh hay không? Giải thích tại sao?

Câu 7: Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO42-, NH4+, NO3-. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau:

- Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (ở đktc) và 1,07 gam kết tủa.

- Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa. Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là bao nhiêu ? Biết quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi.

Câu 8: Sau khi phân tích mẫu nước rác tại bãi chôn lấp rác thu được kết quả sau: Các chỉ tiêu Hàm lượng ở nước rác Tiêu chuẩn cho phép pH 7,71 – 7,88 5,50 – 9,00

47

NH4+ (mg/lít) 22,3 - 200 1,0 CN – (mg/lít) 0,012 0,100

Như vậy là hàm lượng ion amoni (NH4+) trong nước rác quá cao so với tiêu chuẩn cho phép nên cần được xử lí. Phương pháp thường được sử dụng là chuyển ion amoni thành amoniac rồi chuyển tiếp thành nitơ không độc thải ra môi trường.

Viết các PTHH của quá trình chuyển hoá nói trên.

Câu 9: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế amoniac từ amoni clorua rắn và canxi hiđroxit rắn. Nêu phương pháp thu khí. Giải thích ngắn gọn và cho biết làm thế nào để biết khí amoniac đã đầy ống nghiệm?

Câu 10: Một lượng nhỏ khí clo có thể làm nhiễm bẩn không khí trong phòng thí nghiệm. Hãy tìm cách để loại bỏ lượng khí clo đó.

Câu 11: Theo tính chất vật lí, axit nitric là chất lỏng không màu. Nhưng trong các phòng thí nghiệm, dung dịch axit nitric dù loãng đôi khi vẫn có màu vàng nhạt. Em hãy giải thích hiện tượng này.

Câu 12: Trong phòng thí nghiệm có lọ chứa dung dịch axit nitric 67% (d = 1,4 g/ml), một bạn muốn pha chế thành các dung dịch axit nitric 15M, 10M, 1M. Bạn đó có pha chế được không? Nếu pha chế được thì bạn đó phải làm như thế nào?

Câu 13: Các kết quả phân tích cho thấy nước mưa thường có pH  5,6 (có tính axit nhẹ). Nước mưa trong các trận mưa axit có pH = 2 hoặc thậm chí nhỏ hơn nữa.

a. Dựa vào phản ứng hoá học đã biết hãy giải thích các trường hợp trên. Biết mưa axit xảy ra khi có thêm các yếu tố:

- Nhiều sấm sét hơn bình thường.

- Trong không khí có nhiều chất khí gây ra môi trường axit khi hợp nước như lưu huỳnh đioxit, hiđrosunfua, hiđro clorua…

48 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Kể một vài thiệt hại mà mưa axit gây ra và một số hoạt động của con người đã gây ra mưa axit?

Câu 14: Kết quả kiểm tra một số mẫu nước mưa vào đầu mùa mưa của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường năm 2010 cho thấy:

Trạm pH

Biên Hòa 5,2

Bình Chánh 6,5

Nhà Bè 6,6

a. Chất lượng của những mẫu nước mưa trên có ảnh hưởng gì đến đời sống và sản xuất không?

b. Mẫu nước mưa tại trạm ở Biên Hòa cho thấy mức độ mưa axit lớn. Theo em nguyên nhân gây ra tình trạng đó là gì? Em hãy cho biết một số biện pháp khắc phục.

Câu 15: Thuốc nổ đen được người Trung Quốc và Việt Nam sử dụng từ nhiều thế kỉ trước khi người Châu Âu biết đến thuốc nổ. Hãy nêu thành phần, phản ứng hóa học chủ yếu và tác dụng của thuốc nổ đen. Giải thích ý nghĩa của Công thức kinh nghiệm: “Nhứt đồng thán, bán đồng than, lục đồng diêm”.

Câu 16: Bé An (5 tuổi) rất thích ăn xúc xích. Hầu như bữa nào bé cũng ăn xúc xích thay thịt cá trong suốt thời gian dài. Bé khá thấp còi so với bạn cùng tuổi, da xanh và tóc mọc lơ thơ. Đây là vỏ bao bì một loại xúc xích mà bé hay ăn:

Câu hỏi 16.a. Trên bao bì cho thấy chất bảo quản được sử dụng chất bảo quản 251. Chất bảo quản 251 là

49

Câu hỏi 16.b. Kể ra 2 nguyên nhân khiến xúc xích không thích hợp để làm thực phẩm hàng ngày.

Câu hỏi 16.c. Mẹ bé An cho rằng, trong xương động vật, nguyên tố canxi và photpho tồn tại chủ yếu dưới dạng Ca3(PO4)2, ninh xương lấy nước để nấu cháo cho trẻ giúp trẻ tăng trưởng về chiều cao. Quan điểm của em như thế nào về vấn đề này? Câu 17: Có các thí nghiệm sau:

-Thí nghiệm 1: Cho một mảnh đồng nhỏ vào ống nghiệm chứa dung dịch kali nitrat thì không thấy hiện tượng gì xảy ra.

-Thí nghiệm 2: Cho một mảnh đồng nhỏ vào ống nghiệm chứa dung dịch kali nitrat rồi nhỏ vài giọt dung dịch axit sunfuric và đậy nút bông lại, lắc đều.

a. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm 2. Viết PTHH nếu có? b. Cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn khi làm thí nghiệm 2?

c. Nút bông cần được tẩm hoá chất gì để không gây ô nhiễm môi trường?

d. Dung dịch thải sau khi kết thúc thí nghiệm cần được xử lí như thế nào để giảm thiểu việc gây ô nhiễm môi trường?

Câu 18: Thực hiện hai thí nghiệm :

- Thí nghiệm 1: Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít NO.

- Thí nghiệm 2: Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5 M thoát ra V2 lít NO.

Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Tính tỉ lệ V1:V2.

Câu 19: Một kim loại M chưa biết tên. Nung 37,6 gam muối nitrat của kim loại M đến khối luợng không đổi thu được 16 gam chất rắn là oxit duy nhất và hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với H2 bằng 21,6.

a. Xác định muối nitrat.

b. Lấy 12,8 gam kim loại M tác dụng với 100ml hỗn hợp HNO3 1M, HCl 2M, H2SO4 1M thì thu được bao nhiêu lít NO (đktc)?

Câu 20: Trong thành phần của vỏ bao diêm thường có photpho; ở đầu que diêm thường có lưu huỳnh và kali clorat.

a. Trong thuốc diêm, người ta dùng photpho trắng hay photpho đỏ? Vì sao? R

R R R

R R (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

R R R R

50

b. Viết PTHH của photpho với kali clorat khi quẹt diêm? Vì sao khi quẹt que diêm

trong bóng tối ta lại nhìn thấy một vệt sáng ở vỏ bao diêm. Câu 21: Trong thành phần của một loại thuốc chuột có 20% kẽm photphua.

Vai trò của kẽm photphua trong việc diệt chuột như thế nào?

Câu 22: Vào mùa hè, ở những khu nghĩa địa hoặc bãi rác có nhiều xác động vật thường có hiện tượng “ma trơi”. Giải thích hiện tượng đó.

Câu 23: Khi thuỷ phân một loại đất đèn chứa tạp chất canxi photphua (Ca3P2) người ta thu được hỗn hợp khí có mùi rất khó chịu.

a. Viết PTHH thuỷ phân loại đất đèn nói trên và cho biết chất gì gây mùi của hỗn hợp khí?

b. Phân tích hỗn hợp khí thu được khi thuỷ phân 3kg đất đèn nói trên người ta xác định được trong đó có 1,12 cm3 photphin (đo ở đktc). Hãy tính phần trăm tạp chất canxi photphua có trong loại đất đèn đó?

Câu 24: Trong 13 loại dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng thì đạm đứng vị trí hàng đầu về lượng hấp thụ với tầm quan trọng cao nhất, chiếm 2-3% tổng vật chất khô của cây trồng. Mỗi năm, cả nước sử dụng trên 2 triệu tấn đạm urê. Tuy nhiên đây lại là loại phân bón dễ thất thoát, khiến lượng đạm cây trồng hấp thụ được chỉ từ 30- 40% lượng cung cấp. Việc sử dụng phân đạm sao cho hiệu quả, tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường là quan tâm hàng đầu của tất cả bà con nông dân.

Câu hỏi 24.a.. Nguyên tố nitơ có tác dụng là

*A. tăng trưởng lá cây và tinh bột trong ngũ cốc. B. kích thích bộ rễ phát triển và hoa quả chín sớm.

51

D. giúp cây hấp thụ được nhiều đạm hơn, tạo nhiều chất bột, đường và chất dầu. Câu hỏi 24.b. Nguyên nhân phân đạm ảnh hưởng lớn đến môi trường khi bị lạm dụng quá nhu cầu của cây trồng là

*A. sản sinh ra các oxit nitơ, là tác nhân thứ 2 – sau CO2 - gây ra hiệu ứng nhà kính và phá hủy tầng ozon.

B. dư nitơ làm cho lá cây xanh đậm, phát triển mất cân đối so với các bộ phận khác. C. sự giảm hoạt động của các vi khuẩn cố định đạm sống ở rễ cây họ đậu. D. cây xanh tăng cường đồng hóa nitơ chuyển hóa thành protein thực vật. Câu hỏi 24.c. Liệt kê 2 nguyên nhân làm cho urê được sử dụng rộng rãi hơn so với phân đạm amoni (NH4Cl, NH4NO3…) và đạm nitrat (NaNO3, Ca(NO3)2…

Câu hỏi 24.d. Liệt kê 2 nguyên nhân làm cho urê dễ bị thất thoát. Từ đó đưa ra những biện pháp sử dụng urê cho hiệu quả.

Câu 25: Viết các PTHH có thể điều chế phân đạm amoni nitrat từ không khí và nước. Theo em, trong quá trình sản xuất này sẽ gặp phải những khó khăn gì? Trong thực tế hiện nay, người ta sản xuất phân đạm amoni nitrat từ nguồn nguyên liệu nào? Viết sơ đồ điều chế?

Câu 26: Tính khối lượng canxi đihiđrophotphat sản xuất được bằng cách cho axit photphoric tác dụng với canxi photphat. Biết khối lượng canxi photphat đã dùng là 9,3 tấn và sự hao hụt sản phẩm trong quá trình sản xuất là 10%.

Câu 27: Quặng apatit ở Lào Cai chủ yếu được sử dụng cho ngành công nghiệp sản xuất phân bón chứa lân ở nước ta. Mỏ apatit Lào Cai có chiều dày 200m, rộng từ 1– 4 km chạy dài 100 km nằm trong địa phận Việt Nam, từ Bảo Hà ở phía Đông Nam đến Bát Xát ở phía Bắc, giáp biên giới Trung Quốc.

Theo em quá trình khai thác quặng apatit đem lại những lợi ích và tác hại gì? Câu 28: Supephotphat đơn được điều chế từ một loại bột quặng có chứa 73,0% Ca3(PO4)2, 26,0% CaCO3 và 1,0% SiO2.

a) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 65,0% đủ để tác dụng với 100,0 kg bột quặng đó.

b) Supephotphat đơn thu được gồm những chất nào? Tính tỉ lệ % P2O5 trong loại supephotphat đơn trên.

52

bếp thích hợp để bón cho vùng đất chua hay đất mặn? Vì sao?

Câu 30: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các loại phân bón ở dạng tinh thể rắn sau: kali nitrat, amoni sunfat, supephotphat kép.

Câu 31: Tỉ lệ khối lượng các nguyên tố dinh dưỡng cần bón cho đất tuỳ thuộc vào từng loại đất và giai đoạn sinh trưởng của cây. Trong một trường hợp cụ thể, cán bộ nông nghiệp hướng dẫn nên bón theo tỉ lệ mN : mP : mK = 10: 8 : 6. Bạn đang có các loại phân amoni sunfat, canxi đihiđrophotphat, kali clorua. Bạn phải trộn chúng theo tỉ lệ nào để đảm bảo đúng hướng dẫn?

Câu 32: Theo sự điều tra của các nhà khoa học thì đa số đất Việt Nam là đất chua. Đất chua tập trung nhiều ở vùng đồi núi.

a. Vì sao đất ở vùng đồi núi lại hay bị chua?

b. Để làm giảm độ chua của đất người ta phải làm gì? Hãy chọn những giải pháp mà em cho là đúng trong những giải pháp sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Trồng cây phủ kín các đồi núi.

2. Bón phân lân tự nhiên trước khi trồng cây. 3. Bón vôi trước khi trồng cây.

4. Bón tro bếp (có K2CO3) trước khi trồng cây.

Câu 33: Theo em, thời điểm nào sau đây là thích hợp nhất để bón phân ure cho lúa? Vì sao?

1. Buổi sáng sớm sương còn đọng trên lá lúa. 2. Buổi trưa nắng.

3. Buổi chiều tối mặt trời vừa lặn.

Câu 34: Cùng một giống cây được trồng trên những vùng đất có tính chất khác nhau thì cần phải lựa chọn những loại phân bón khác nhau.

Trên vùng đất A (có pH = 4,5 – 5,5) và vùng đất B ( có pH = 5,5 – 6,5) cùng được trồng khoai tây ( thích hợp trồng trên vùng đất có pH = 5,0 – 6,5).

Trong các loại phân bón cho dưới đây, loại nào thích hợp để bón cho khoai tây trồng trên vùng đất A, B? Vì sao?

1. canxi nitrat 2. amonisunfat 3. Ure 4. supephôtphat đơn 5. supephôtphat kép

53

Câu 35: Lập sơ đồ tư duy tổng kết nội dung kiến thức chương “Nhóm nitơ”.

2.3.1.2. Hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan chương “Nhóm nitơ”

Câu 1. Trong công nghiệp, nitơ được điều chế bằng cách A. dùng than nóng đỏ tác dụng hết oxi của không khí.

B. dùng đồng để oxi hoá hết oxi của không khí ở nhiệt độ cao. *C. hoá lỏng không khí rồi chưng cất phân đoạn.

D. dùng hiđro tác dụng hết với oxi ở nhiệt độ cao rồi hạ nhiệt độ để nước ngưng tụ. Câu 2. Đây là một loại khí thường được dùng trong y học, khi dùng với oxy sẽ có tác dụng giảm đau và vô cảm nhẹ tại vị trí bị chấn thương hay trong các thủ thuật răng, sinh nở và tiểu phẫu. Khi hít vào bệnh nhân thấy cơ thể và tinh thần thư giãn, không lo lắng, có cảm giác hưng phấn, gây cười. Khí đó là

A. CO2. *B. N2O. C. NO. D. NO2. Câu 3. Khí NH3 tan nhiều trong nước vì

A. là chất khí ở điều kiện thường. *B. có liên kết hiđro với nước. C. NH3 có phân tử khối nhỏ.

D. NH3 tác dụng với nước tạo ra môi trường bazơ. Câu 4. Chất có thể dùng để làm khô khí NH3 là

A. H2SO4 đặc. B. P2O5. C. CuSO4 khan. *D. KOH rắn. Câu 5. Thành phần của dung dịch NH3 gồm

A. NH3, H2O. B. NH4+, OH-.

C. NH3, NH4+, OH-. *D. NH4+, OH-, H2O, NH3. Câu 6. Khi đốt khí NH3 trong khí clo, khói trắng bay ra là

*A. NH4Cl. B. HCl. C. N2. D. Cl2.

Câu 7. Dung dịch NH3 có thể hoà tan Zn(OH)2 là do A. Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính.

B. Zn(OH)2 là một bazơ ít tan.

*C. Zn(OH)2 có khả năng tạo thành với NH3 phức chất tan. D. NH3 là một hợp chất có cực và là một bazơ yếu.

Câu 8. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 cho tới dư, hiện tượng quan sát được là

54

A. xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt, lượng kết tủa tăng đến không đổi.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực khoa học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học phần phi kim hóa học 11 nâng cao (Trang 52)