Kế hoạch bài dạy học 1 Bài dạy nghiên cứu kiến thức mới (dạy học theo dự

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực khoa học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học phần phi kim hóa học 11 nâng cao (Trang 82 - 87)

- HÓA HỌC 11 NÂNG CAO

2.5.1.Kế hoạch bài dạy học 1 Bài dạy nghiên cứu kiến thức mới (dạy học theo dự

dự án)

Hợp chất của cacbon kết hợp với biến đổi khí hậu (Bài 21. Hợp chất của cacbon)

I. Mục tiêu 1. Kiến thức :

Hs biết :

- Cấu tạo của phân tử CO và CO2

- Tính chất vật lý và hóa học của CO và CO2

- Các phương pháp điều chế và ứng dụng của CO và CO2

- Tính chất vật lý và hóa học của axit cacbonic và muối cacbonat

Hs hiểu :

- CO có tính khử mạnh khi ở nhiệt độ cao - CO2 là một oxit axit và có tính oxi hoá yếu

- Tính tan, phản ứng trao đổi ion của muối cacbonat 2. Kỹ năng :

- Vận dụng kiến thức để giải thích các tính chất và ứng dụng của các oxit của cacbon, muối cacbonat

- Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập lí thuyết về tính toán có liên quan

- Biết thu tập thông tin từ : kiến thức đã học , từ sgk để rút ra kiến thức mới về tính chất vật lí , tính chất hoá học,ứng dụng và điều chế một số hợp chất của cacbon

- Viết các phương trình phản ứng hoá học và xác định vai trò chất khử hoặc chất oxi hoá … để chứng minh tính chất của chất

3. Tình cảm, thái độ

- Có ý thức bảo vệ môi trường không khí, hạn chế không thải CO, CO2 vào khí quyển

- Tìm hiểu nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, hậu quả, phương hướng giải quyết

- Tuyên truyền, vận động phương pháp bảo vệ bầu khí quyển 4. Trọng tâm:

76

- Biết cấu tạo phân tử của CO, CO2, các tính chất vật lý, hóa học, ứng dụng và phương pháp điều chế hai oxit này

- Biết tính chất hóa học của axit cacbonic và muối cacbonat 5. Ý nghĩa của dự án

Cung cấp cho học sinh kiến thức về tính chất vật lý, hóa học, ứng dụng, điều chế một số hợp chất của cacbon: CO, CO2, H2CO3 và muối cacbonat.

Học sinh tìm hiểu về các hợp chất đã học đặc biệt là CO, CO2, chất gây ô nhiễm môi trường và chất là nguyên nhân phát sinh hiệu ứng nhà kính, hậu quả nó gây ra với sự biến đổi khí hậu toàn cầu.

Học sinh biết được cách hạn chế các nguồn phát thải từ đó có ý thức bảo vệ, tuyên truyền bảo vệ môi trường sống.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Hóa chất: Đá vôi, bột đá vôi, dung dịch HCl, dung dịch nước vôi trong. - Dụng cụ: ống nghiệm, cốc thủy tinh, giá sắt, kẹp gỗ, đèn cồn,…

- Phân công thực hiện dự án cho các nhóm HS trong lớp từ bài đầu tiên chương 3. 2. Chuẩn bị của học sinh

- Các nhóm đã được phân công thực hiện các dự án chuẩn bị trình bày sản phẩm của nhóm dưới dạng các ấn phẩm, các mẫu vật, bài thuyết trình.

Bao gồm 3 dự án nhỏ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dự án 1: “ Khí CO – Chất đốt công nghiệp”

Dự án 2: “Khí CO2 - Có ích hay có hại với sinh vật”

Dự án 3: “Tính chất và ứng dụng của muối cacbonat, muối hiđrocacbonat”

Dự án 1: “ Khí CO – Chất đốt công nghiệp”

Mục tiêu của dự án

* Về kiến thức:

- Cấu tạo của phân tử CO.

- Tính chất vật lý và hóa học của CO.

- Các phương pháp điều chế và ứng dụng của CO. - CO có tính khử mạnh khi ở nhiệt độ cao.

* Về kĩ năng:

77 các oxit của cacbon , H2CO3

- Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập lí thuyết về tính toán có liên quan .

* Về thái độ tình cảm:

- Có ý thức bảo vệ môi trường không khí, hạn chế không thải CO vào khí quyển.

Câu hỏi nội dung:

Nêu tính chất của khí CO? Khí CO có ứng dụng và phương pháp điều chế như thế nào?

Bộ câu hỏi định hướng

Khí CO phát tán vào trong không khí do những nguồn nào? Chúng ta cần tiến hành những biện pháp nào để xử lý khi có người nhiễm độc khí CO trong phòng kín?

Vì sao khí CO được sử dụng như một loại chất đốt công nghiệp? Nêu phương pháp điều chế khí CO trong công nghiệp.

Tài liệu tham khảo

- Kiến thức sách giáo khoa hoá học lớp 11, chương 3. - Các loại sách báo có nội dung về vấn đề khí CO. - Một số tư liệu do GV cung cấp.

- Các phần mềm hoá học, từ điển hoá học…

- Các trang Web: http:// www.google, http:// www.vinasek...:

Phương pháp thực hiện

Các nhóm tiến hành họp, lên kế hoạch, phân công công việc cho tất cả các thành viên.

- Dự án cần hoàn thành:

+ Bài trình diễn đa phương tiện (trình bày trên hệ soạn thảo Microsoft Powerpoint).

Yêu cầu: trả lời được hết các câu hỏi nội dung, hình ảnh sinh động, nội dung lôi cuốn, có trọng tâm…

- GV sẽ kiểm tra tiến độ thực hiện dự án của nhóm và có hỗ trợ kịp thời (chuyên môn và một số kĩ năng tin học).

78 Mục tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Về kiến thức:

- Cấu tạo của phân tử CO2.

- Tính chất vật lý và hóa học của CO2 .

- Các phương pháp điều chế và ứng dụng của CO2. - CO2 là một oxit axit và có tính oxi hoá yếu * Về kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức để giải thích các tính chất và ứng dụng của CO2.

* Về tình cảm, thái độ:

- Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập lí thuyết về tính toán có liên quan .

- Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập lí thuyết về tính toán có liên quan .

* Về thái độ tình cảm:

- Có ý thức bảo vệ môi trường không khí, hạn chế không thải CO2 vào khí quyển.

Câu hỏi nội dung:

Khí CO2 có lợi hay có hại với sinh vật trên Trái Đất?

Bộ câu hỏi định hướng

- Nêu tính Đặc điểm cấu tạo của CO2. - Nêu TCVL, TCHH của CO2.

- CO2 trong khí quyển có vai trò như thế nào đến sự sống của sinh vật trên Trái Đất?

- Nêu những nguồn phát tán khí CO2 vào bầu khí quyển.

- Tại một số nước phát triển, có các ý tưởng về việc thu hồi và lưu trữ khí CO2. Hãy nêu quan điểm đánh giá của em về ý tưởng này.

Tài liệu tham khảo Tương tự như dự án về dự án 1. Phương pháp tiến hành Tương tự như dự án về dự án 1.

79

Dự án 3: “Tính chất và ứng dụng của muối cacbonat, muối hiđrocacbonat”

Mục tiêu

* Về kiến thức:

- Tính chất vật lý và hóa học của axit cacbonic và muối cacbonat - Tính tan, phản ứng trao đổi ion của muối cacbonat * Về kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức để giải thích các tính chất và ứng dụng của các oxit của cacbon , H2CO3 muối cacbonat

- Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập lí thuyết về tính toán có liên quan * Về tình cảm, thái độ (tương tự như dự án 1)

Câu hỏi nội dung:

Nêu ứng dụng của các muối cacbonat trong đời sống và trong công nghiệp

Bộ câu hỏi định hướng

- Nêu tính tan của các muối cacbonat.

- Đá vôi được khai thác và sử dụng như thế nào trong thực tiễn? - Quan sát một số làng đá tại An Lão, Thủy Nguyên (thuộc thành phố Hải Phòng) và cho biết những vấn đề môi trường nào đang đặt ra cho những làng đá này? Tài liệu tham khảo Tương tự như dự án 1 Phương pháp tiến hành Tương tự như dự án 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

III. Phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học dự án; đàm thoại nêu vấn đề; sử dụng phương tiện trực quan. IV. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt đông 1: Thí nghiệm GV tiến hành thí nghiệm đá vôi tác dụng dung dịch HCl và thử tính chất của khí

80

sơ lược về tính chất vật lý, tính chất hóa học của CO2, muối CaCO3, Ca(HCO3)2. Hoạt động 2: I. Cacbon monoxit

GV chỉnh lí, bổ sung và nhấn mạnh các nội dung chính.

- Nhóm HS trình bày dự án.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 3: II. Cacbon đioxit

GV chỉnh lí, bổ sung và nhấn mạnh các nội dung chính.

- Nhóm HS trình bày dự án.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 4: III. Axit cacbonic và muối cabonat

GV chỉnh lí, bổ sung và nhấn mạnh các nội dung chính.

- Nhóm HS trình bày dự án.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 5: Củng cố bài (7 phút)

(GV lấy bộ giá có sẵn 3 ống nghiệm đựng các dung dịch không màu.)

Bài 1: Có 3 dung dịch không màu mất nhãn sau: NaCl, NaHCO3, Na2CO3. Hãy thực hiện các thao tác để nhận biết 3 dung dịch trên.

Bài 2: Thổi một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm FeO, Al2O3, CuO và Fe2O3 nung nóng thu được 2,5 gam chất rắn. Toàn bộ khí thoát ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, tạo thành 15 gam kết tủa. Tìm khối lượng của hỗn hợp oxit ban đầu.

Hoạt động 6: (2 phút)

GV cùng HS nhận xét về phần chuẩn bị và trình bày dự án của các nhóm. Đánh giá sản phẩm của các nhóm, hoạt động của các thành viên trong từng nhóm. Dựa vào phiếu đánh giá hoạt động nhóm, GV cho điểm các thành viên trong nhóm

V. Dặn dò

- Bài tập về nhà: Làm các BT trong SGK.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực khoa học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học phần phi kim hóa học 11 nâng cao (Trang 82 - 87)