Các dấu hiệu của vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn quy định biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Luật Kiểm toán Nhà nước (Trang 56)

6. Kết cấu của đề tà

1.1.1.2. Các dấu hiệu của vi phạm hành chính

Cũng t−ơng tự nh− bất kỳ loại vi phạm pháp luật nào, các dấu hiệu pháp lý của vi phạm hành chính thể hiện ở 4 yếu tố: mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan và khách thể.

a. Dấu hiệu trong mặt khách quan

Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm hành chính là hành vi vi phạm hành chính. Nói cách khác, hành vi mà tổ chức, cá nhân thực hiện là hành vi vi phạm pháp luật của nhà n−ớc và bị pháp luật hành chính ngăn cấm. Việc bị ngăn cấm thể hiện rõ ràng trong các văn bản pháp luật quy định về xử phạt hành chính, theo đó, những hành vi này bao giờ cũng bị pháp luật quy định là sẽ bị xử phạt bằng các hình thức, biện pháp xử phạt hành chính.

b. Dấu hiệu trong mặt chủ quan

Dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính là dấu hiệu lỗi của chủ thể vi phạm. Vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi, thể hiện d−ới hình thức vô ý hoặc cố ý, nói cách khác, ng−ời thực hiện hành vi này phải trong trạng thái có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình nh−ng đã vô tình, hoặc thiếu thận trọng mà không nhận thức đ−ợc điều đó hoặc nhận thức đ−ợc nh−ng vẫn cố tình thực hiện vi phạm.

c. Dấu hiệu của chủ thể

Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính.

- Cá nhân là chủ thể vi phạm hành chính bao gồm: ng−ời từ đủ 14 tuổi đến d−ới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành chính trong tr−ờng hợp thực hiện với lỗi cố ý; ng−ời từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của vi phạm hành chính trong mọi tr−ờng hợp.

- Tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính bao gồm: Các cơ quan nhà n−ớc, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực l−ợng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác có t− cách pháp nhân theo quy định của pháp luật.

d. Dấu hiệu về khách thể

Vi phạm hành chính cũng nh− mọi vi phạm pháp luật khác đều xâm hại đến các quan hệ xã hội đ−ợc pháp luật bảo vệ. Vi phạm hành chính là hành vi trái với các quy định của pháp luật về quản lý nhà n−ớc trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội đã đ−ợc quy định trong các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn quy định biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Luật Kiểm toán Nhà nước (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)