Khái quát về đề tài và chủ đề trong các tác phẩm văn học dân gian

Một phần của tài liệu NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NÔM BÌNH DÂN (Trang 26 - 31)

Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với Truyện Nôm bình dân trên phương diện nội dung

2.1.2 Khái quát về đề tài và chủ đề trong các tác phẩm văn học dân gian

Văn học dân gian là một bộ phận văn học lớn của nền văn học Việt Nam bao gồm rất nhiều thể loại khác nhau, phản ánh chân thực và sâu sắc đời sống lao động, tình cảm của nhân dân qua nhiều thế hệ. Chúng ta có thể hình dung thậm chí khơi dựng lại những nét đẹp văn hóa xa xưa chính là nhờ một phần ở những tác phẩm văn học này. Chính vì sự đa dạng trong thể loại, trong cách thể hiện nên đề tài và chủ đề trong văn học dân gian khá đa dạng và phong phú nhằm bao quát trọn vẹn đời sống xã hội. Có thể nói, bất cứ điều gì có trong đời sống xã hội đều được bước vào văn học dân gian, đều được thể hiện trong các tác phẩm của quần chúng nhân dân lao động. Trong hệ thống đề tài, chủ đề phong phú và rộng lớn ấy có thể thấy nổi bật lên một số đề tài và chủ đề tiêu

biểu. Ở đây chúng tôi muốn nói tới hai đề tài và chủ đề nổi bật đó là đề tài về xã hội với chủ đề đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội và đề tài về người phụ nữ với chủ đề khẳng định vẻ đẹp hình thức, phẩm chất và đồng cảm với vận mệnh, cuộc sống người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Đây là hai nguồn đề tài và chủ đề nổi bật của văn học dân gian, đặc biệt là của ca dao và truyện cổ tích đã được Truyện nôm bình dân tiếp thu một cách trọn vẹn.

Viết về hiện thực xã hội với nội dung chủ đề đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội là mảng chủ đề được thể hiện khá sâu sắc trong văn học dân gian. Văn học dân gian là tiếng nói của tầng lớp bình dân, họ là người hơn ai hết thấu hiểu và chịu đựng những áp bức, bất công trong xã hội khi đã bắt đầu có sự phân chia giai cấp. Ca dao phản ánh rất nhiều về tầng lớp thống trị, có khi là phê phán trực tiếp:

Con ơi nhớ lấy câu này

Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan

Hình ảnh quan lại được khắc họa sắc nét, hài hước qua những bài ca dao trào phúng:

Ban ngày quan lớn như thần Ban đêm quan lớn tần ngần như ma

Ca dao vạch trần bộ mặt dâm ô với dục vọng tầm thường của tầng lớp thống trị:

Em là con gái đồng trinh Em đi bán rượu qua dinh ông Nghè

Ông nghè cho lính ra ve Trăm lạy ông nghè tôi đã có con

Có con thì mặc có con

Thắt lưng cho giòn mà lấy chống quan

Ca dao chỉ ra quy luật bất công tồn tại suốt nhiều thế hệ:

Con vua thì lại làm vua Con sãi ở chùa thì quét lá đa

được thể hiện rõ nét. Thời đại cổ tích ra đời, ý thức của con người đã ở một bước phát triển mới, mâu thuẫn trong xã hội diễn ra gay gắt. Chính vì thế các tác giả dân gian đã tập trung phản ánh những mâu thuẫn này. Tiếng nói đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội trong truyện cổ tích chủ yếu được thể hiện qua mối quan hệ giữa kẻ giàu, người nghèo giữa tầng lớp thống trị và bị trị. Trong truyện

Cây tre trăm đốt, phú ông lừa anh Khoai ở đợ không công cho nhà mình suốt ba năm với lời hứa gả con gái cho nhưng thực chất là một cách bóc lột sức lao động của những người nông dân thấp cổ bé họng…Tiếng nói đấu tranh xã hội, đấu tranh giai cấp còn được thể hiện khá nhiều trong các tác phẩm văn học dân gian thuộc thể loại truyện cười hay truyện ngụ ngôn. Đây chính là cách để người nông dân hiền lành, chất phác thể hiện sự căm phẫn với giai cấp thống trị và cũng là cách để họ thể hiện quan niệm ở hiền gặp lành, ác giả ác báo và gửi gắm ước mơ khát vọng về một xã hội công bằng và công lý trong xã hội được thực hiện.

Là hình ảnh hội tụ đầy đủ những vẻ đẹp hình thức và vẻ đẹp tâm hồn, người phụ nữ là nguồn đề tài và cảm hứng bất tận cho thơ ca. Một trong những đặc sắc của văn học dân gian cũng được thể hiện qua mảng tác phẩm viết về người phụ nữ. Ngay từ buổi bình minh sơ khai của lịch sử, trong những tác phẩm thần thoại nguyên thủy, bên cạnh hình ảnh thần trụ trời cao lớn, khổng lồ chúng ta còn thấy hình ảnh bà Nữ oa đội đá vá trời. Nhìn thấy cảnh trụ trời bị gãy, nước của thiên hà rơi xuống trần gian, Nữ Oa thương tâm không nỡ để nhân dân rơi vào cảnh cực khổ. Bà đã bay khắp nơi tìm đá và luyện ra 36501 viên đá ngũ sắc để vá lại trời. Hình tượng Nữ Oa đã cho thấy trong văn học dân gian ngay từ những buổi đầu sơ khai đã rất tôn trọng và đề cao người phụ nữ. Đến với truyền thuyết, dân gian lại ghi dấu ấn của mẹ Âu Cơ – người sinh ra bọc trăm trứng nở ra trăm con, tạo ra giống nòi người Việt. Sau khi chia 50 người con lên núi, 50 người con xuống biển, mẹ Âu Cơ dừng chân ở quê hương Hiền Lương, dạy dân cấy hái, nuôi tằm, dệt vải rồi sau đó mẹ bay về trời để lại trong lòng muôn dân đất Việt bao niềm ngưỡng vọng. Khác với thần thoại và truyền thuyết, cổ tích cũng viết nhiều về người phụ nữ nhưng bên cạnh việc đề cao vẻ

đẹp ngoại hình, phẩm chất, cổ tích còn khắc họa tinh thần đấu tranh bảo vệ hạnh phúc của họ. Cô Tấm bao nhiêu lần bị hãm hại là bấy nhiêu lần hóa thân để chiến thắng những âm mưu thâm độc của mẹ con Cám, dành lấy hạnh phúc cho mình. Nàng em út trong Sọ Dừa đã bị chính hai chị của mình hãm hại nhưng bằng sự can đảm và tình yêu đã vượt qua những ngày lênh đênh trên biển, những ngày một mình giữa đảo hoang đề chờ ngày được chồng đón về. Trong văn học dân gian, có lẽ ca dao là thể loại viết nhiều, viết hay, viết sâu sắc nhất về người phụ nữ. Người phụ nữ trong ca dao được khắc họa với một thân phận nhỏ bé, hèn mọn, không được tự quyết định cuộc đời và số phận của mình. Người may mắn thì được sống hạnh phúc, nhưng phần lớn là phải chịu bất hạnh, cay đắng. Ca dao có một loạt bài được bắt đầu bằng môtip thân em, thân em như. Người phụ nữ tự ví mình như dải lụa đào, hạt mưa, chiếc chổi, cơm nguội, miếng cau khô, con hạc…

Thân em như dải lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Thân em như miếng cau khô

Người thanh tham mỏng người thô tham dày Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân

Ca dao còn viết về người phụ nữ với những hoàn cảnh éo le, trớ trêu cười ra nước mắt “Chồng thấp vợ cao như đôi đũa lệch so sao cho bằng”. Tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy đã tạo ra nhiều bức tranh biếm họa:

Bồng bồng cõng chồng đi chơi Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng Chị em ơi cho tôi mượn cái gàu song

Nhưng cay đắng nhất là những người phụ nữ chịu cảnh lẽ mọn, cảnh lấy chồng chung. Thân phận lẽ mọn làm cho người phụ nữ chịu thiệt thòi cả về vật chất và tinh thần:

Thân em đi lấy chồng chung Khác nào như cái bung sung chịu đòn

Lấy chồng làm lẽ khổ thay Đi cấy đi cày chị chẳng tính công

Đêm đêm chị giữ mất chồng

Chị cho manh chiếu nằm không nhà ngoài

Viết nhiều về những khổ đau, thiệt thòi mà người phụ nữ phải chịu đựng, nhưng ca dao cũng viết nhiều về vẻ đẹp của người phụ nữ. Dường như những từ đẹp nhất cũng là những từ dành cho người phụ nữ. Trước hết là vẻ đẹp về ngoại hình với sự duyên dáng, khỏe mạnh, thắt đáy lưng ong của những cô thiếu nữ thôn quê:

Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới buổi nắng hồng ban mai

Hơn ai hết, người phụ nữ là người ý thức được vẻ đẹp của mình:

Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen Không tin bóc vỏ mà xem Ăn rồi mới biết rằng em ngọt bùi

Em như cây quế giữa rừng Thơm tho ai biết, ngát lừng ai hay

Họ cũng ý thức được thân phận của mình:

Em như con hạc đầu đình

Không chỉ đẹp vẻ đẹp hình thức, người phụ nữ trong ca dao còn được khắc họa là những người mẹ, người vợ tần tảo, chịu thương chịu khó, thủy chung. Tác giả bình dân hay dùng hình ảnh con cò để ẩn dụ cho người phụ nữ:

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non. Chàng về nuôi cái cùng con

Để em đi chảy nước non Cao Bằng

Tinh thần đấu tranh phản kháng cũng được thể hiện khá rõ trong ca dao, chủ yếu trong nhóm những bài ca dao hài hước

Làm trai rửa bát quét nhà Vợ gọi thì dạ bẩm bà con đây

Bao giờ lão móm chầu trời Thì em lại lấy một người trai tơ

Có thể nói, trong văn học dân gian, đề tài người phụ nữ đã được quan tâm thể hiện khá sâu sắc với sự trân trọng, đồng cảm, mến yêu. Văn học dân gian đã xây dựng hình tượng người phụ nữ với ngoại hình đẹp cùng vẻ đẹp phẩm chất như chiu thương, chịu khó, đảm đang, thủy chung, hiếu thảo. Mặc dù phần lớn họ đều có số phận bất hạnh nhưng họ ý thức được cuộc đời và số phận của mình với tinh thần vươn lên trong cuộc sống. Đây thực sự trở thành một hình tượng đẹp của văn học dân gian. Văn học viết sau này ảnh hưởng khá nhiều những tác phẩm viết về người phụ nữ trong văn học dân gian, không chỉ là đề tài, chủ đề, nguồn cảm hứng mà ở cả ngôn ngữ, hình ảnh…

Một phần của tài liệu NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NÔM BÌNH DÂN (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w