Khái quát về yếu tố thần kỳ trong văn học dân gian.

Một phần của tài liệu NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NÔM BÌNH DÂN (Trang 57 - 60)

3 Yếu tố thần kỳ.

3.3.1Khái quát về yếu tố thần kỳ trong văn học dân gian.

Yếu tố thần kỳ còn được gọi là yếu tố kỳ ảo, hoang đường, cái kỳ, cái kỳ ảo… là một trong những nét đặc sắc rất nổi bật của văn học dân gian, đặc biệt là truyện cổ dân gian với những thể loại tiêu biểu như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, trong đó cổ tích là thể loại sử dụng yếu tố thần kỳ thường xuyên, liên tục nhất. Truyện thần thoại ra đời từ buổi bình minh của lịch sử loài người. Vào thời điểm đó, con người chưa có đầy đủ sự hiểu biết, các kiến thức về khoa học còn vô cùng hạn chế. Chính vì vậy, việc sử dụng các yếu tố thần kỳ trong các tác

phẩm văn học dân gian là cách để họ lý giải những hiện tượng tự nhiên mà mình chưa biết, đồng thời là cách thể hiện ước mơ khám phá, chinh phục và làm chủ tự nhiên, ước mơ có được sức mạnh phi thường. Người Việt cổ cho rằng khi mới sinh ra trời đất chưa được phân tách, chính vì vậy xuất hiện thần trụ trời có nhiệm vụ đắp cột chống trời, phân chia thành hai nửa bầu trời và mặt đất. Khi bầu trời bị vỡ có bà Nữ oa vá lại trời. Tất cả các hiện tượng tự nhiên đều có một vị thần cai quản như thần Sấm, thần Sét, thần Mưa, thần gió…Lúa gạo cũng do một vị thần là thần lúa cung cấp cho con người. Con người không phải ra đồng cấy hái mà lúa tự bò về nhà. Trong trí tưởng tượng ngây thơ của người Việt cổ thủa khai hoang, thần chính là một yếu tố thần kỳ mang sức mạnh siêu nhiên, siêu phàm nhất. Hình ảnh các vị thần với việc làm hành động khác thường chính là yếu tố thần kỳ làm nên sức hấp dẫn của truyện thần thoại. Khi xuất hiện nhà nước, thời đại thần thoại nhường chỗ cho những tác phẩm truyền thuyết. Mặc dù, những tác phẩm này, nhân vật và sự kiện mang sự thật lịch sử nhưng dân gian vẫn thêu dệt xung quanh các anh hùng của mình những yếu tố hoang đường kỳ ảo. An Dương Vương xây được thành là do có được sự trợ giúp của rùa vàng, giữ được nước nhờ nỏ thần.Vua Lê Lợi đánh thắng quân Minh là do có được gươm thần. Những anh hùng dân tộc thường có sự ra đời và thác hóa kỳ lạ. Căn phòng người mẹ sinh ra Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn tỏa hương thơm ngào ngạt, trên trời mây ngũ sắc vờn quanh. An Dương Vương sau khi chém Mị Châu đã cầm sừng tê bảy tấc lao xuống biển Đông, Thánh Gióng sau khi đánh thắng quân giặc cởi bỏ áo giáp và từ từ bay lên trời…Những yếu tố thần kỳ bao bọc xung quanh các anh hùng và những sự kiện lịch sử là cách để các tác giả dân gian thể hiện sự sùng kính và ước mơ bất tử hóa với những thần tượng của mình. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nhận xét về truyền thuyết: “Những truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thực lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lí tưởng hoá, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và mộng. Chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên những tác phẩm văn hoá mà đời đời con người ưa thích”. Phạm Văn Đồng, Nhân ngày giỗ Tổ vua Hùng, Báo Nhân dân số 549, ngày 29/4/1969.

Như thế, chính đôi cánh của sức tưởng tượng dân gian đã giúp cho các tác phẩm truyền thuyết không phải là những câu truyện lịch sử khô khan mà trở thành những tác phẩm văn học rất bay bổng, lãng mạn. Và cũng chính những yếu tố thần kỳ đã giúp các nhân vật lịch sử, các sự kiện lịch sử sống sống gần hơn, lâu hơn với các thế hệ độc giả. Đến truyện cổ tích, yếu tố thần kỳ trở thành một đặc điểm thi pháp quan trọng. Truyện cổ tích ra đời khi xã hội đã phân chia giai cấp, ý thức con người trưởng thành hơn chính vì thế xuất hiện nhiều hơn những mâu thuẫn trong gia đình và ngoài xã hội. Trong gia đình có mâu thuẫn người anh cả - người em út, người con riêng, người con mồ côi…Ngoài xã hội có mâu thuẫn người giàu – người nghèo, nông dân – địa chủ…Yếu tố thần kỳ chính là phương thức giúp tác giả dân gian giải quyết những mâu thuẫn đó. Đồng thời đó cũng là cách mà người bình dân gửi gắm những ước mơ, khát vọng về công bằng, công lý trong xã hội. Có thể thấy tất cả các truyện thuộc mảng truyện cổ tích thần kỳ đều phải sử dụng yếu tố thần kỳ, kỳ ảo mới có thể thúc đẩy được sự phát triển của cốt truyện. Cô Tấm trong Tấm Cám trước khi trở thành hoàng hậu, gặp bất kỳ khó khăn gì cũng chỉ biết ngồi khóc. Bị Cám lấy hết tôm tép trong giỏ, cá bống bị ăn thịt, không được đi xem hội…Tấm chỉ ôm mặt khóc. Chỉ khi bụt xuất hiện với những phép màu thần kỳ thì những khó khăn này mới được giải quyết. Sau khi trở thành hoàng hậu. Tấm tiếp tục bị mẹ con cám hãm hại, lúc này nàng không ôm mặt ngồi khóc nhưng để tháo gỡ khó khăn nàng phải liên tục hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, cây thị trước khi có được hạnh phúc lâu dài. Cũng tương tự như thế, anh Khoai trong Cây tre trăm đốt hay chàng Sọ Dừa trong Sọ Dừa cũng đều phải nhờ lực lượng thần kỳ thì mới giải quyết được những mâu thuẫn và khó khăn của mình. Trong mảng truyện này, lực lượng kỳ ảo bao gồm những nhân vật kỳ ảo hay những biến hóa kỳ ảo. Nhân vật kỳ ảo thường dưới dạng những ông bụt, bà tiên hay những đồ vật như đèn thần, áo thần, giày thần, gậy thần, đàn thần…hoặc những con vật, cây cối kỳ ảo như ngựa thần, chim phượng hoàng, chim vàng anh, cây thị, cây táo…Biến hóa kỳ ảo thường dưới hình thức các nhân vật hóa thân thành đồ vật hay con vật, theo kiểu người đội lốt. Những yếu tố thần kỳ trong truyện cổ tích có tác dụng rất

lớn, chúng giúp rút ngắn hoặc kéo dài cốt truyện theo mong muốn của người kể, làm cho tác phẩm trở nên ly kỳ, hấp dẫn với mọi thế hệ đặc biệt là trẻ nhỏ, đồng thời thỏa mãn ước mơ, trí tưởng tượng về một thế giới hết sức thơ mộng, lãng mạn. Trong thế giới ấy, người hiền lành, phúc hậu sẽ được hưởng hạnh phúc dài lâu, kẻ gian ác sẽ bị trừng trị thích đáng. Điều này phù hợp với truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Những yếu tố thần kỳ trong văn học dân gian có ảnh hưởng rất lớn tới văn học viết, đặc biệt là văn học trung đại. Có thể tìm thấy ảnh hưởng này trong các tác phẩm truyền kỳ của Lê Thánh Tông, Nguyễn Dữ…Đến

Một phần của tài liệu NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NÔM BÌNH DÂN (Trang 57 - 60)