Nhân vật và nhân vật trong văn học dân gian.

Một phần của tài liệu NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NÔM BÌNH DÂN (Trang 43 - 46)

Chương 3: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với Truyện nôm bình dân trên phương diện nghệ thuật

3.1.1Nhân vật và nhân vật trong văn học dân gian.

Nhân vật trong tác phẩm văn học là một trong những vấn đề quan trọng và then chốt của lý luận văn học. Họ chính là con người được miêu tả và thề hiện trong tác phẩm bằng những phương tiện văn học khác nhau. Nhân vật có thể là những con người có tên, họ đầy đủ, cũng có khi chỉ là những con vật, sinh vật thậm chí là cả thần linh, ma quỷ nhưng vẫn luôn phản ánh mối quan hệ của con người. Nhân vật thường hiện diện trong tác phẩm một cách đầy đủ từ ngoại hình đến nội tâm, tính cách nhưng đôi khi chỉ thể hiện bằng tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn hoặc cảm xúc, nỗi niềm, ý nghĩ, cảm nhận… Có một số dấu hiệu để nhận biết về nhân vật văn học như tên, tiểu sử, nghề nghiệp hoặc một số đặc điểm tính cách… Lý luận văn học cho rằng những đặc điểm ấy kết thành “công thức” để giới thiệu nhân vật.

Trong tác phẩm văn học, nhân vật đóng một vai trò hết sức quan trọng bởi nhân vật chính là “phương tiện khái quát hiện thực” [30, 279]. Thông qua cách thúc xây dựng nhân vật, độc giả có thể nắm bắt được thế giới hiện thực mà tác giả phản ánh, thế giới với những nhân vật có tính cách khác nhau, có những mối quan hệ khác nhau tạo nên sự phong phú, đa dạng của cuộc sống. Tính cách, số phận nhân vật cũng phản ánh khá sâu sắc chế độ xã hội, thời đại mà nhân vật sống. Đồng thời mỗi kiểu loại nhân vật mới còn giúp nhà văn mở rộng, khai thác những đề tài mới cho sáng tác của mình. Thông qua tính cách nhân vật, ta còn hiểu được thế giới tư tưởng của nhà văn với những quan niệm về cuộc sống, con

người, xã hội. Như vậy, nhân vật chính là chìa khóa giúp độc giả đi vào thế giới nghệ thuật rộng lớn của nhà văn.

Nhân vật trong tác phẩm văn học hết sức đa dạng, phong phú. Phân chia theo loại hình có nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Nhân vật chính thường được khắc họa rất đầy đủ về ngoại hình, tiểu sử, tính cách và liên quan đến hầu hết các chi tiết trong cốt truyện. Một tác phẩm có thể có nhiều nhân vật chính. Nhân vật phụ là những nhân vật “mang các tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ, bổ sung” [30,283]. Bên cạnh nhân vật chính, nhân vật phụ là nhân vật trung tâm. Đó là những nhân vật xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng nội dung cũng như các hình thức nghệ thuật thể hiện của tác phẩm. Nhân vật trung tâm và nhân vật chính nhiều khi không trùng nhau. Phân chia theo phương diện ý thức hệ chúng ta có nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Nhân vật chính diện là người mang những phẩm chất đạo đức và lý tưởng tốt đẹp của xã hội nói chung, thời đại đó nói riêng. Trái ngược với nhân vật chính diện, nhân vật phản diện là những nhân vật mang bản chất tính cách xấu xa, đáng lên án và phê phán. Tuy nhiên sự phân chia nhân vật chính diện và phản diện nhiều khi chỉ mang tính chất tương đối, ước lệ bởi vì đôi khi có sự khác nhau giữa quan điểm chủ quan của nhà văn và quan điểm khách quan của đời sống. Ngoài ra, phân chia nhân vật theo cấu trúc ta còn có bốn kiểu loại nhân vật: nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng.

Với vai trò quan trọng của mình, nhân vật luôn được nhà văn quan tâm thể hiện qua một số phương tiện và biện pháp chủ yếu. Nhân vật có thể được hiện lên qua những chi tiết miêu tả về ngoại hình, hành động, tâm trạng, ý nghĩ… Các mâu thuẫn, xung đột, sự kiện…của tác phẩm cũng là cách để nhân vật thể hiện tính cách, bản chất. Ngoài ra, ngôn ngữ nhân vật cũng là yếu tố quan trọng để khám phá thế giới tư tưởng của nhân vật và cũng là quan điểm tư tưởng của nhà văn.

Gắn với đặc trưng phản ánh của từng thể loại tác phẩm văn học, hình tượng các nhân vật cũng có sự khác biệt rõ nét. Với đặc trưng của một tác phẩm

tự sự là nhằm phản ánh cuộc sống rộng lớn một cách khách quan, nhân vật trong tác phẩm tự sự cũng được miêu tả trong mối quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp tạo nên một hệ thống cốt truyện với nhiều tình tiết, chi tiết có mối quan hệ đan xen, gắn bó với nhau. Nhân vật trong tác phẩm tự sự thường được chú trọng mô tả ở những chi tiết về ngoại hình, hành động, lời nói, cử chỉ… Nhân vật luôn đứng ở trung tâm của bức tranh được phản ánh. Khác với tác phẩm tự sự, tác phẩm trữ tình chủ yếu đi sâu phản ánh thế giới chủ quan của con người với những tâm trạng, tâm tư, nỗi niềm, tình cảm, cảm giác. Vì vậy nhân vật trong tác phẩm trữ tình thường là chủ thể tác giả hoặc sự hóa thân của tác giả vào nhân vật để thể hiện trực tiếp những rung động, cảm xúc, cảm giác. Nhân vật trong tác phẩm trữ tình không được chú ý miêu tả về ngoại hình, hành động, lời nói mà chủ yếu được thể hiện trong cách cảm, cách nghĩ, giọng điệu, cảm xúc…

Nhân vật trong tác phẩm văn học dân gian vô cùng đa dạng, phong phú. Về mảng thơ ca dân gian, nhân vật trữ tình thường là người bình dân gửi gắm tâm tư, tình cảm, nỗi niềm trong từng câu hát. Đó có thể là một chàng thanh niên đưa đẩy trêu ghẹo tỏ tình với người con gái mình yêu mến. Đó có thể là những người nông dân vất vả một nắng hai sương cất lên tiếng hát than thân như một cách để giải tỏa những tâm tư, nỗi niềm. Nhưng sâu sắc nhất vẫn là tiếng hát của những người phụ nữ, những người mẹ, người vợ, người chị, người em. Một người con gái lấy chồng xa nhà để chiều chiều cất lên những tiếng ầu ơ ngóng về quê mẹ: Chiều chiều ra đứng ngõ sau/ Trông về quê mẹ ruột đau chin chiều. Tiếng than của bao người phụ nữ bắt đầu bằng điệp từ thân em vừa khẳng định vẻ đẹp của mình nhưng cũng vừa than trách cho số phận bất hạnh, hẩm hiu, bị động. Tiếng ca của những người vợ, người mẹ tự ví mình như con c̣ lặn lội đêm ngày với những vất vả lo toan của cuộc sống mưu sinh. Có thể nói, nhân vật phụ nữ là nhân vật nổi bật trong văn học dân gian nói chung và thơ ca dân gian nói riêng. Đến với mảng truyện cổ dân gian, nhân vật gắn với từng thể loại lại có những đặc điểm riêng khác nhau. Nhân vật trong thần thoại thường là các vị thần với kiểu nhân vật chức năng, sinh ra chỉ để đảm nhiệm một nhiệm vụ duy nhất và khi hoàn thành nhiệm vụ thì thần cũng biến mất. Họ thường được miêu

tả với hình dáng khổng lồ, hành tung bí ẩn, hành động phi thường. Nhân vật trong truyền thuyết thì lại hoàn toàn khác. Đó là nhân vật lịch sử, có tên tuổi, quê quán rõ ràng và gắn liền với những sự kiện lịch sử. Điểm đặc biệt của nhân vật trong truyền thuyết là bên cạnh hình ảnh nhân vật có thật trong lịch sử nhân vật truyền thuyết còn được bao bọc xung quanh mình những yếu tố kỳ ảo, hoang đường bởi trí tưởng tượng bay bổng của người xưa. Đến với truyện cổ tích, hệ thống nhân vật đã có những đặc sắc riêng. Nhân vật thường được phân chia thành hai tuyến thiện, ác, xuất hiện những nhân vật thần kỳ, kỳ ảo trợ giúp cho

Một phần của tài liệu NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NÔM BÌNH DÂN (Trang 43 - 46)