Chương 3: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với Truyện nôm bình dân trên phương diện nghệ thuật
3.2.1 Môtip và về môtip trong văn học dân gian.
Môtip nghĩa là “mẫu đề” (do người Trung Quốc phiên âm chữ Motif trong tiếng pháp), có thể chuyển thành các từ khuôn dạng hoặc kiểu trong tiếng việt, nhằm chỉ những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là trong văn học nghệ thuật dân gian. Khái niệm môtip thường đi liền với khái niệm type, tuy nhiên các nhà nghiên cứu văn học đã tương đối thống nhất gọi chung là môtip với hai khía cạnh biểu hiện cơ bản. Thứ nhất được hiểu theo nghĩa là “hạt nhân” của cốt truyện, là cái “công thức” mà từ đó cốt truyện được triển khai. Thứ hai được hiểu là yếu tố hợp thành của cốt truyện, là những mẫu truyện có chung một cốt kể giống nhau và được lặp đi lặp lại. Xung quanh khái niệm môtip vẫn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau. Giáo sư Trần Đình Sử đưa ra cách hiểu: “Mô típ là các đơn vị cố định thể hiện một nội dung nào đó được sử
dụng nhiều lần là một hiện tượng phổ biến không chỉ trong văn học dân gian mà cả trong văn học viết”. [44, 134]. Theo Đỗ Bình Trị, khái niệm môtip không phải là khái niệm của văn học mà là khái niệm của hội họa…Tuy tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau nhưng ta có thể hiểu : Môtíp là đơn vị nhỏ nhất trong tác phẩm dân gian, có khả năng tồn tại độc lập trong nhiều cốt truyện khác nhau. Bản thân các môtíp thường mang tính chất lặp đi lặp lại, khác thường và kỳ lạ, gây ấn tượng cho người đọc. Môtíp là sản phẩm của trí tưởng tượng non trẻ, ngây thơ, của loài người ở trước thời kỳ tư duy khoa học. Môtíp có thể là sản phẩm của sự quan sát xã hội, tuy có thật nhưng bất thường. Môtíp cũng có thể là sản phẩm của mơ ước dân gian. Môtíp còn có thể là sản phẩm của trí thông minh, sự khôn ngoan bất ngờ của trí tuệ dân gian.
Môtip là khái niệm quen thuộc và có vai trò quan trọng trong văn học dân gian, đặc biệt là trong ca dao và truyện cổ tích. Trong ca dao, chúng ta thấy thường xuất hiện những môtip mở đầu bằng thân em, thân em như, em như, chiều chiều…Những bài ca dao mở đầu bằng các cụm từ này xuất hiệt nhiều đến nỗi cảm tưởng như chúng trở thành công thức và chỉ cần lắp ghép công thức mở đầu ấy vào một loạt các cách diễn đạt khác nhau là có thể có được một bài ca dao mới hoàn chỉnh. Ngược lại, cũng chính những môtip này giúp chúng ta có thể sắp xếp, phân loại ca dao thành những nhóm bài cùng khuôn, cùng kiểu để có thể so sánh, phân tích, đánh giá giá trị của những sáng tác dân gian. Môtip xuất hiện nhiều hơn cả là trong truyện cổ tích. Bước đầu lý giải về điều này, chúng tôi cho rằng vì đây là thể loại ra đời khi xã hội đã phát triển đến trình độ cao, có sự phân chia giai cấp và mâu thuẫn trong gia đình, xã hội đã bắt đầu xuất hiện và ngày càng trở nên gay gắt. Chính vì vậy, các tác giả dân gian có đầy đủ nhận thức hơn khi đánh giá những sự kiện xảy ra trong đời sống xã hội. Mặt khác truyện cổ tích thường chứa đựng những yếu tố kì lạ không có thật và theo đặc điểm của thể loại, đó là điểm dễ khai thác từ phương diện mô típ. Điều này đã tạo ra sự xuất hiện lặp đi lặp lại của rất nhiều những môtip trong hàng loạt các truyện cổ tích. Về kết cấu cốt truyện đều dễ dàng nhận thấy truyện cổ tích thường mở đầu bằng điệp từ ngày xửa ngày xưa, ở một làng (nhà) nọ…và
thường có một kết thúc có hậu. Ngoài ra, có thể kể ra được rất nhiều type và môtip trong các truyện cổ tích như người mồ côi, người bất hạnh, người anh cả - em út, lấy vợ (chồng) tiên, môtip sinh nở kỳ lạ, nhân vật mồ côi, nhân vật có tài, nhân vật xấu xí…Chính sự xuất hiện của hàng loạt các môtip trong truyện cổ tích đã giúp ích rất lớn cho công tác sưu tầm, nghiên cứu, khảo dị những tác phẩm văn học dân gian.
Các môtíp dân gian có ảnh hưởng sâu rộng tới các sáng tác văn học trong văn học trung đại. Các tác giả như : Lê Thánh Tông trong Thánh Tông di thảo, Nguyễn Dữ trong Truyền kỳ mạn lục, Đoàn Thị Điểm trong Truyền kỳ tân phả… đã sử dụng khá thành công các môtíp : Lấy vợ thần kỳ, diệt yêu quái, thụ thai thần kỳ …Họ đều sử dụng môtíp dân gian như là hạt nhân để xây dựng cốt truyện và nhân vật nhằm chứa đựng một nội dung tư tưởng nào đó. Là sáng tác