Ảnh hưởng môtip của văn học dân gian đối với môtip trong Truyện nôm bình dân

Một phần của tài liệu NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NÔM BÌNH DÂN (Trang 53 - 57)

Chương 3: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với Truyện nôm bình dân trên phương diện nghệ thuật

3.2.2Ảnh hưởng môtip của văn học dân gian đối với môtip trong Truyện nôm bình dân

những tác phẩm văn học trung đại ảnh hưởng sâu sắc nhất các môtip của văn học dân gian.

3.2.2 Ảnh hưởng môtip của văn học dân gian đối với môtip trong Truyện nôm bình dân bình dân

Tìm hiểu về môtíp trong nhóm Truyện nôm bình dân đang khảo sát, chúng tôi nhận thấy có sự xuất hiện của khá nhiều môtip và những môtip này có sự lặp đi lặp lại trong một số truyện. Bên cạnh những môtip xuất hiện với tần số cao, có những môtip xuất hiện lẻ tẻ trong một số tác phẩm và không thực sự tiêu biểu nên chúng tôi không khảo sát. Chúng tôi xin dẫn lại bảng khảo sát sau:

Bảng thống kê

Thống kê số mô típ xuất hiện trong nhómTruyện Nôm bình dân

Môtíp/truyện Lý Công Thoại Khanh Châu Tuấn Hoàng Trừu Phạm Tải Ngọc Hoa Mồ côi    Ép duyên không thành nên hãm hại  

Ép gả công chúa  Mở hội kén chồng  Tìm chồng   Một chồng nhiều vợ   Nữ giả nam Xuống địa phủ  Kết thúc nhân vật nam lên làm vua    Tổng số mô típ/truyện 3 6 3 3

Thống kê số câu thơ mô tả mô típ trong nhóm Truyện Nôm bình dân

Mô típ/truyện Lý Công

Thoại Khanh, Châu Tuấn Hoàng Trừu Phạm Tải Ngọc Hoa

Mồ côi 3/1452 Mồ côi cha 0 08/932 Ép duyên không thành nên hãm hại 70/1452 38/866 328/932 Ép gả công chúa 0 33/866 0 0 Mở hội kén chồng 0 0 44/1580 0 Tìm chồng 141/866 524/1580 Một chồng nhiều vợ 5/1452 18/866 0 0 Nữ giả nam 0 0 0 Xuống địa phủ 0 0 0 71/932

Kết thúc nhân vật nam lên làm vua

5/1452 24/866 24/1580 19/932 Tổng số câu thơ diễn tả

mô típ/tổng thơ của truyện

83/1452 254/866 592/1580 418/932

Qua bảng khảo sát này chúng tôi cũng đã nhận xét được tác phẩm xuất hiện nhiều môtip nhất là Thoại Khanh Châu Tuấn với sáu môtip. Số lượng câu thơ viết về những môtip cũng có sự chênh lệch. Nhiều nhất là Phạm Tải Ngọc Hoa (418/932 chiếm 44.8%), ít nhất là Lý Công (83/1452 chiếm 5.7%). Một số môtip xuất hiện nhiều như môtip mồ côi, ép duyên không thành nên hãm hại, kết thúc nhân vật lên làm vua. Đây cũng chính là những môtip quen thuộc của văn học dân gian. Chúng tôi xin nói kỹ hơn về môtip mồ côi và môtip kết thúc nhân vật nam lên làm vua. Trước hết, với môtip mồ côi, chúng ta đều biết đây là môtip khá phổ biến trong văn học dân gian. Có thể bắt gặp hàng loạt các thân phận mồ côi trong truyện cổ tích như cô Tấm trong Tấm Cám mồ côi mẹ từ nhỏ, hai anh em trong truyện Cây khế , Tích Chu trong truyện Tích Chu hay người cháu trong Sự tích chim Hít Cô, người con trong Sự tích chim đa đa…Họ đều là những số phận chịu sự thiệt thòi ngay từ bé và gặp nhiều bất hạnh, khó khăn, thử thách trong cuộc sống hàng ngày như bị bóc lột sức lao động, bị lừa gạt hay bị hãm hại…Kết thúc có nhân vật được hưởng hạnh phúc nhưng cũng nhiều nhân vật phải hóa thân sang kiếp sống khác với thân phận khác. Ảnh hưởng môtip mồ côi trong văn học dân gian, môtip mồ côi trong các truyện Lý Công, Phạm Tải Ngọc Hoa, Thoại Khanh Châu Tuấn đã xây dựng hình tượng các nhân vật mồ côi với số phận rất đáng thương cảm. Chàng Châu Tuấn chỉ mồ côi cha còn Lý Công mồ côi cha mẹ ngay từ khi mới lên mười:

Hay đâu tuổi mới lên mười Ông bà tể tướng phút giời về quê

Lý Công rầu rĩ ủ ê

Chàng Phạm Tải cũng mồ côi cha mẹ ngay từ khi còn rất nhỏ:

Sơn Tây có Phạm Tải chàng Xuân huyên sớm đã suối vàng chơi xa

Chàng thì niên thiếu bồ côi

Trách thân cay đắng thiếu nơi nương nhờ

Mặc dù phải chịu thiệt thòi về tình cảm và bất hạnh ngay từ nhỏ, nhưng cũng giống như các nhân vật cổ tích những nhân vật này đều quyết tâm vượt lên số phận. Cả ba chàng đều cố gắng đèn sách để lập công, lập danh. Chàng Lý Công ngồi ăn mày ở chợ khiến cho ai cũng thương cảm: “Ăn mày đèn sách dan chuân/ Khắp chốn xa gần ai thấy cũng thương”. Phạm Tải một mình một bóng nhưng vẫn quyết tâm ăn học đền bù công ơn cha mẹ:

Cô thân chích ảnh bơ vơ Lấy chi ăn học đền bù song thân

Kiếm ăn đắp đổi qua lầu

Nương thân cửa Khổng, tựa sân nhà Trình Những mong bẻ quế nên danh

Đền công dưỡng dục sinh thành hai thân Ngày ngày hành khất phương dân Sớm chuyên nấu sử, tối cần sôi kinh

Với những cố gắng như vậy, các nhân vật mồ côi đều đỗ đạt, thành công, thành danh. Như vậy, mặc dù có những nét tương đồng với truyện cổ tích nhưng những nhân vật mồ côi trong Truyện nôm bình dân vẫn có nét khác biệt đó là các nhân vật này không chỉ giản đơn là chăm chỉ, chịu khó, chịu khổ mà đều chủ động vượt lên số phận, không ngồi chờ đợi một ông bụt, bà tiên nào đến giúp đỡ cho mình. Họ ý thức được số phận của mình và tìm được con đường mình cần phải đi đó là dùi mài kinh sử, đi thi, làm quan thực hiện chí nam nhi trong thời đại của minh. Với môtip kết thúc nhân vật nam lên làm vua, có thể thấy đây là kiểu môtip cũng khá quen thuộc trong truyện cổ tích. Nó phù hợp với kiểu kết thúc có hậu của truyện cổ tích đó là những nhân vật chinh, nhân vật chính diện cuối cùng sẽ được hưởng hạnh phúc dài lâu. Tiêu biểu cho kiểu kết thúc này có

thể nói đến nhân vật Thạch sanh trong truyện Thạch sanh. Sau khi cứu được công chúa và trải qua những thử thách do mẹ con Lý Thông bày ra chàng đã lấy được công chúa Quỳnh Nga, lên làm vua, đất nước thái bình. Trong nhóm bốn tác phẩm khảo sát đều xuất hiện môtip này. Có một đặc điểm chung là số lượng câu thơ diễn tả phần nội dung này không nhiều (ít nhất là Lý Công 5/1452, nhiều là Thoại Khanh Châu Tuấn 24/866 và Hoàng Trừu 24/1580).nhưng luôn được dành những từ hoa mĩ nhất. Với Lý Công thì Bảng treo khắp hết chợ quê / Dầy mừng thiên hạ đã về làm tôi. Hoàng Trừu được diễn tả: Hoàng tử nhiếp vị trị bình/ Trung hiền trọng trật ban hành nghiêm trang” còn Châu Tuấn thì : Bia vàng chói lói là đền Tuấn Vương”/… Tâu rằng quốc trạng đã an ngôi trời”. Riêng Phạm Tải thì hình thức lên làm vua khác hơn một chút so với ba nhân vật kia, Việc chàng được lên ngôi vua không phải do được truyền ngôi mà do Ngọc Hoàng thượng đế ban phong, thể hiện sự đồng thuận của trời đất và muôn dân:

Phạm Tải từ lên ngôi vua

Thiên nhân cùng thuận đức vua thái hoà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mô tip kết thúc nhân vật nam lên làm vua tạo cho Truyện nôm bình dân có được những kết truyện đẹp, thỏa mãn ước mơ công lý ngàn đời của dân tộc, phù hợp với đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Kiểu kết thúc như vậy giúp đưa người đọc trở lại với thế giới cổ tích quen thuộc và tạo cảm giác chính những tác phẩm Truyện nôm bình dân là những tác phẩm cổ tích dân gian thời trung đại.

Một phần của tài liệu NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NÔM BÌNH DÂN (Trang 53 - 57)