Quản lý hoạt động CTKLM tại các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 31 - 34)

Đối với các quốc gia chuyển đổi từ hệ thống tập trung bao cấp sang cơ chế thị trƣờng, quá trình quản lý các hành vi cạnh tranh nói chung và hành vi CTKLM nói riêng có những đặc thù riêng nhằm đảm bảo các đối tƣợng liên quan, bao gồm cả doanh nghiệp và các cơ quan quản lý có điều kiện làm quen và thích ứng với các hoạt động thị trƣờng trong môi trƣờng mới.

- Tại Nga và Đông Âu, cùng với quá trình thay đổi thể chế kinh tế xã hội nhanh chóng và triệt để, các đạo luật về cạnh tranh cũng đƣợc ban hành

với đầy đủ các bộ phận theo tiêu chuẩn của OECD, trong đó bao gồm các quy định về CTKLM, và các nhà lập pháp coi pháp luật cạnh tranh là một nhân tố cơ bản để thúc đẩy tiến trình cải cách kinh tế. Điều 10 Luật về Cạnh tranh và hạn chế hành vi độc quyền trên thị trƣờng hàng hoá năm 1991 (sửa đổi, bổ sung lần cuối năm 2005) quy định cấm các hành vi CTKLM bao gồm việc thông tin gian dối, sai lệch hoặc bóp méo có thể gây thiệt hại hoặc mất uy tín cho doanh nghiệp khác, các hành vi gây nhầm lẫn cho ngƣời tiêu dùng, các hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ hoặc bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác. . .

- Tại Trung Quốc, với tiến trình cải cách kinh tế từng bƣớc, việc quản lý câc hành vi CTKLM cũng trải qua các giai đoạn. Kể từ năm 1993, Trung Quốc đã có một đạo luật riêng về CTKLM, quy định khá chi tiết các dạng hành vi gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh, quảng cáo gian dối. . . Đáng chú ý là trong đạo luật này, một số hành vi hạn chế cạnh tranh nhƣ bán hàng dƣới giá thành, áp đặt điều kiện bất hợp lý, đấu thầu thông đồng. . . đã đƣợc điều chỉnh với quan điểm coi đó là các hành vi cạnh tranh không lanh mạnh. Điều 6 của Luật quy định cấm các doanh nghiệp hoạt động công ích và các doanh nghiệp khác có vị trí độc quyền tự nhiên có hành vi cản trở cạnh tranh trên thị trƣờng, và Điều 7 của Luật cấm các cơ quan nhà nƣớc lạm dụng quyền lực để buộc các doanh nghiệp giao dịch hoặc ngăn cản hoạt động lƣu thông hàng hoá.

Nhận xét chung về kinh nghiệm quốc tế trong việc quản lý hoạt động CTKLM.

Qua phân tích các mô hình quản lý hoạt động CTKLM tại Hoa Kỳ, châu Âu, châu Á và các nƣớc có nền kinh tế chuyển đổi có thể thấy rằng tùy theo điều kiện phát triển của kinh tế cũng nhƣ sự phát triển của hệ thống luật pháp mà luật pháp cũng nhƣ mô hình tổ chức của hệ thống các cơ quan quản lý có

nhiều sự khác biệt. Ở các quốc gia phát triển nhƣ Hoa Kỳ, châu Âu, nơi có hệ thống luật pháp tƣơng đối phát triển, các quốc gia này cũng đã đƣa ra các quy định khá chi tiết về việc nhận diện các hành vi CTKLM. Đồng thời với việc đƣa ra chi tiết về việc nhận diện các hành vi CTKLM, cơ quan thụ lý và xét xử các vụ việc này cũng đƣợc đặt riêng rẽ, thƣờng đặt trực tiếp dƣới sự điều hành của Tổng thống và có quyền lực khá mạnh.

Trong khi đó, ở các nƣớc tại châu Á và các nƣớc có nền kinh tế chuyển đổi, việc quản lý hoạt động CTKLM có những đặc thù riêng nhằm đảm bảo các đối tƣợng liên quan, bao gồm cả doanh nghiệp và các cơ quan quản lý có điều kiện làm quen và thích ứng với các hoạt động thị trƣờng trong môi trƣờng mới.

Ở mỗi mô hình quản lý trên đều có những ƣu và nhƣợc điểm riêng. Việc lựa chọn mô hình nào thích hợp cho Việt Nam phải dựa trên thực tế về hệ thống pháp luật sẵn có tại Việt Nam và trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa với những đặc thù rất riêng.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 31 - 34)