Việc quản lý CTKLM của các quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan có những nét tƣơng đồng và chịu ảnh hƣởng của Hoa Kỳ. Điểm đặc biệt trong pháp luật về CTKLM của các quốc gia, vùng lãnh thổ này là sự tồn tại song song hai hệ thống quy định về CTKLM, một hệ thống gắn liền với pháp luật về sở hữu trí tuệ, một hệ thống nằm trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh.
-Tại Nhật Bản, bên cạnh Luật Chống CTKLM năm 1993 (đƣợc sửa đổi, bổ sung lần cuối tháng 6/2005) quy định về các hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh, quảng cáo gian dối, gièm pha doanh nghiệp khác, xâm phạm tên miền . . . căn cứ theo các quy định của Công ƣớc Paris,
TRIPS hay Hiệp ƣớc về Luật Nhãn hiệu (1994), Uỷ ban Thƣơng mại lành mạnh Nhật Bản từ năm 1982 cũng ban hành Quy định về các hành vi thƣơng mại không lành mạnh trong đó ngăn cấm một loạt các hành vi mang tính chất hạn chế cạnh tranh ở mức độ thấp nhƣ phân biệt đối xử, từ chối giao dịch, bán kèm hàng hoá, giao dịch loại trừ, mua hàng với giá thấp bất hợp lý, bán hàng với giá cao bất hợp lý, lạm dụng vị thế giao dịch và can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp khác [32].
- Hàn Quốc cũng quản lý hoạt động cạnh tranh không lành mạnh thông qua Luật Chống CTKLM và bảo vệ bí mật thƣơng mại từ năm 1961 (đƣợc sửa đổi, .bổ sung lần cuối vào tháng 2/2001), tuy nhiên có quy định một loạt các hành vi thƣơng mại không lành mạnh bao gồm từ cho giao dịch, phân biệt đối xử, loại trừ đối thủ cạnh tranh, dụ dỗ khách hàng của doanh nghiệp khác, lạm dụng vị thế trong giao dịch, giao dịch với điều khoản hạn chế hoặc cản trở hoạt động kinh doanh của đối tác, giao dịch với điều khoản ƣu đãi bất hợp lý và các hành vi khác đe doạ đến hoạt động thƣơng mại lành mạnh. Có thể thấy các nƣớc nêu trên đã có sự tham khảo và kế thừa nhiều quan điểm quản lý của các nƣớc phƣơng Tây để xây dựng các quy định về quản lý hành vi CTKLM, phản ánh tại nhiều văn bản điều chỉnh khác nhau với những cách tiếp cận khác nhau.