Môi trƣờng thể chế, chính sách quản lý các hoạt động CTKLM tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 34 - 37)

Kể từ khi Đảng và Nhà nƣớc ta tiến hành công cuộc đổi mới, mà trọng tâm là đổi mới kinh tế, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trƣờng, có sự quản lý của Nhà nƣớc, theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa thì quan điểm và nhận thức của ta về các quy luật vận động của nền kinh tế thị trƣờng có nhiều thay đổi. Cạnh tranh đƣợc xác định là một trong những quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trƣờng.

Về mặt quan điểm và nhận thức, Đảng và Nhà nƣớc ta đã thể hiện quan điểm và hình thành chiến lƣợc trong việc xây dựng và bảo đảm môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền cạnh tranh trung thực, công bằng, chống CTKLM, kiểm soát độc quyền, bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngƣời sản xuất, ngƣời tiêu dùng và xã hội.

Để tạo ra những đảm bảo về mặt pháp lý cho nền kinh tế hoạt động và phát triển, dựa trên quan điểm, chính sách và đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc đã ban hành rât nhiều các văn bản pháp luật về kinh tế. Mục đích là nhằm đảm bảo cho nền kinh tế vận hành theo đúng nguyên tắc cơ bản của cơ chế thị trƣờng. Trên cơ sở tông trọng quyền tự do kinh doanh, quyền đƣợc hoạt động trong môi trƣờng kinh doanh bình đẳng, công bằng của các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo đảm để lợi ích hợp pháp của họ khỏi bị xâm hại bởi các hiện tƣợng tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trƣờng, qua đó bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội.

Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã quy định những nguyên tắc cơ bản nhất cho sự vận hành nền kinh tế theo cơ chế

thị trƣờng ở Việt Nam nhƣng khẳng định sự tồn tại lâu dài của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờng (Điều 15); ghi nhận nguyên tắc tự do kinh doanh (Điều 57); bảo hộ quyền lợi chính đáng của ngƣời tiêu dùng (Điều 28). Nhƣ vậy, lần đầu tiên, những nguyên tắc vận hành của nền kinh tế thị trƣờng đã đƣợc pháp luật Việt Nam thừa nhận và khẳng định. Đồng thời, Điều 28, Chƣơng II – Chế độ kinh tế có quy định: “Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại nền kinh tế quốc dân làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Nhà nƣớc có chính sách bảo hộ quyền lợi của ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng“. Nhƣ vậy, Hiến pháp năm 1992 cũng thể hiện thái độ nghiêm khắc trong việc xử lý các hành vi kinh doanh bất hợp pháp (Những hành vi này cũng bao hàm cả hành vi CTKLM).

Từ các quy định mang tính nguyên tắc trong hiến pháp năm 1992, Luật doanh nghiệp năm 1999 đã cụ thể hóa thành các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Theo đó, doanh nghiệp đƣợc quyền cạnh tranh và tham gia cạnh tranh trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế (trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác), đảm bảo nguyên tắc lành mạnh và cùng phát triển.

Bộ luật dân sự 1995 đã quy định những nguyên tắc cơ bản chung nhất trong giao lƣu dân sự (đây là những nguyên tắc áp dụng cho cả giao lƣu kinh tế, thƣơng mại) nhƣ: Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nƣớc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác (Điều 2); nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận (Điều 7); Nguyên tắc bình đẳng (Điều 8); nguyên tắc thiện chí, trung thực (Điêu 9). Có thể nói bộ luật dân sự 1995 đã bƣớc đầu tạo ra cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề cạnh tranh, cũng nhƣ quy định các nguyên tắc phục hồi quyền lợi cho chủ thể kinh doanh khi bị các hành vi CTKLM xâm hại.

Luật thƣơng mại Việt Nam năm 1997 đã tiếp cận gần hơn, trực tiếp hơn trong việc điều chỉnh vấn đề cạnh tranh khi gọi tên và cấm đoán những hành vi CTKLM. Trong đó, Luật quy định rõ: “Thƣơng nhân có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực về hàng hóa và dịch vụ mà mình cung ứng: phải đảm bảo tính hợp pháp của hàng hóa bán ra...“ (Khoản 1,2 Điều 9). Những quy định này sẽ giúp cho ngƣời tiêu dùng có những thông tin, hiểu biết rõ ràng về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà họ lựa chọn, tránh sự nhầm lẫn hoặc lừa dối. Bên cạnh đó, chính những quy định này hạn chế sự xâm hại của các hành vi CTKLM đến quyền lợi hợp pháp của các nhà sản xuất, đặc biệt là quy định phải đảm báo tính hợp pháp công khai về nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa.

Bên cạnh những quy định pháp luật nói trên, Nhà nƣớc cũng đã ban hành những quy định trong một số lĩnh vực cụ thể nhƣ:

Pháp lệnh Quảng cáo số 39/2001/PL-UBTVQH10, Luật quảng cáo số 16/2012/QH13,….điều chỉnh các hoạt động quảng cáo bao gồm cả các hành vi quảng cáo nhằm CTKLM.

Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH2005 và Luật số 36/2009/QH12 của Quốc hội Việt Nam, thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2009, để sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005. Các văn bản pháp lý này đã tạo hành lang pháp lý điều chỉnh các vi phạm trong lĩnh vực sỡ hữu trí tuệ. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào tính chất của từng hành vi mà có thể đối tƣợng điều chỉnh có thể nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật cạnh tranh.

- Luật Bảo vệ quyền lợi Ngƣời tiêu dùng số 59/2010/QH12 bao hàm những nội dung liên quan nhiều đến CTKLM, chẳng hạn nhƣ kiểm soát các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và trách nhiệm đời với sản phẩm, kiểm soát các hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung của các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thiết yếu. Đặc biệt, trong việc kiểm soát hoạt động quảng cáo, khuyến mại nhằm CTKLM. Các vấn đề quảng cáo so sánh, khuyến mại

không thật không chỉ là vấn đề của pháp luật chống CTKLM mà còn là vấn đề của pháp luật BVNTD.

Luật cạnh tranh số 27/2004/QH11 đánh dấu một bƣớc phát triển trong môi trƣờng pháp lý điều chỉnh các hành vi CTKLM tại Việt Nam. Luật đã có

các quy định rất chi tiết và cụ thể trực tiếp điều chỉnh CTKLM. Tiếp theo việc ban hành luật này, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật cạnh tranh. Theo đó, đến nay đã có 4 Nghị định hƣớng dẫn thi hành đã đƣợc ban hành: Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật cạnh tranh; Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 về xử lý hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh; Nghị định số 05/2006/NĐ-CP ngày 9/01/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh; Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9/01/2006 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ trƣởng Bộ Thƣơng mại, nay là Bộ Công Thƣơng cũng đã ban hành Quyết định số 27/2006/QĐ-BTM ngày 28/8/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh); và một nghị định có liên quan một phần đến Luật cạnh tranh năm 2004: Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 34 - 37)