Đối với các cơ quan quản lý
a. Chú trọng tuyên truyền pháp Luật Cạnh tranh nói chung và pháp luật về chống CTKLM nói riêng.
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật là “hoạt động định hƣớng, có tổ chức, có chủ định nhằm mục đích hình thành ở đối tƣợng tác động tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành với các hình thức, phƣơng tiện, phƣơng pháp đặc thù”. Đây là khâu quan trọng của hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật, là cầu nối chuyển tải pháp luật vào đời sống xã hội. Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật luôn là nhu cầu không chỉ của chủ thể quản lý là nhà nƣớc mà còn trở thành nhu cầu đối với chính đối tƣợng đƣợc tác động nhƣ các chủ thể kinh doanh, ngƣời tiêu dùng……Nhiều ngƣời còn cảm thấy xa lạ đối với Luật Cạnh tranh, bởi trong nó chứa đựng nhiều quy phạm, khái niệm xa lạ, khó hiểu đối với ngay cả những ngƣời nghiên cứu, thậm chí cả luật gia.
Do đó, nâng cao nhận thức, hiểu biết về Luật Cạnh tranh, trong đó có quyền cạnh tranh và quyền chống CTKLM cho các chủ thể kinh doanh, ngƣời tiêu dùng là một vấn đề hết sức quan trọng, là trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức, mà trƣớc hết là của cơ quan quản lý cạnh tranh, qua đó góp phần bảo đảm việc thực hiện Luật Cạnh tranh có hiệu quả. Bởi nếu những chủ thể có kiến thức về pháp Luật Cạnh tranh, ngƣời tiêu dùng biết đƣợc quyền của mình với tƣ cách là một chủ thể trọng tâm của thị trƣờng, thì những vụ việc vi phạm sẽ giảm, những vụ việc vi phạm pháp Luật Cạnh tranh sớm đƣợc phát hiện và xử lý.
Để thực hiện tốt nhóm giải pháp về phổ biến, tuyên tuyên truyền, giáo dục pháp luật về chống CTKLM, theo tác giả cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau đây:
b. Xây dựng đạo đức kinh doanh
Việc nâng cao nâng cao đạo đức kinh doanh và khả năng tự bảo vệ của doanh nghiệp cũng chính là giải pháp mang tính "xây" để chống lại các hành vi CTKLM ngay từ bên trong, ngay từ gốc rễ. Và đó chính là giải pháp mang tính bền vững để có đƣợc một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh.
Trong kinh doanh lợi nhuận là cơ sở tồn tại, là mục đích trực tiếp, động lực trực tiếp của hoạt động kinh doanh. Kinh doanh chỉ là kinh doanh khi nó là một hoạt động kinh tế nhằm mục đích sinh lợi cho chủ thể. Do tính quy định đó mà có ý kiến cho rằng đối với kinh doanh, sự can dự của đạo đức sẽ cản trở nguyên tắc tối đa hoá lợi ích. Đối lập với quan điểm này, tác giả cũng nhƣ nhiều chuyên gia khác cho rằng, trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào nếu không bị ràng buộc bởi những giá trị về đạo đức từ trong tầng sâu tâm lý, thì sẽ khó tránh khỏi việc các chủ thể kinh doanh sẵn sàng lợi dụng những khoảng trống, những lỗ hổng của pháp luật để thực hiện lợi ích vị kỷ của mình, gây thiệt hại cho lợi ích chung của xã hội và cho doanh nghiệp khác.
Chính vì vậy dƣới góc độ thực tiễn cũng nhƣ về mặt lý luận, nhân tố đạo đức kinh doanh rất đƣợc coi trọng và cùng với pháp Luật Cạnh tranh sẽ là những yếu tố làm lành mạnh các quan hệ kinh doanh. Đạo đức kinh doanh ngày nay nhiều khi còn trở thành một lợi thế trong cạnh tranh. Đạo đức chính là nhân tố bên trong của kinh doanh. Chính từ sự phát triển các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng đã đặt ra yêu cầu cần tăng cƣờng, nâng cao đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo kinh nghiệm của nhiều nƣớc trên thế giới khuyến khích các công ty tự xây dựng cho mình những bộ luật đạo đức công vụ, bao gồm những nguyên tắc nhƣ: những chuẩn mực đạo đức chung trong kinh doanh, trách nhiệm pháp lý đạo đức cụ thể của các thành viên trong công ty. Với Bộ luật đạo đức của công ty nhƣ vậy sẽ giúp tất cả các thành viên trong công ty ứng xử thích hợp với những tình huống cụ thể, vừa bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ
kinh doanh, vừa đáp ứng đƣợc các yêu cầu về đạo đức của xã hội, của công ty. Hiện tại có tới 1/3 các hãng của Anh, 3/4 các công ty ở Mỹ và nhiều công ty lớn ở Hồng Công đã có bộ luật đạo đức công vụ.
Tuy vậy, để làm đƣợc điều đó trƣớc hết, có lẽ cần phải bắt đầu từ cơ sở, từ những chủ thể kinh doanh cụ thể, từ đó nhân rộng và phát triển trên bình diện rộng lớn hơn, là kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo, áp dụng phù hợp để từ đó xây dựng và đề cao đạo đức kinh doanh.
Đối với doanh nghiệp: Nâng cao khả năng tuân thủ và tự bảo vệ của
doanh nghiệp
Nếu bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có biện pháp "tự phòng thân" thì chắc chắn những hoạt động CTKLM sẽ giảm. Chính sự bảo vệ tự thân của doanh nghiệp sẽ là rào cản, là lá chắn chống lại (ngăn cản) trƣớc sự tấn công của hoạt động CTKLM từ của đối thủ cạnh tranh. Ví dụ sau đây về phƣơng thức bảo vệ bí mật kinh doanh có thể đƣợc doanh nghiệp tham khảo:
Trong số các đối tƣợng sở hữu công nghiệp thì bí mật kinh doanh mang tính chất đặc thù, doanh nghiệp muốn bảo hộ bí mật kinh doanh không phải nộp đơn mà tự mình tiến hành quy trình quản lý. Nhà nƣớc không xác định quyền mà chỉ quy định các điều kiện bảo hộ và đối tƣợng bảo hộ. Chính vì vậy để bảo vệ bí mật kinh doanh thì doanh nghiệp thƣờng phải tự xây dựng cho mình quy trình quản lý trong doanh nghiệp.
Để có thể nâng cao khả năng tự bảo vệ của doanh nghiệp đối với bí mật kinh doanh, cần thiết lập các biện pháp bảo mật cần thiết nhƣ: biện pháp công nghệ, biện pháp cơ học, hợp đồng-thoả thuận bảo mật. Hay nhƣ quy trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ, nhân viên đối với bí mật kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nội quy, thoả ƣớc lao động tập thể; lập danh mục bí mật kinh doanh theo mức độ mật hoặc theo lĩnh vực áp dụng để quản lý tập trung; định kỳ đánh giá, kiểm tra tình trạng bảo mật của bí mật kinh doanh.
Bên cạnh đó để tự bảo vệ bí mật kinh doanh, ý kiến khác cho rằng doanh nghiệp cần thực thi các bƣớc sau đây: xây dựng một kế hoạch bảo vệ bí mật kinh doanh cho doanh nghiệp mình; giảm thiểu rủi ro rò rỉ thông tin bằng cách áp dụng các hợp đồng tín nhiệm với nhân viên; hợp đồng tín nhiệm với nhà thầu và đối tác; đánh dấu biểu thị (đánh dấu mật) đối với những tài liêu nhậy cảm; giới hạn việc sử dụng email và Internet mà không có hệ thống bảo vệ; kiểm soát việc tiếp cận thông tin bằng nhiều biện pháp khác nhau nhƣ khoá cửa, đặt password, dấu hiệu, ảnh nhận dạng...; cẩn trọng từ những nhân viên bất mãn; tìm sự bảo hộ từ pháp luật [33].
Đối với ngƣời tiêu dùng: Nâng cao sự hiểu biết và khả năng tự bảo vệ
của ngƣời tiêu dùng.
Trong kinh tế thị trƣờng, ngƣời tiêu dùng và các nhà kinh doanh có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, trong đó ngƣời tiêu dùng đƣợc coi là "thƣợng đế" và cũng vì thế, luôn là đối tƣợng hƣớng tới của tất cả các nhà kinh doanh. Để bảo vệ ngƣời tiêu dùng trƣớc các hành vi CTKLM, Luật Cạnh tranh năm 2004 cũng nhƣ nhiều văn bản pháp luật khác có liên quan đã có quy định điều chỉnh nhằm ngăn cản, chống lại những hành vi đó, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng nhƣ giải pháp áp dụng cho doanh nghiệp nhƣ đã nêu trên, bên cạnh việc sử dụng những biện pháp bảo vệ bằng pháp luật, cần chú ý đến những giải pháp mang tính "nội sinh" đó là tăng khả năng tự bảo vệ của chính những ngƣời tiêu dùng. Khi thông tin về hàng hoá, dịch vụ, về giá cả trở nên dễ tiệm cận, khi hiểu biết của ngƣời tiêu dùng đƣợc nâng lên, cùng với đạo đức trong kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc tăng cƣờng, thì những hoạt động CTKLM sẽ khó có môi trƣờng để tồn tại, nếu có cũng sẽ dễ bị phát hiện, bị lên án, bị tẩy chay và sẽ bị xử lý kịp thời bởi pháp luật.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng các quy định luật pháp cũng nhƣ môi trƣờng thể chế và các công cụ thực thi trên thế giới trong công tác quản lý các hoạt động CTKLM, tác giả đã làm rõ những mặt đƣợc và những vấn đề bất cập còn tồn tại trong môi trƣờng quản lý hoạt động này tại Việt Nam trong thời gian từ năm 2005-2011, đặc biệt đặt trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN.
Trong đó, môi trƣờng chính sách luật pháp đã đƣợc hoàn thiện đáng kể kể từ năm 2005 với rất nhiều các văn bản hƣớng dẫn thi hành đã đƣợc ban hành. Tuy nhiên nếu xét về nội dung các văn bản này thì còn những thiếu sót và chƣa hoàn thiện đòi hỏi Nhà nƣớc phải rà soát và sửa đổi bổ sung để bắt kịp với đòi hỏi mới của nền kinh tế.
Hệ thống các cơ quan nhà nƣớc liên quan tới việc quản lý hoạt động CTKLM đã hình thành rõ nét trong đó cơ quan chủ yếu thực thi công tác này là Cục Quản lý cạnh tranh. Đi cùng với Cục Quản lý cạnh tranh là các cơ quan chuyên ngành ở các Bộ/ban/ngành khác. Tuy nhiên, việc phối hợp thực thi còn chƣa chặt chẽ và cần sự đồng bộ hóa, đồng thời năng lực thực thi của từng cơ quan cần phải nâng cao hơn nữa.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động doanh nghiệp thực thi theo đúng các quy định của luật pháp đƣợc tiến hành đã đƣợc Nhà nƣớc chú trọng và thực thi khá hiệu quả đã góp phần rất tích cực vào việc lành mạnh hóa môi trƣờng cạnh tranh trong những năm vừa qua.
Cũng từ những kết quả nghiên cứu về thực trạng, tác giả đã đề xuất một định hƣớng tổng quát, chứa đựng những giải pháp cơ bản, đặt trong mối quan hệ so sánh, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của một số nƣớc để tạo dựng môi trƣờng chống CTKLM nói chung ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện.
Những giải pháp đề xuất cụ thể bao gồm cả những giải pháp mang tính vĩ mô và vi mô nhƣ: bổ sung, sửa đổi một số quy định liên quan đến chủ thể
Comment [NQV1]: Phần Kết luận trước hết nên
điểm lại những vđề về thực trang –điểm mạnh – điểm tồn tại của cơ chế quản lý /môi trường thể chế
hoạt dộng CTKLM. Kết luận thế này lại quá nhấn mạnh về pháp luật cạnh tranh.
Anh nên rà soát các cụm từđiều chỉnh hành vi và nếu thay thếđược thì thay thành cụm từ : quản lý các hoạt động CTKLM.
áp dụng, bổ sung một số hành vi cạnh tranh vào nhóm hành vi thuộc đối tƣợng điều chỉnh của pháp luật chống CTKLM; hoàn thiện một số quy định về bán hàng đa cấp, bán hàng đa cấp bất chính trong pháp luật về cạnh tranh và một số quy định về trình tự, thủ tục xử lý đối với các hành vi CTKLM.
Bên cạnh đó là một số giải pháp có tính vi mô đƣợc đƣa ra liên quan đến việc xây dựng đạo đức kinh doanh, nâng cao hiểu biết, khả năng tự bảo vệ của doanh nghiệp, của ngƣời tiêu dùng; cho đến công tác tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức của các chủ thể về pháp Luật Cạnh tranh nói chung, pháp luật chống CTKLM nói riêng.
Để có một bức tranh thật sự hoàn thiện về tình hình CTKLM tại Việt Nam nhất thiết phải có số liệu đầy đủ tình hình thực thi công tác quản lý hành vi CTKLM tại không chỉ Cục Quản lý cạnh tranh mà còn của các cơ quan khác nhƣ Cục Quản lý thị trƣờng và các Chi Cục tại các địa phƣơng, Cục Sở hữu trí tuệ, Thanh tra Khoa học Công nghệ - Bộ Khoa học Công nghệ, ... Tuy nhiên, thực tế các Chi Cục quản lý thị trƣờng tại địa phƣơng không có con số báo cáo cụ thể và định kỳ về tình hình vi phạm CTKLM. Cũng tƣơng tự nhƣ vậy, các đơn vị nhƣ Cục Sở hữu trí tuệ, Thanh tra Khoa học Công nghệ không coi các hành vi CTKLM là đối tƣợng thuộc phạm vi điều chỉnh của các cơ quan này và do vậy công tác thống kê thƣờng bỏ sót. Đây cũng là điểm còn bất cập trong hệ thống các cơ quan quản lý hiện nay và cũng gây khó khăn cho tác giả trong quá trình thu thập số liệu.
Tác giả hiện đang công tác tại Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thƣơng - một cơ quan quản lý trực tiếp đối với hoạt động CTKLM, thƣờng xuyên tiếp cận với công tác quản lý của các cơ quan/bộ/ngành liên quan đã thực sự cố gắng nghiên cứu, thu thập, tổng hợp số liệu, từ đó góp thêm ý kiến cá nhân của mình trong việc tạo dựng một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ thƣơng mại (2003), Kỷ yếu hội thảo, "Cơ quan cạnh tranh kinh nghiệm quốc tế và lựa chọn cho Việt Nam" , Hà Nội
2. Bộ Công Thƣơng (1998), Nghiên cứu liên quan đến cạnh tranh thuộc dự án VIE /94/003-Tăng cường năng lực pháp luật tại Việt Nam, Hà Nội
3. Nguyễn Quốc Dũng (2000), Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội 4. Trần Thái Dƣơng (2006), “Tổ chức xã hội-nghề nghiệp và hiệp hội kinh tế với việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật kinh tế”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 2/2006.
5. Nguyễn Thị Dung (2005), “Khái niệm "Quảng cáo" trong pháp luật Việt Nam và ảnh hƣởng của nó đến việc hoàn thiện pháp luật về quảng cáo”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12/2005.
6. Trần Mạnh Đạt (2004), Đấu tranh phòng, chống tội kinh doanh trái phép ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
7. Nguyễn Ngọc Điện (1999), Nghiên cứu về tài sản trong Luật dân sự Việt Nam, Nxb trẻ thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Cục quản lý cạnh tranh (2005), Hỏi đáp về bán hàng đa cấp theo Luật cạnh tranh Canada, Hà Nội
9. Cục Quản lý cạnh tranh (2010), Chuyên đề nghiên cứu thực trạng quản lý hành vi CTKLM tại Việt Nam, Hà Nội
10. Cục Quản lý cạnh tranh (2011), Chuyên đề nghiên cứu thực trạng quản lý hành vi CTKLM tại Việt Nam, Hà Nội
11. Cục Quản lý cạnh tranh (2010), Báo cáo cạnh tranh năm 2010, Hà Nội 12. Cục Quản lý cạnh tranh (2010), Báo cáo cạnh tranh năm 2011, Hà Nội
13. Dƣơng Đăng Huệ (2003), Bài phát biểu tại Hội thảo “Cơ quan cạnh tranh: kinh nghiệm quốc tế và lựa chọn cho Việt Nam” Bộ thƣơng mại, Hà Nội 8-9/7/2003.
14. Đặng Vũ Huân (2004), Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống CTKLM ở Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Trần Đình Hảo (2001), Pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay, Nxb công an nhân dân, Hà Nội.
16. Nguyễn Hữu Huyên (2004), Luật cạnh tranh của Pháp và liên minh châu Âu, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.
17. Trịnh Duy Huy (2003), Vai trò của đạo đức kinh doanh và việc xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Bùi Nguyên Khánh (2004), “Hiện đại hoá Luật CTKLMcủa CHLB Đức trên nền tảng của quá trình hài hoà hoá pháp luật về CTKLM của liên minh