tranh bình đẳng, lành mạnh tại Việt Nam trong thời gian qua
Một câu hỏi có thể đƣợc đặt ra là quan điểm xây dựng môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh có mâu thuẫn hay bị hạn chế bởi quan điểm ƣu tiên phát triển thành phần kinh tế hay không?
Nhƣ đã phân tích, trong lĩnh vực cạnh tranh thì kiểm soát hạn chế cạnh tranh và chống CTKLM là hai nội dung chủ yếu của pháp Luật Cạnh tranh. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam có thể nhận thấy quan điểm của Đảng trong việc kiểm soát độc quyền và tạo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh (hay chống CTKLM) phải xét trong bối cảnh đặt vị thế hay vai trò của các thành phần kinh tế (từ đó dẫn đến các chủ thể kinh tế) là khác nhau. Chính vì việc xác định vai trò hay tầm quan trọng khác nhau của các thành phần kinh tế, các chủ thể kinh tế, cũng dẫn đến những mức độ ƣu tiên phát triển khác nhau. Đây là điều dễ hiểu, vì bất kỳ một nƣớc nào trong từng giai đoạn cũng phải xác định vai trò và do đó có những ƣu tiên cho phát triển. Chẳng hạn từ sau những năm 2002, Trung Quốc xác định ƣu tiên phát triển khoa học công nghệ thì tất nhiên những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này sẽ đƣợc hƣởng ƣu thế hơn so với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác. Chính vì vậy, quan điểm cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh phải xét trong bối cảnh bình đẳng trong một phạm vi hoạt động hoặc ở vào vị thế, vai trò đóng góp khác nhau cho nền kinh tế.
Trên cơ sở xem xét các yếu tố liên quan, song song với quan điểm tạo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng lành mạnh, bên cạnh việc công nhận và bảo đảm quyền bình đẳng của các thành phần kinh tế, Đảng cũng xác định vai trò khác nhau của các thành phần kinh tế trong chiến lƣợc ƣu tiên phát triển.
Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng khi phân tích về cơ cấu thành phần kinh tế, xác định “khu vực kinh tế nhà nƣớc chiếm vị trí quan trọng trong nên kinh tế, đảm nhận các khâu then chốt và các lĩnh vực trọng yếu, nhất là trong công nghiệp, cơ sở hạ tầng và tài chính, tín dụng. Nhiều doanh nghiệp nhà nƣớc đã tiếp cận thị trƣờng, đầu tƣ chiều sâu, đổi mới công nghệ, hoạt động có hiệu quả hơn trƣớc... Phát triển doanh nghiệp nhà nƣớc trong những ngành sản xuất và dịch vụ quan trọng; xây dựng các tổng công ty nhà nƣớc đủ mạnh để làm nòng cốt trong những tập đoàn kinh tế lớn, có năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế …”.
Tại thời điểm này, Đảng cũng xác định các ngành, lĩnh vực quan trọng nhằm xây dựng các tổng công ty nhà nƣớc nòng cốt bao gồm: dầu khí, điện, than, hàng không, đƣờng sắt, vận tải viễn dƣơng, viễn thông, cơ khí, luyện kim, hoá chất, vật liệu xây dựng, xuất nhập khẩu, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán...
Tuy vậy, văn kiện cũng xác định rõ trách nhiệm phải tham gia cạnh tranh bình đẳng của doanh nghiệp nhà nƣớc, trong đó nhấn mạnh đổi mới cơ chế quản lý phân biệt quyền của chủ sở hữu và quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Chuyển các doanh nghiệp nhà nƣớc kinh doanh sang hoạt động theo cơ chế công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm đầy đủ trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cạnh tranh bình đẳng trƣớc pháp luật; xoá bỏ bao cấp của Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó, quan điểm của Đảng cũng xác định vị trí của khu vực kinh tế nhà nƣớc là quan trọng chỉ trong trƣờng hợp nó thực sự và có khả năng trở nên quan trọng, tức là không phải trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế, do đó không tạo lập vị thế này trên cơ sở hạn chế vai trò của khu vực kinh tế khác. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX ngày ngày 10 tháng 4 năm 2006 về phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước, cụ thể: “Đặt các doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc vào môi trƣờng hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh. Thu hẹp tối đa diện Nhà nƣớc độc quyền kinh doanh, xoá bỏ đặc quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Có cơ chế giám sát và chính sách điều tiết đối với những doanh nghiệp chƣa xoá bỏ đƣợc vị thế độc quyền kinh doanh. Chỉ thành lập mới doanh nghiệp nhà nƣớc khi hội đủ các điều kiện và trong những lĩnh vực sản xuất, cung ứng những sản phẩm, dịch vụ thật cần thiết cho phát triển kinh tế - xã hội và chủ yếu dƣới hình thức công ty cổ phần” [24] Nhƣ vậy, cũng có thể thấy đến giai đoạn này (2006-2010) quan điểm đã chuyển sang xác định điều kiện và tầm quan trọng của lĩnh vực thay vì xác định các lĩnh vực cụ thể để tạo lập doanh nghiệp nhà nƣớc và. hơn nữa cũng chủ yếu dƣới hình thức công ty cổ phần. Và cũng do vậy, có thể nhận thấy quan điểm của Đảng trong việc đảm bảo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh đồng thời xác định vai trò quan trọng của kinh tế nhà nƣớc là tôn trọng cạnh tranh bình đẳng theo cơ chế thị trƣờng.