- Pháp và Anh đều quản lý các hoạt động CTKLM trên cơ sở các nguyên tắc chung về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng (tortlaw) và cụ thể hoá thông qua các án lệ. Một số nƣớc khác cũng xây dựng pháp luật về CTKLM theo hƣớng này là Hà Lan và Italia. Tại các quốc gia này, toà án có vai trò rất lớn trong việc đánh giá hành vi CTKLM và quyết định biện pháp xử lý, với chế tài chủ yếu là bồi thƣờng thiệt hại.
Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt giữa hai hệ thống Dân luật và Thông luật trong cách thức áp dụng pháp luật đối với lĩnh vực này. Trong hệ thống của Pháp, toà án có thẩm quyền xem xét và phán quyết nhiều hành vi cạnh tranh khác nhau, từ đó hình thành các án lệ đa dạng về các hành vi gây cản trở hoạt động cạnh tranh và các hành vi lợi dụng thành quả của đối thủ cạnh tranh.
Trong khi đó, hệ thống Thông luật của Anh chỉ thừa nhận việc áp dụng tort law về CTKLM đối với một số dạng hành vi cụ thể nhƣ gây nhầm lẫn, mạo nhận về nhãn hiệu (passing off) và xâm phạm bí mật kinh doanh. Do đó, để đƣợc toà án giải quyết, các vụ việc về CTKLM phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định, và các thẩm phán có thể từ chối thụ lý nếu vụ việc liên quan đến các hành vi thị trƣờng nằm ngoài phạm vi các hành vi CTKLM nêu trên.
- Bên cạnh đó, một số nƣớc đã lựa chọn cách tiếp cận sử dụng luật chuyên ngành để quản lý các hoạt động CTKLM. Một số nƣớc nhƣ Đức, Áo, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, Luxemburg đã có một đạo luật riêng về cạnh tranh không lành mạnh, một số nƣớc khác nhƣ Hungary, Bungary hay Rumani xây dựng các quy định về CTKLM trong một đạo luật
về thƣơng mại hay cạnh tranh. Các quốc gia này đã luật hoá một số dạng hành vi CTKLM điển hình, dựa trên cơ sở các khuyến nghị tại Điều 1 Obis Công ƣớc Paris về Bảo hộ Sở hữu công nghiệp, và lấy đó làm cơ sở cho việc thực thi pháp luật về CTKLM. Tuỳ thuộc vào quan điểm điều tiết nền kinh tế thị trƣờng của từng quốc gia tại từng thời kỳ nhất định, danh sách các hành vi CTKLM bị cấm có thể nhiều hay ít. Cách tiếp cận này khiến cho các quy định về CTKLM rõ ràng và dễ áp dụng, những mặt khác khiến cho quá trình thực thi trở nên cứng nhắc và gây khó khăn cho cơ quan thực thi trong việc điều chỉnh các hành vi cạnh tranh mới xuất hiện, hay có sự thay đổi về điều kiện kinh tế xã hội. Ví dụ, nhiều nƣớc tại châu Âu trong một thời gian dài đã coi việc một doanh nghiệp tìm kiếm và thu hút các khách hàng đã có quan hệ hợp đồng ổn định với doanh nghiệp cạnh tranh khác là một dạng thức CTKLM. Tuy nhiên rõ ràng trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng tự do, quy định nhƣ vậy là không hợp lý, một mặt không đảm bảo quyền tự do lựa chọn cho khách hàng, mặt khác không tạo động lực khuyến khích các doanh nghiệp có động lực phát triển. Việc sửa đổi, bổ sung danh sách các hành vi CTKLM đã đƣợc luật hoá đòi hỏi phải có những nỗ lực lập pháp với thủ tục không dễ dàng, nhiều khi không đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh chóng và linh hoạt của cơ chế thị trƣờng.
- Trong nhiều năm gần đây, đã có những nỗ lực để thống nhất các quy định về CTKLM giữa các nƣớc thành viên EU trong khuôn khổ chƣơng trình hài hoà hoá pháp luật chung của Cộng đồng châu Âu [18] dựa trên Công ƣớc Paris về Bảo hộ Sở hữu Công nghiệp, các quốc gia châu Âu đã phát triển các quy định chung theo nhiều hình thức, cấp độ, từ các nguyên tắc cơ bản về cạnh tranh tại Hiệp ƣớc Ro me 1957 đến những thoả thuận nhóm nhƣ Luật Nhãn hiệu chung của khối Benelux 1971 và những hƣớng dẫn chung từ EC đến các nƣớc thành viên nhƣ Chỉ thị số 2005/29!EC. Mặc dù vậy, tính đến sự
khác biệt còn tồn tại giữa hệ thống pháp luật của các quốc gia thành viên, EU vẫn phải bổ sung một số nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật. EC cũng đã ban hành Quy định số 200612004 ngày 27/10/2004 về việc hợp tác giữa các cơ quan chịu trách nhiệm thực thi pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng của các quốc gia thành viên [3].