Việt Nam trong giai đoạn 2006-2011
Nhƣ đã trình bày ở trên, tại Việt Nam, trong số các cơ quan có chức năng phát hiện và xử lý các hoạt động CTKLM bao gồm: Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thƣơng), Cục Sở hữu trí tuệ, Thanh tra Bộ Khoa học Công nghệ, lực lƣợng quản lý thị trƣờng, thì Cục Quản lý cạnh tranh là đơn vị có thẩm quyền xem xét và xử lý cả các vụ việc liên quan đến CTKLM và còn có quyền xử phạt các hành vi CTKLM. Để quản lý và kiểm soát các hoạt động CTKLM, cơ quan này thƣờng xuyên tiến hành điều tra để có các căn cứ nhằm xử lý, qua đó tạo dựng môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho doanh nghiệp [12].
Bảng thống kê sau cho thấy số lƣợng vụ việc tƣơng ứng với các hành vi CTKLM đã đƣợc thụ lý bởi Cục Quản lý cạnh tranh từ năm 2006 đến năm 2011.
Bảng 2.1: Thống kê số vụ việc CTKLM năm 2006-2011 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng Quảng cáo nhằm CTKLM 0 0 0 5 20 33 58 Khuyến mại nhằm CTKLM 0 0 0 2 2 4
Gièm pha nói xấu doanh nghiệp khác 0 1 0 4 1 2 8 Chỉ dẫn gây nhầm lẫn 0 1 1 0 1 3 Bán hàng đa cấp bất chính 0 2 10 3 4 1 20
Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác 0 0 1 0 0 0 1 Tổng số 0 4 12 14 28 36 94 Số tiền phạt + phí xử lý 0 85 triệu VND 805 triệu VND 1 tỷ 81 triệu VND 1 tỷ 80 triệu VND 1 tỷ 425 triệu VND 4 tỷ 256 triệu VND
Nguồn: Báo cáo cạnh tranh 2012 (Cục Quản lý cạnh tranh)
Trong tổng số 36 vụ việc đƣợc điều tra năm 2011, Cục Quản lý cạnh tranh đã kết thúc điều tra và ra quyết định xử lý đối với 24 vụ, đình chỉ điều tra 03 vụ việc do kết quả điều tra sơ bộ cho thấy chƣa đủ căn cứ kết luận Bên bị điều tra đã thực hiện hành vi vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh, 04 vụ đang trong giai đoạn điều tra chính thức và 05 vụ đang trong giai đoạn điều tra sơ bộ. Trong năm 2011, Cục Quản lý cạnh tranh ra quyết định xử lý vụ việc đối với 30 vụ việc (trong đó có 06 vụ việc đã bắt đầu điều tra từ năm 2010), thu về ngân sách nhà nƣớc với tổng số tiền phạt và phí xử lý vụ việc cạnh tranh là 1.425.000.000 VNĐ (Một tỷ bốn trăm hai mƣơi lăm triệu đồng)
Biểu đồ 2.1: Số vụ việc CTKLM trong giai đoạn từ 2006 – 2011
Nguồn: Báo cáo cạnh tranh 2012 (Cục Quản lý cạnh tranh)
Bảng 2.2: Số lƣợng vụ việc đƣợc tiếp nhận, điều tra và xử lý (2006-2011)
2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số Tiếp nhận 7 13 14 59 66 88 247 Điều tra 0 4 12 16 28 36 94 Quyết định 0 2 11 15 24 32 84 Tổng số 7 19 37 88 118 156
Nguồn: Báo cáo cạnh tranh 2012 (Cục Quản lý cạnh tranh)
2.4. Một số vụ việc CTKLM điển hình sau khi Luật cạnh tranh ra đời và
hoạt động quản lý của Nhà nƣớc (2005-nay)
Xem xét các số liệu ở trên cho ta thấy, trong những năm 2006 - 2011, hành vi vi phạm bị xử lý tập trung chủ yếu là các hành vi quảng cáo nhằm
CTKLM (vi phạm Khoản 3 Điều 45 Luật Cạnh tranh). Bên cạnh đó là các hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn, dèm pha doanh nghiệp khác và bán hàng đa cấp bất chính cũng diễn ra khá phổ biến.
Để hiểu rõ hơn về bản chất các hành vi CTKLM phổ biến nhất trên thị trƣờng hiện nay, tác giả xin đi vào phân tích một số vụ việc về liên quan tới các doanh nghiệp có các hành vi CTKLM đang diễn ra khá phổ biến đã nói ở trên là: quảng cáo nhằm CTKLM, chỉ dẫn gây nhầm lẫn, dèm pha doanh nghiệp khác và bán hàng đa cấp bất chính. Các hành vi này đã đƣợc cơ quan quản lý cạnh tranh thụ lý, xét xử và trở thành những vụ việc vi phạm “kinh điển” cho nhóm hành vi vi phạm pháp luật về CTKLM.
Hành vi quảng cáo nhằm CTKLM
Quảng cáo nhằm CTKLM là hành vi đƣa thông tin gian dối cho khách hàng về giá cả, số lƣợng, kiếu giáng bao bì, chủng loại, thời hạn sản xuất, nơi sản xuất, …hoặc so sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác; bắt chƣớc một sản phẩm quảng cáo khác.
Một trong những vụ việc điển hình về hành vi quảng cáo nhằm CTKLM đƣợc Cục Quản lý cạnh tranh xử lý trong năm 2011 là vụ việc Công ty Cổ phần mua sắm hạnh phúc.
Hộp 2.1: Xử lý hoạt động CTKLM tại Công ty Cổ phần mua sắm hạnh phúc.
Từ đầu năm 2010, Công ty bắt đầu nhập khẩu và kinh doanh theo phƣơng thức bán hàng qua điện thoại (thông qua quảng cáo trên truyền hình, website..) nhiều sản phẩm trong đó có các sản phẩm nhƣ: (1) Sản phẩm nhuộm tóc Meizi, (2) Bộ sản phẩm Super Yuna, (3) Kem Perfect BB Cream, (4) Kem TT Flawless Whitening BB Cream, (5) Mỹ phẩm TT Pink Lady, (6) Mặt nạ chống nhăn vùng mắt Cobor Wrinkle for eye, (7) Mặt nạ
dƣỡng Cobor, (8) Quần lót Eve’s Love,(9) Áo lót Wonderful. Phát hiện nội dung quảng cáo các sản phẩm trên có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh đã khởi xƣớng điều tra vụ việc cạnh tranh điều tra Công ty Cổ phần Mua sắm Hạnh Phúc về hành vi quảng cáo nhằm CTKLM. Kết quả xác minh trong quá trình điều tra của Cục Quản lý cạnh tranh cho thấy, các nội dung quảng cáo trên truyền hình đối với các sản phẩm nêu trên không phù hợp với hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Đây là các quảng cáo mang tính thổi phồng, có thể khiến khách hàng/ ngƣời tiêu dùng nhầm lẫn và hiểu sai lệch về tính năng, công dụng và giá trị thực sự của sản phẩm. Bên cạnh đó, hình thức quảng cáo của Công ty này còn gây nhầm lẫn cho khách hàng/ngƣời tiêu dùng bằng hình ảnh trong những đĩa quảng cáo phát sóng trên truyền hình, những ngƣời sử dụng các sản phẩm của Công ty dƣờng nhƣ đƣợc lột xác sau khi sử dụng sản phẩm và đƣa ra những lời tán dƣơng, cam kết về chất lƣợng của sản phẩm. Công ty tiến hành quảng cáo trên các kênh truyền hình nhiều ngƣời xem nhƣ HTVC, SCTV, các đài truyền hình địa phƣơng (Long An, Cần Thơ, Tiền Giang, Bến Tre), VCTV2, VCTV12, vì vậy lƣợng khán giả bị tác động tiêu cực từ các quảng cáo sai lệch này là rất lớn. Công ty Cổ phần mua sắm hạnh phúc bị áp dụng tình tiết tăng nặng do thực hiện hành vi vi phạm liên tục đối với nhiều sản phẩm trong thời gian dài. Kết thúc vụ việc, Cục Quản lý cạnh tranh đã xử phạt Công ty Cổ phần mua sắm hạnh phúc 45 triệu đồng đồng thời yêu cầu Công ty phải ngay lập tức chấm dứt hành vi vi phạm và không đƣợc tái phạm hành vi. Sau đó, Công ty đã chấp hành quyết định của Cục Quản lý cạnh tranh và chỉnh sửa các nội dung quảng cáo sai lệch. Công ty cũng cam kết sẽ không tái phạm hành vi quảng cáo sai lệch trong tƣơng lai.
Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn
Chỉ dẫn gây nhầm lẫn là chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thƣơng mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tƣợng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn
địa lý và các yếu tố khác để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh
Hộp 2.2: Xử lý hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn của công ty Thúy Hƣơng đối với sản phẩm trà chanh Nestea
Sản phẩm trà chanh Nestea hiện đƣợc ƣa chuộng trên thị trƣờng nhƣng không ít khách hàng, nhất là khách hàng ở các tỉnh, bị nhầm lẫn với Freshtea của công ty Thuý Hƣơng.
Theo tài liệu của Công ty sở hữu trí tuệ Banca đƣợc công bố công khai trong cuộc hội thảo do Bộ Công thƣơng tổ chức thì, công ty Thuý Hƣơng (Thanh Trì, Hà Nội) đã có hành vi CTKLM.
Cụ thể, Thuý Hƣơng đã sử dụng chỉ dẫn thƣơng mại gây nhầm lẫn giữa Freshtea và Nestea. Sự tƣơng tự về phần chữ: Cấu tạo, cách phát âm và tƣơng tự cả về cách trình bày, bố cục, mầu sắc. Trông bề ngoài, nếu không để ý sẽ khó phát hiện hai gói trà chanh này là do hai công ty khác nhau sản xuất. Một số ngƣời tiêu dùng đƣợc hỏi thì cho rằng, cả Freshtea và Nestea cùng là sản phẩm của công ty Nestle, vì trông chúng rất... giống nhau.
Sau khi điều tra, Cục Quản lý cạnh tranh đã ra quyết định xử phạt công ty Thúy Hƣơng 45 triệu đồng vì hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn
Hành vi dèm pha các doanh nghiệp khác
Gièm pha doanh nghiệp khác là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đƣa ra thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác, gây ảnh hƣởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Hộp 2.3: Xử lý hành vi gièm pha doanh nghiệp khác của công ty Thu Hiên
Công ty Thu Hiên là doanh nghiệp nhỏ, kinh doanh và phân phối độc quyền mặt hàng bột thạch rau câu “Konnyaku Jelly Powder” của Công ty Jim Willie tại thị trƣờng Việt Nam từ năm 2002. Năm 2007, Công ty Thu Hiên đã phát hiện thị trƣờng Việt Nam có lƣu hành sản phẩm bột rau câu “Konnyaku Jelly Powder” của Công ty Thu Hiên - đó là sản phẩm của Công ty TNHH thƣơng mại dịch vụ sản xuất Nguyễn Long.
Ngày 17/03/2010 Công ty Thu Hiên đã tiến hành gửi hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh tới Cục Quản lý cạnh tranh khiếu nại về hành vi CTKLM của Công ty Nguyễn Long. Trong đó, Công ty Thu hiền khiếu nại Công ty Nguyễn Long đã sử dụng tên thƣơng mại “Konnyaku Jelly Powder” của công ty Thu Hiên một cách mà không có bất cứ một sự chấp thuận nào của Công ty Jimwillie hay công ty Thu Hiên.
Sau khi thụ lý và điều tra vụ việc, Cục quản lý cạnh tranh cho rằng Công ty Thu Hiên đã có hành vi gián tiếp đƣa ra thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác, gây ảnh hƣởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nguyễn Long.
Ngày 25/10/2010, Cục Quản lý cạnh tranh xử phạt công ty Thu Hiên về hành vi gièm pha doanh nghiệp khác, vi phạm quy định tại Điều 43 Luật Cạnh tranh với mức xử phạt là 10.000.000 đồng.
Hành vi bán hàng đa cấp bất chính
Bán hàng đa cấp bất chính là hình thức bán hàng đa cấp có các hành vi nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng ngƣời tham gia mạng lƣới bán hàng đa cấp nhƣ: yêu cầu ngƣời muốn tham gia mạng phải đặt cọc, phải mua một số lƣợng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để đƣợc quyền tham gia mạng lƣới bán hàng đa cấp; cho ngƣời tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thƣởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ ngƣời khác tham gia mạng
lƣới bán hàng đa cấp; cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lƣới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ ngƣời khác tham gia,…
Hộp 2.4: Xử lý hành vi bán hàng đa cấp bất chính của Công ty Cổ phần Liên kết tri thức và Công ty Cổ phần Quốc tế Kiệt Vinh Lục Cốc
Căn cứ theo một số dấu hiệu ban đầu do Chi cục Quản lý thị trƣờng Hà Nội cung cấp, Cục Quản lý cạnh tranh thụ lý và tiến hành điều tra đối với Công ty Cổ phần Liên kết tri thức có trụ sở tại địa chỉ số 8, ngách 162/17 phố Nguyễn Tuân, Quận Thanh Xuân, Hà Nội, Công ty Cổ phần Quốc tế Kiệt Vinh Lục Cốc có trụ sở tại Tầng 3, tòa nhà Detech, số 15 đƣờng Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội có dấu hiệu bán hàng đa cấp bất chính. Trong quá trình điều tra, Cục Quản lý cạnh tranh đã phát hiện các doanh nghiệp nói trên đã tự in và phát hành nhiều tờ rơi quảng cáo về tính năng, công dụng một cách khó tin của một số sản phẩm thực phẩm chức năng do các doanh nghiệp này đang kinh doanh theo phƣơng thức bán hàng đa cấp. Qua quá trình điều tra, các cơ quan chức năng đã xác minh đƣợc là các sản phẩm thực phẩm chức năng này không hề có tác dụng nhƣ thông tin đƣợc quảng cáo trong tờ rơi.
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật Cạnh tranh và khoản 2 Điều 38 của Nghị định 120/2005/NĐ-CP, hành vi “cung cấp thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp” là hành vi bán hàng đa cấp bất chính với mức phạt có thể đến 100.000.000đ. Trong quá trình điều tra, hai doanh nghiệp đã có thái độ hợp tác đúng mức, nhận thức đƣợc sai phạm và cam kết khắc phục hậu quả Cục Quản lý cạnh tranh đã xử phạt Công ty Cổ phần Liên kết tri thức 85.000.000 đồng và ty Cổ phần Quốc tế Kiệt Vinh Lục Cốc 60.000.000 đồng.
Nhận xét chung về thực trạng hoạt động CTKLM và quản lý nhà nước đối với hoạt động CTKLM.
Qua nghiên cứu và phân tích một số vụ việc CTKLM điển hình đang diễn ra tại Việt Nam hiện nay, tác giả thấy rằngsố lƣợng các vụ việc vi phạm pháp luật về CTKLM đã tăng lên rất nhanh trong thời gian từ năm 2006 tới nay. Điều này đƣợc thể hiện trong số lƣợng vụ việc mà cơ quan quản lý cạnh tranh đã phát hiện và xử lý. Từ 7 vụ việc năm 2006 tăng lên 118 vụ năm 2010 và 156 vụ năm 2011.
Xét về loại hành vi vi phạm có thể thấy rõ một thực trạng là các hành vi này diễn ra khá đa dạng, từ hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn, gièm pha doanh nghiệp khác, bán hàng đa cấp bất chính cho tới hành vi gây rối các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, hành vi phổ biến nhất vẫn là hành vi quảng cáo nhằm CTKLM chiếm tới gần một nửa số lƣợng các vụ việc. Điều này cũng dễ lý giải vì khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trƣờng có nhiều thành phần cùng tham gia thì cũng là thời điểm mà số lƣợng các doanh nghiệp tăng lên khá nhanh. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt để tìm thị trƣờng, tìm kiếm khách hàng thì các doanh nghiệp cũng đã tìm mọi cách để quảng bá hình ảnh về doanh nghiệp, tính năng và công dụng sản phẩm. Trong đó, nhiều trƣờng hợp đã quảng cáo thổi phồng quá mức gây nhầm lẫn và thậm chí là lừa dối với khách hàng, vi phạm Luật cạnh tranh.
Trƣớc thực trạng phức tạp của việc vi phạm pháp luật đối với hành vi CTKLM, nhà nƣớc cũng đã kịp thời có những động thái tích cực nhằm làm giảm số vụ việc vi phạm trong đó có các hoạt động nhƣ ban hành chính sách, luật pháp và xây dựng hệ thống các cơ quan liên quan nhằm quản lý và xử phạt các hành vi này.
Quá trình xử lý các vụ việc vi phạm mà đặc biệt là công tác điều tra, xử lý của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thƣơng đã phân tích ở trên đã phát
hiện rất nhiều trƣờng hợp vi phạm của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, số lƣợng phát hiện và xử lý chỉ là con số khiêm tốn so với thực trạng vi phạm của các doanh nghiệp hiện nay. Điều này cũng có nguyên nhân khách quan và chủ quan từ chính nội tại của nền kinh tế và tính chủ động đối phó của Nhà nƣớc. Đặc biệt, công tác thực thi pháp luật cạnh tranh mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển nên hiệu quả còn chƣa thực sự cao.
Điều này đang đặt ra vấn đề cấp thiết trong việc xác định lại phƣơng hƣớng, đƣa ra các giải pháp mang tính trƣớc mắt và lâu dài nhằm hoàn thiện môi trƣờng pháp luật và thể chế và nâng cao hiệu quả công tác thực thi pháp luật đối với hoạt động CTKLM. Tác giả xin đề cập tới vấn đề này ở Chƣơng 3 sau đây.
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG BỐI CẢNH
NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở VIỆT NAM
Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về cạnh tranh đƣợc thể hiện trong