Hoàn thiện hệ thống các cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 61 - 64)

Có thể nói bên cạnh những vấn đề về nội dung quy phạm điều chỉnh các quan hệ cạnh tranh, thì việc xác định mô hình, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của một cơ quan quản lý cạnh tranh đã tốn không ít thời gian và công sức của các cơ quan, các chuyên gia trong và ngoài nƣớc. Luận văn này không bình luận về việc tại sao lựa chọn mô hình, vị trí... hiện nay của cơ quan quản lý cạnh tranh, mà chỉ nghiên cứu để chỉ ra những gì cần làm để có thể phát huy đƣợc hiệu quả cao nhất với vị trí, chức năng, nhiệm vụ mà Luật thực định đã quy định cho cơ quan quản lý cạnh tranh Việt Nam, để từ đó góp phần bảo đảm thực thi có hiệu quả pháp Luật Cạnh tranh nói chung và pháp luật chống CTKLM nói riêng.

Theo quy định của Luật Cạnh tranh năm 2004, cơ quan quản lý cạnh tranh là cơ quan trực thuộc Bộ thƣơng mại, nhƣng chức năng, nhiệm vụ của nó lại do Chính phủ quy định. Có lẽ đây cũng là "đặc thù" của Việt Nam trong việc quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý cạnh tranh nếu so sánh với vị trí của nó. Nghiên cứu các quy định của Luật Cạnh tranh cho thấy, vai trò của cơ quan quản lý cạnh tranh có thể đƣợc xem là trung tâm, quan trọng nhất, quyết định đến hiệu quả không chỉ trong việc phòng, chống có hiệu quả đối với các hành vi cạanh tranh không lành mạnh và cả những hành vi hạn chế cạnh tranh. Cơ quan quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ điều tra cả đối với những hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi CTKLM.

Căn cứ vào các quy định của Luật Cạnh tranh năm 2004 thì đối với những hành vi CTKLM, cơ quan quản lý cạnh tranh không chỉ có nhiệm vụ

điều tra mà còn cả việc xử lý, xử phạt đối với những hành vi này. Nhƣ vậy, khâu điều tra có một ý nghĩa quan trọng tạo sản phẩm "đầu vào", là căn cứ để thực hiện tốt các khâu tiếp theo thuộc thẩm quyền. Chất lƣợng của khâu điều tra có ý nghĩa quyết định đến tính đúng đắn của quyết định xử lý vụ việc CTKLM. Một sản phẩm điều tra không tốt do điều tra viên thực hiện sẽ ảnh hƣởng đến các bƣớc xử lý tiếp theo.

Nghị định 06/2006/NĐ-CP ngày 9/01/2006 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh đã có quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức của Cục, theo đó đã thiết lập một đơn vị chuyên trách trực tiếp giúp Cục trƣởng Cục quản lý cạnh tranh trong việc giải quyết đối với các hành vi CTKLM: Ban điều tra và xử lý các hành vi CTKLM (Điều 3 khoản 1 Luật Cạnh tranh năm 2004). Nhƣ vậy về mặt pháp lý mô hình bên trong của cơ quan quản lý cạnh tranh đã đƣợc hình thành. Tiếp theo ngày 28 tháng 8 năm 2006, Bộ trƣởng Bộ Thƣơng mại đã ban hành quyết định số 27/2006/QĐ-BTM quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị thuộc Cục Quản lý cạnh tranh, trong đó có Ban điều tra và xử lý các hành vi CTKLM. Theo đó, Ban này có chức năng tổ chức điều tra và xử lý các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi CTKLM. Trên cơ sở chức năng này, Ban đƣợc giao 10 nhiệm vụ, quyền hạn.

Với những gì đã trình bày ở trên và qua khảo sát, để nâng cao hiệu lực của cơ quan quan quản lý cạnh tranh, tác giả cho rằng, bên cạnh các yếu tố về chất lƣợng các quy phạm pháp luật quản lý các hoạt động cạnh tranh nói chung và hoạt động CTKLM nói riêng, về mô hình tổ chức thực thi, thì yếu tố con ngƣời có tính quyết định, trực tiếpmà ở đây chính là những ngƣời trực tiếp điều tra, xử lý đối với các hành vi CTKLM. Đây chính là những ngƣời trực tiếp áp dụng pháp luật, sử dụng pháp luật trong từng vụ việc cụ thể. Tuy nhiên, qua khảo sát của tác giả, do mới đƣợc thành lập nên lực lực lƣợng cán

bộ ở đây hiện vẫn đang trong quá trình hình thành, rất mỏng về số lƣợng, một số đƣợc lấy tại chỗ, còn đa số mới đƣợc tuyển dụng từ nhiều nguồn khác nhau... Nhiều cán bộ hiện đang đƣợc Cục cử đi tập huấn, đào tạo để bổ sung vào lực lƣợng điều tra viên...

Bên cạnh đó chất lƣợng của những cán bộ thực thi là vấn đề cần đƣợc chú trọng đặc biệt, bởi không chỉ riêng trong lĩnh vực cạnh tranh, mà trong mọi lĩnh vực, trình độ năng lực của cán bộ thực thi pháp luật có ý nghĩa quyết định và tỷ lệ thuận với chất lƣợng, hiệu quả công việc. Do đang trong quá trình hình thành bộ máy nên việc lựa chọn cũng cần chú ý đến vấn đề này.

Một vấn đề xin đƣợc nói thêm là, đây là cơ quan mới đƣợc thành lập, do đó để bảo đảm thực thi có hiệu quả của toàn bộ máy trong Cơ quan, bên cạnh việc sớm hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, cần sớm xây dựng Quy chế phối hợp trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong cơ quan, nhất là giữa Ban điều tra và xử lý các hành vi CTKLM với Ban giám sát và quản lý cạnh tranh, Ban bảo vệ ngƣời tiêu dùng…, để bảo đảm sự nhịp nhàng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, từ đó có thể sẽ góp phần nào trong việc nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của những đơn vị có liên quan khi có sự phối hợp.

Xử lý CTKLM là những vấn đề pháp lý rất mới ở nƣớc ta. Chính vì thế, trong thời gian tới, Bộ Công Thƣơng cần có biện pháp thích hợp để đào tạo cán bộ, nhất là các cán bộ hoạt động thực tiễn trong vấn đề này (điều tra viên). Hình thức đào tạo cán bộ có thể đa dạng (đào tạo chính quy hoặc ngắn hạn; đào tạo trong nƣớc hoặc đào tạo ở nƣớc ngoài) và cần coi đây là "một khoản đầu tƣ quan trọng đối với Việt Nam..." [18] . Bên cạnh đó, phía Toà án nhân dân tối cao cũng cần có biện pháp đào tạo, bồi dƣỡng thẩm phán thích hợp để chuẩn bị kiến thức, kinh nghiệm cần thiết khi phải xử lý đối với các vụ kiện đòi bồi thƣờng thiệt hại liên quan đến các hành vi CTKLM.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)