Quan điểm của Nhà nƣớc về chống CTKLM trong cơ chế thị trƣờng

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 49 - 52)

Bảo đảm môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh hay chống CTKLM là một trong những nội dung đƣợc đề cập xuyên suốt qua các kỳ Đại hội của Đảng. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng khi phân tích về vấn đề hoàn thiện cơ chế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc nêu rõ: “Tiếp tục hoàn thiện và mở thêm nhiều loại hình thị trƣờng hàng hoá và dịch vụ, với sự tham gia bình đẳng của các thành phần kinh tế. Nghiên cứu ban hành luật bảo đảm cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh, chống CTKLM và chống hạn chế thƣơng mại...”

Trong nội dung phân tích định hƣớng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu, văn kiện cũng nêu rõ tầm quan trọng của cạnh tranh bình đẳng: “Đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ mọi trở ngại

về cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính để huy động tối đa mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho phát triển sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau. Mọi doanh nghiệp, mọi công dân được đầu tư kinh doanh theo các hình thức do luật định và được pháp luật bảo vệ. Mọi tổ chức kinh doanh theo các hình thức sở hữu khác nhau hoặc đan xen hỗn hợp đều được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng và là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Nhƣ vậy trong việc tạo lập một môi trƣờng hợp tác, cạnh tranh bình đẳng, quan điểm của Đảng nhấn mạnh đến vai trò của việc hoàn thiện khung pháp lý cũng nhƣ cơ chế, chính sách phát triển. Việc tạo dựng môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng chỉ có thể bảo đảm bằng pháp luật.

Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X về phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 cũng tiếp tục khẳng định quan điểm trên: “Tiếp tục đổi mới việc xây dựng và thực thi luật pháp bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế”.

Cũng nhƣ trong lĩnh vực kiểm soát độc quyền, nhận thức tầm quan trọng của việc chống CTKLM, văn kiện này cũng nhấn mạnh trong lĩnh vực dịch vụ: “Phát triển mạnh các loại dịch vụ, mở thêm những loại hình mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản xuất kinh doanh và đời sống. Tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh trong dịch vụ...”.

Để chống CTKLM, rõ ràng cần tạo lập khung khổ pháp lý cho phép các thành phần, các chủ thể tham gia cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh. Một môi trƣờng không bình đẳng sẽ dễ dẫn tới CTKLM. Thiếu quy định cấm, hạn chế cũng nhƣ chế tài xử lý.cũng sẽ dẫn đến CTKLM. Chình vì vậy, pháp luật đã cụ thể hóa quan điểm trên trong nhiều lĩnh vực.

Luật Doanh nghiệp, Luật Thƣơng mại cũng nhƣ nhiều đạo luật liên quan đều ghi nhận quyền bình đẳng của mọi chủ thể kinh tế: “Nhà nƣớc công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp đƣợc quy định trong Luật này; bảo đảm sự bình đẳng trƣớc pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hơn pháp của hoạt động kinh doanh.” (Điều 5 Luật Doanh nghiệp); “Thƣơng nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trƣớc pháp luật trong hoạt động thƣơng mại.” (Điều 10 Luật Thƣơng mại).

Nhằm hạn chế những hành vi CTKLM, pháp luật thƣơng mại và pháp Luật Cạnh tranh đã có những quy định cụ thể. Trong đó, Luật Thƣơng mại quy định về nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thƣơng mại: “Trong hoạt động thƣơng mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào đƣợc thực hiện hành vi áp đặt, cƣỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.” và cũng quy định các hành vi bị cấm, trong đó có hành vi khuyến mại nhằm CTKLM (Điều 100); “quảng cáo nhằm CTKLM (Điều 109), v. v.

Là Luật chuyên ngành điều chỉnh lĩnh vực cạnh tranh, Luật Cạnh tranh đƣa ra định nghĩa và chỉ rõ các hành vi CTKLM. Theo đó, Hành vi CTKLM là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thƣờng về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc ngƣời tiêu dùng. Các hành vi cụ thể bao gồm: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; Xâm phạm bí mật kinh doanh; ép buộc trong kinh doanh; Gièm pha doanh nghiệp khác; Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; Quảng cáo nhằm CTKLM; Khuyến mại nhằm CTKLM; Phân biệt đối xử của hiệp hội; Bán hàng đa cấp bất chính.

Nhƣ vậy có thể nhận thấy quan điểm đối với CTKLM là chống các hành vi CTKLM, song song với việc thực hiện các biện pháp bảo đảm quyền

bình đẳng của các chủ thể kinh tế. Chính vì vậy, tạo lập môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh đƣợc coi là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta. Quan điểm này đƣợc cụ thể hóa thành các quy định pháp luật sinh động và đƣợc đánh giá là phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 49 - 52)