Các quy định về cơ quan quản lý nhà nƣớc trong hoạt động quản lý chất thải rắn thông thƣờng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ : Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt Nam (Trang 73 - 76)

quản lý chất thải rắn thông thƣờng

Quản lý CTRTT là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động bảo vệ môi trường. Vì vậy, có thể hiểu trách nhiệm quản lý CTRTT nói riêng nằm trong trách nhiệm BVMT nói chung của các cá nhân, tổ chức. Điều 29 Hiến pháp 1992 quy định: Mọi cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội; mọi công dân đều phải có trách nhiệm BVMT.

Theo quy định của pháp luật hiện hành mọi hoạt động liên quan đến quản lý chất thải đều chịu sự quản lý nhà nước về BVMT thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Đối với các cơ quan Nhà nước, các đơn vị vũ trang, các tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội trước hết phải có trách nhiệm chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về quản lý chất thải bảo vệ môi trường, tiến hành tổ chức, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý CTRTT nói riêng trong phạm vi chức năng quyền hạn của mình

Theo Nghị định số 80/2006/NĐ-CP về hướng dẫn Luật BVMT 2005 có đưa ra quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong hoạt động quản lý chất thải rắn nguy hại trong đó quy định cụ thể trách nhiệm cho hai cơ quan là Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là hai cơ quan có trách nhiệm trực tiếp trong hoạt động quản lý CTRTT. Bên cạnh đó, hai cơ quan này có thể phối hợp với các cơ quan, ban ngành khác để thực hiện tốt hoạt quản lý này.

Tại Nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn đưa ra những quy định đối với cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động quản lý chất thải rắn nói chung, chất thải rắn nguy hại nói riêng.

Thông tư liên tich số 1590/1997/TTLT-BKHCNMT-BXD hướng dẫn thi hành Chỉ thị số 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp có quy định cụ thể cho các cơ quan quản lý nhà nước như các Bộ, Cơ quan ngang bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Uỷ ban Nhân dân Thành phố thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ quyền

tại Chỉ thị 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này.

Điều 28 khoản 1, khoản 2 Nghị định 59/2007/NĐ-CP đã quy định trách nhiệm của chính quyền trong việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn:

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm tổ chức hoạt động quản lý chất thải rắn trên địa bàn địa phương; công bố, công khai quy hoạch quản lý chất thải rắn; tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển chất thải rắn.

+ Ủy ban nhân dân cấp phường, xã, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư có trách nhiệm giám sát quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn của mình. Trong trường hợp phát hiện những vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn, cần thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của địa phương để xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, từ quy định trong các văn bản nêu trên ta thấy các văn bản đều đưa ra những qui định về cơ quan nhà nước trong quản lý chất thải rắn nói chung, chất thải rắn nguy hại nói riêng còn quy định về quản lý CTRTT hầu như không có. Vì vậy, điều này thường gây ra nhiều khó khăn cho các cơ quan quản lý. Do thiếu những chế tài xử lý nên các vi phạm trong lĩnh vực này ngày càng ra tăng.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ : Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt Nam (Trang 73 - 76)