chủ thể trong việc quản lý chất thải rắn thông thƣờng
Quyền và nghĩa vụ luôn đi cùng nhau. Theo quy định của pháp luật thì không ai được hưởng quyền mà không phải thực hiên nghĩa vụ và cũng không có ai chỉ phải thực hiện nghĩa vụ mà không được hưởng quyền. Trong quá trình quản lý chất thải rắn nói chung và CTRTT nói riêng thì việc quy định quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể lại càng quan trọng hơn. Tuy nhiên, việc quy định quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể trong hoạt động quản lý CTRTT còn nhiều bất cập do các nguyên nhân:
+ Quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong việc quản lý CTRTT không được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật hiện hành. Tại Chương VII Luật BVMT 2005 có quy định về quản lý chất thải nhưng chủ yếu là quy định về quyền và nghĩa vụ cho chủ thể quản lý chất thải nguy hại (Điều 72,74,75). Hiện tại, trong Nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quản lý chất thải rắn, hay tại Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 về phí BVMT đối với chất thải rắn, hoặc tại Thông tư số 39/2008TT-BTC 174/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/8007/NĐ-CP về phí BVMT đối với chất thải rắn, hay Thông tư số 1590/1997/TTLT-BKHCNMT-BXD hướng dẫn thi hành Chỉ thị số 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp. Ta thấy các văn bản hiện hành chỉ quy định quyền và nghĩa vụ cho các chủ
thể trong quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại. Tại Điều 79 khoản 1 Luật BVMT 2005 có quy định cho chủ thể là cơ sở tái chế, tiêu huỷ, khu chôn lấp CTRTT. Như vậy không thể đủ cho một lĩnh vực quản lý với số lượng phát thải rất lớn hiện nay.
+ Thực tế các quy định về quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể quản lý chất thải hầu hết được quy định tại các văn bản dưới luật và không thống nhất, còn nhiều khe hở vì vậy tính pháp chế của nó không cao. Cũng chính vì điều này cho nên các chủ thể thường trốn tránh những nghĩa vụ mình phải thực hiện hoặc họ chỉ thực hiện khi lợi ích kinh tế của mình không bị ảnh hưởng.
+ Thiếu sự can thiệp của Nhà nước với những quy định cấm, bắt buộc do vậy không thể đảm bảo được lợi ích kinh tế của các chủ thể với lợi ích môi trường.
Từ một số nguyên nhân nêu trên ta có thể đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện về việc quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong việc quản lý CTRTT.
* Đối với Chủ nguồn thải CTRTT cần quy định một cách cụ thể hơn các nghĩa vụ mà chủ thể này phải chịu. Không chỉ đơn thuần như quy định tại Điều 22 Nghị định 59/2007/NĐ-CP. Phải tăng cường các chế tài đối với chủ thể này khi họ thực hiện các hành vi vi phạm quy định về quản lý CTRTT. Bên cạnh đó có chế độ khen thưởng kịp thời khi họ phát hiện ra các hành vi vi pham. Cụ thể:
+ Thực thi quyết định của cơ quan có thẩm quyền khi xác địch một vật chất thuộc sở hữu của mình không còn giá trị sử dụng và có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên, khi thực hiện hoạt động này cũng nên
quy định rõ trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền tránh việc lợi dụng, lạm dụng quyền lực mà mình được thực hiện.
+ Thành lập đội giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về quản lý CTRTT tại từng thôn, ấp, bản, tổ dân phố, khu dân cư. Nhưng với giải pháp này lại cần có thù lao trả cho thành viên đội giám sát. Vấn đề này cần được thương lượng trực tiếp thông qua hoạt động của tổ chức này với chủ trương kết hợp hài hoà lợi ích BVMT với lợi ích cá nhân.
* Đối với chủ thể phân loại, thu gom, vận chuyển CTRTT. Ngoài quy định các nghĩa vụ phải được quy định một cách chặt chẽ hơn đồng thời khi quy định nghĩa vụ cũng phải xét đến khía cạnh sự thiếu thốn của các phương tiện để họ thực hiện được nhiệm vụ của mình. Quy định các quyền nhất là quyền về lợi ích kinh tế bên cạnh các chế độ như khám sức khoẻ định kỳ, cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo hộ. Bởi trên thực tế đối với loại chủ thể này họ thường xuyên phải tiếp xúc với chất thải vì vậy rất dễ nhiễm bệnh.
+ Đối với chủ thể phân loại CTRTT cần: Hướng dẫn, tổ chức và thực hiện hoạt động phân loại CTRTT tại nguồn; quy định trách nhiệm và quyền lợi của các chủ nguồn thải khi thực hiện phân loại CTRTT tại nguồn; quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước khi triển khai chương trình phân loại chất thải tại nguồn.
+ Đối với chủ thể thu gom, vận chuyển cần: Khuyến khích thành lập các HTX, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý CTRTT. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi về tài chính, riêng các doanh nghiệp xử lý chất thải cần có sự trợ giúp của ngân sách nhà nước do khả năng sinh lợi của hoạt động này thấp, mà việc đầu tư ban đầu
lại quá lớn. Công nhân lao động làm việc trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải cần được coi là ngành lao động nặng, độc hại và phải được hưởng chế độ tiền lương, phụ cấp độc hại, bảo vệ lao động phù hợp.
* Đối với chủ thể tái chế, xử lý CTRTT. Đối với loại chủ thể này tại Nghị định 59/2007/NĐ-CP đã quy dịnh một cách khá đầy đủ trong Chương V. Tuy nhiên, đây chỉ là quy định đối với chủ thể xử lý chất thải rắn nói chung cho nên cần phải có những quy định cụ thể đối với chủ thể xử lý CTRTT. Ngoài việc họ phải tuân theo các quy định đối với việc xử lý chất thải rắn thì các quy định cho chủ thể xử lý CTRTT sẽ có phần ít hơn bởi theo quy định tại Điều 27 khoản 1 Luật BVMT 2005 thì CTRTT có thể dùng để tái sử dụng. Cụ thể:
+ Ban hành Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh phế liệu của các cơ sở, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của Uỷ ban Nhân dân địa phương trong việc quản lý các cơ sở tái chế CTRTT;
+ Khuyến khích tái chế, tái sử dụng CTRTT bằng việc quy định chính sách ưu đã về thuế, về công nghệ nếu chủ thể tái chế, tái sử dụng CTRTT thực hiện hoạt động kinh doanh.