Hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải rắn thông thƣờng dựa trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của các quốc gia khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ : Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt Nam (Trang 86 - 90)

dựa trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của các quốc gia khác

Việt Nam - quốc gia với nền kinh tế đang phát triển rất cần được sự quan tâm giúp đỡ của các quốc gia khác trên thế giới và chúng ta cũng đang được sự quan tâm thực sự từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển đặc biệt là sự giúp đỡ trong hoạt động BVMT.

Môi trường trái đất đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng. Để giảm bớt nguy cơ đó mỗi quốc gia đã và đang tự xác định cho mình các phương thức BVMT trong đó có hoạt động quản lý chất thải. Chúng ta có thể tìm hiểu hoạt động quản lý chất thải ở một vài quốc gia để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Tại Thuỵ Điển:

+ Chất thải sinh hoạt được đưa đi chôn lấp giảm từ 1,38 triệu tấn trong năm 1994 xuống 0,38 triệu tấn trong năm 2004. Năm 2004, khoảng 1,3 triệu tấn các vật liệu và 5,7 terawat-giờ (TWh = 1012 Wat-giờ) năng lượng dưới dạng nhiệt và điện năng được thu hồi từ chất thải sinh hoạt; tăng lần lượt 140% và 70% kể từ năm 2004. Việc chôn lấp các loại chất thải khác cũng giảm. Trong năm 2004, khoảng 2,1 triệu tấn chất thải, trừ chất thải sinh hoạt được chôn lấp ở ngoài các khu công nghiệp, giảm 56% kể từ năm 1994. Trong năm 2004, 10,4% hay 0,43 triệu tấn chất thải sinh hoạt phải qua qúa trình xử lý sinh học, tăng 7,7% kể từ năm 2003. Lượng chất thải gồm: 0,11 triệu tấn chất thải thực phẩm được tách tại nguồn, 0,14 triệu tấn chất thải xanh (ở các công viên và các khu vườn), 18.000 tấn chất thải sinh hoạt được tách tại nguồn và ước tính có 70.000 tấn chất thải sinh hoạt được ủ phân tại nhà. Có khoảng 48 kg chất thải sinh học/người (gồm chất thải xanh và chất thải thực phẩm) được xử lý.

Thuỵ Điển áp dụng phương thức biến chất thải thành năng lượng. Hiện nay ở Thuỵ Điển có 29 nhà máy thiêu đốt chất thải sinh hoạt. Trong năm 2004, các nhà máy này đã xử lý được 1,94 triệu tấn hay 46,7% chất thải sinh hoạt, tăng 4,1 % so với năm 2003. Năm 2005, ở Thuỵ Điển tổng lượng chất thải sinh hoạt được thiêu đốt là 216 kg /người. Một số nhà máy lưu giữ chất thải trong khoảng thời gian một năm, thường để dưới dạng đóng kiện, sau đó chất thải có thể được đưa đi thiêu đốt vào mùa lạnh trong năm, khi nhu cầu về nhiệt lớn nhất [28].

Tại Singapore:

Singapore được coi là Quốc đảo đẹp và sạch bậc nhất thế giới. Hiển nhiên đó là điều mà không ai có thể phủ nhân. Để được coi là một Quốc đảo có môi trường sạch sẽ bậc nhất Singapore đã lựa chon và áp dụng hình thức

quản lý chất thải thực sự hữu hiệu. Để đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hoá với tốc độ cao, không những cần kinh phí cho môi trường mà còn phải tổ chức bộ máy. Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 70 (Thế kỷ XX), Singapore đã tổ chức Cục Phòng chống ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và quản lý chất thải rắn. Tiếp đó, hai tổ chức này lại kiêm thêm trách nhiệm kiểm soát chất độc và xử lý chúng.

Chiến lược bảo vệ môi trường đô thị của Singapore gồm 4 thành phần: Phòng ngừa, cưỡng bách, kiểm soát và giáo dục.

Những vấn đề cơ bản về ô nhiễm được phòng ngừa thông qua kế hoạch sử dụng đất đai hợp lý, lựa chọn địa điểm công nghiệp thận trọng, kiểm soát gắt gao việc phát triển xây dựng, tăng cường trang bị phương tiện thu gom và xử lý chất thải. Một khi đã thực hiện biện pháp phòng ngừa thì bắt buộc kiểm tra nghiêm ngặt nhằm đảm bảo các phương tiện thu gom và xử lý chất thải được khai thác và bảo trì hợp lý.

Việc kiểm soát thường xuyên môi trường không khí và nước trong đất liền và nước biển cũng được thực hiện để tiếp cận các chương trình kiểm tra ô nhiễm môi trường một cách đầy đủ và có hiệu quả. Việc thực hiện nhiều chương trình giáo dục dân chúng tham gia bảo vệ và quản lý môi trường cũng là một nội dung quan trọng trong chiến lược chung [37].

Tại Thái Lan:

Thái Lan là đất nước du lịch nên vấn đề bảo vệ môi trường của họ rất cấp thiết, vì lượng khách du lịch đến với đất nước Thái Lan là rất lớn, nếu không có giải pháp cần thiết để giữ gìn vệ sinh môi trường thì có lẽ nguy cơ ô nhiễm môi trường ở Thái Lan sẽ rất nguy hiểm. Chính vì thế chính phủ Thái Lan có những biện pháp thiết thực như :

Đầu tư về công nghệ xử lý rác thải có năng xuất lớn có khả năng tiêu huỷ rác mà không ảnh hưởng đến môi trường.

Đầu tư về mặt thiết bị, bố trí và đặt rất nhiều thùng rác ở tất cả mọi nơi ở đất nước Thái Lan nói chung và đặc biệt bố trí rất nhiều thùng rác ở các khu du lịch cùng với các thành phố lớn để thuận thiện cho người dân và du khách có thể thuận tiện sử dụng, giữ gìn được vệ sinh môi trường và mỹ quan của nơi đó.

Nước Thái Lan là gần như là nước tiên phong trong việc sử dụng khí ga vào làm nhiên liệu cho phương tiện giao thông ở đây. Sử dụng khí vào làm nhiên liệu có nhiều mặt ích lợi, giá thành rất rẻ và không gây ô nhiễm môi trường nhiều bằng xăng hoặc dầu diesel. Bởi vì các thành phố lớn ở Thái Lan quá tải phương tiện giao thông, nếu Chính phủ không tìm được hướng giải quyết vấn nạn này chắc họ sẽ thải vào bầu khí quyển một lượng khí độc hại gây ô nhiễm môi trường.

Ý thức người dân Thái cũng rất được xem trọng, Thái Lan là đất nước đạo Phật nên việc giáo dục về môi trường, họ đưa ngay vào trường học, mà trường học ở Thái Lan chính là Chùa, mỗi ngôi chùa là có 1 trường học ở trong đó, bởi vậy việc ý thức của người dân Thái cũng góp phần đáng kể cho việc hạn chế ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, Chính phủ còn có một số biện pháp xử phạt hành chính cho những ai xả rác bừa bãi nơi công cộng. Mức phạt sẽ căn cứ theo mức nặng nhẹ từ 1000 bath cho đến 2000 bath (Tiền Thái Lan).

Từ phương thức BVMT và quản lý chất thải ở một vài quốc gia nêu trên ta có thể rút ra kinh nghiệm để vận dụng thích hợp vào quá trình hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về quản lý CTRTT nói riêng ở Việt

Nam. Tuy nhiên, việc hoàn thiện pháp luật về quản lý CTRTT ở Việt Nam cần chú ý những vấn đề sau:

+ Không thể áp dụng toàn bộ các công đoạn trong hoạt động quản lý chất thải ở một hay một vài quốc gia khác bởi nền kinh tế Việt nam không thể đáp ứng đủ các yêu cầu đặt ra. Vì vậy, chúng ta nên tiếp thu nhưng có chọn lọc những kinh nghiệp từ các quốc gia trên thế giới.

+ Tiếp thu các kinh nghiệm để hoàn thiện pháp luật về quản lý CTRTT phải xuất phát từ các yếu tố xã hội và môi trường cũng như trình độ nắm bắt khoa học kỹ thuật tiên tiến ở Việt Nam.

+ Từ kinh nghiệm quốc tế, việc hoàn thiện pháp luật về quản lý CTRTT ở Việt Nam cần phải được sự quan tâm hơn nữa của Đảng, Nhà nước và các cấp có thẩm quyền như quan tâm đến việc đầu tư cho hoạt động xử lý chất thải trong đó có CTRTT, đầu tư phương tiện để đáp ứng như cầu thu gom và vận chuyển chất thải.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ : Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt Nam (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)