cần căn cứ vào thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật quản lý chất thải rắn thông thƣờng ở Việt Nam
Cơ bản đến nay, hệ thống chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường đã tương đối đầy đủ và đồng bộ, tạo ra hành lang pháp lý cần thiết cho công tác quản lý nhà nước về BVMT trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, nhiều văn bản, nhiều quy định cụ thể về quản lý CTRTT được ban hành đã xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan cũng như chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Các văn bản này đã trở thành một trong những công cụ pháp lý hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chất thải trên phạm vi cả nước.
Hiện tại, hệ thống pháp luật liên quan đến chất thải nói chung và CTRTT nói riêng tại Việt Nam còn chưa đồng bộ và không đầy đủ. Việt Nam đã ban hành khoảng 300 văn bản pháp luật BVMT. Riêng trong lĩnh vực quản lý chất thải còn thiếu nhiều văn bản nên gây khó khăn cho công tác quản lý. Hầu hết các văn bản hiện hành chỉ đề cập quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, chất thải y tế …như: Luật BVMT 2005 Chương VIII quản lý chất thải; Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; Thông tư liên tịch số 1590/1997/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 17/10/1997 hướng dẫn thi hành Chỉ thị số 199/TTg ngày 3-4-1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện phép cấp bách trong quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp; Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại; Quy chế quản lý chất thải nguy hại (ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ); Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 về
việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế…còn các chất thải khác như chất thải sinh hoạt, chất thải lỏng, chất thải công nghiệp, chất thải phóng xạ …chưa được quan tâm thích đáng.
Hơn nữa riêng đối với CTRTT chỉ được qui định tại Mục 3 Chương VIII Luật BVMT 2005 gồm các Điều 77, 78, 79, 80, chỉ có 4 điều khoản quy định cho một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, tại Nghị định 59/2007/NĐ-CP của Chỉnh phủ cũng chỉ đề cập đến vấn đề quản lý chất thải rắn. Như vậy, vấn đề bức xúc hiện nay là làm thế nào để thực hiện được tốt quá trình quản lý CTRTT bởi đây là vấn đề hết sức quan trọng. Đây là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm của các cấp, các ngành, các cơ quan có thẩm quyền. Một số văn bản đó lại không đưa ra những quy định cụ thể đối với những hành vi vi phạm thì sẽ bị áp dụng mức xử lý như thể nào và cơ quan xử lý theo thẩm quyền là cơ quan nào còn khi quy định lại chỉ quy định một cách chung chung dẫn đến việc chủ thể quản lý không biết căn cứ vào văn bản nào để xử lý thậm chí còn bỏ qua cho các hành vi vi phạm.
Đó là việc ban hành pháp luật, còn việc thực hiên pháp luật nhất là pháp luật về quản lý CTRTT trong thời gian qua còn gặp phải những hạn chế sau:
+ Đối với việc phân loại CTRTT tại nguồn đây là một trách nhiệm của Chủ nguồn thải nhưng lại có sự mâu thuẫn giữa Luật BVMT 2005 và Nghị định 59/2007/NĐ-CP. Hai văn bản này không thống nhất về cách thức phân loại CTRTT cụ thể tại Điều 77 khoản 1 Luật BVMT 2005 và Điều 20 khoản 1 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP.
Một số thuật ngữ, khái niệm về CTRTT và một số chất liên quan đến CTRTT như phế liệu, phế thải, rác, rác thải, chất thải hữu cơ, chất thải vô
chủ nguồn thải, nhất là các hộ gia đình, chủ thể phát thải chủ yếu của CTRTT không biết cách phân loại. Mặt khác, các văn bản quản lý CTRTT chưa có quy định cụ thể về biện pháp, cách thức giảm thiểu chất thải, cũng như hậu quả pháp lý mà chủ thể phải gánh chịu nếu không giảm phát sinh chất thải như luật định.
Bên cạnh đó, trong thực tế việc phân loại chất thải sinh hoạt mới chỉ được thí điểm thực hiện ở một số thành phố, nhưng dụng cụ để phân loại (chưa được chuẩn hoá) lại chính là các túi nilon, vật dụng cần hạn chế sử dụng vì túi nylon là chất thải có hại cho môi trường mà hiện nay nhiều nước trên thế giới như ở Canada, Trung Quốc…..đã cấm sử dụng, một số nước dẫn đầu là các nước Châu âu: Đức, Hà Lan, Pháp..., đang thực hiện việc thay thế túi ni lông thông thường bằng cách dùng túi chế tạo từ tinh bột khoai tây hoặc giấy.
+ Đối với việc thu phí vệ sinh và phí BVMT. Văn bản pháp luật không xác định rõ chủ thể phải nộp hai loại phí trên. Điều 2 khoản 1 Nghị định số 174/2007/NĐ-CP và khoản 2 Mục thông tư số 39/2008/TT-BTC.
+ Chế tài xử phạt còn quá nhẹ, chỉ là giải pháp tạm thời có tính chất cảnh cáo. Mức phạt cao nhất là 70 triệu đồng trong khi phải đầu tư thiết bị xử lý môi trường hàng tỷ đồng, với mức phạt này các doanh nghiệp sẵn sàng chịu phạt. Như người ta tính, có doanh nghiệp “lãi” ròng từ việc cắt bỏ hạng mục đầu tư xử lý môi trường cỡ ít nhất là 10 tỷ đồng, nhưng họ chỉ bị phạt 30 triệu đồng.
Xuất phát từ thực tế ban hành pháp luật và việc áp dụng pháp luật hiện nay đòi hỏi đặt ra cho việc hoàn thiện pháp luật về quản lý CTRTT cần:
+ Xác định pháp luật về quản lý CTRTT là một bộ phận của pháp luật về quản lý chất thải trong hệ thống các chế định của pháp luật BVMT. Vì vậy, khi hoàn thiện cần phải đóng góp các quy định cho sự phát triển của cả hệ thống, đồng thời góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà nước về CTRTT và nâng cao vai trò của pháp luật BVMT.
+ Coi trọng tính hiệu quản của quá trình thực hiện nhiêm vụ kiểm soát các hoạt động quản lý CTRTT như: Phân loại, giảm thiểu, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, tái sử dụng CTRTT.
+ Coi trong các biện pháp phòng ngừa nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường từ các hành vi phát thải CTRTT, đồng thời đề cao các biện pháp chế tài áp dụng cho các hành vi vi phạm.