Các biện pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục pháp luật cho cộng đồng dân cƣ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ : Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt Nam (Trang 102 - 106)

cho cộng đồng dân cƣ

Các biện pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục cho cộng đồng dân cư gồm:

Trước hết: Phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các

cấp; kiện toàn, củng cố và ổn định bộ máy cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường từ tỉnh đến cơ sở để nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường của địa phương.

Thứ hai: Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục tạo

sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về công tác bảo vệ môi trường trong đó có hoạt động quản lý CTRTT. Phát động phong trào thi đua bảo vệ môi trường một cách rộng khắp và thường xuyên, liên tục; xây dựng tiêu chí và đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào đánh giá hoạt động của từng doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, xã, phường, thị trấn, ấp, khu phố, gia đình,.v.v..Hàng năm tổ chức xét duyệt và khen thưởng đối với những tổ chức, cá nhân có thành tích tốt trong công tác bảo vệ môi trường, nghiêm túc kiểm điểm phê phán, xử phạt, răn đe đối với những tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Thường xuyên kiểm

tra lập “danh sách đen” và “danh sách xanh” về công tác bảo vệ môi trường và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thứ ba: Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường; tăng đầu tư

và sử dụng đúng mục đích, hiệu quả các nguồn chi cho công tác bảo vệ môi trường của địa phương

Thứ tư: Cần phối hợp một cách có hiệu quả với Bộ Giáo dục và Đào

tạo nhằm đẩy mạnh hơn quá trình đưa giáo dục môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân.

Thứ năm: Thường xuyên tổ chức các cuộc thi, các GameShow về

công tác bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư, trong trường học. Nhằm tạo thói quen bảo vệ môi trường cho mọi người.

KẾT LUẬN

Từ việc nghiên cứu tình hình chất thải rắn thông thường, thực tiễn quản lý và thực trạng pháp luật về chất thải rắn thông thường, chúng tôi rút ra những kết luận chủ yếu sau:

Một là, chất thải rắn thông thường là một dạng vật chất ở thể rắn, không phải là thể lỏng, thể khí, không phải là chất thải nguy hại và được thải ra từ các hoạt động khác nhau của con người. Chất thải rắn thông thường là nguồn nguyên liệu quan trọng cho sản xuất kinh doanh nhưng nếu ta không biết cách quản lý thì sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đền môi trường và sức khoẻ của con người.

Hai là, quản lý CTRTT là một đòi hỏi tất yếu của mọi quốc gia trong tiến trình phát triển gắn với bảo vệ môi trường theo quan điểm phát triển bền vững. Đây là tổng hợp những hoạt động mà các cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân thực hiện để phòng ngừa, giảm thiểu những tác động xấu của CTRTT, đảm bảo sự an toàn cho môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Hoạt động này có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó, quản lý chất thải rắn thông thường bằng pháp luật là vấn đề đã được chú trọng ở Việt Nam.

Ba là, quản lý chất thải rắn thông thường hiện nay chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như: Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; ý thức của người dân; trình độ khoa học, kỹ thuật; lợi ích kinh tế của doanh nghiệp.

Bốn là, xây dựng và hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải rắn thông thường là một đòi hỏi bức thiết của Việt Nam hiện nay nhằm tăng cường hiệu quả của công tác quản lý chất thải nói chung và quản lý chất thải rắn

thông thường nói riêng bằng pháp luật. Hoạt động này cần thực hiện trên cơ sở đảm bảo phát triển bền vững; đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật môi trường; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và quan hệ hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường. Việc quản lý chất thải rắn thông thường được điều chỉnh bằng Luật BVMT 2005, Nghị định số 59/2007/NĐ-CP và một số văn bản khác. Các văn bản này bước đầu đã tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý chất thải nói chung và chất thải rắn thông thường nói riêng, tuy nhiên còn những bất cập cần được hoàn thiện:

+ Hoàn thiện về các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường ; hoàn thiện về quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quản lý chất thải rắn thông thường ; hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực pháp luật quản lý chất thải rắn thông thường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ : Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt Nam (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)