Hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải rắn thông thƣờng dựa trên cơ sở các điều kiện về kinh tế xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ : Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt Nam (Trang 79 - 83)

dựa trên cơ sở các điều kiện về kinh tế - xã hội Việt Nam

Tăng trưởng kinh tế có thể gây ô nhiễm môi trường đó là điều không thể tránh khỏi ở bất kỳ quốc gia nào. Vì vậy, bài toán đặt ra cho những người có trọng trách là, chúng ta phải làm gì và làm thế nào để có chính sách

đặc biệt vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Công nghiệp hóa, chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức về bảo vệ môi trường. Có số liệu đưa ra là Hà Nội mỗi năm tổn thất lên tới 23 triệu USD do ô nhiễm không khí (mỗi này thiệt hại hơn 1 tỷ đồng)...Để có thể đạt được tất cả các mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững (đến năm 2010, 85% người dân nông thôn sử dụng nước sạch và thu gom 90% chất thải rắn từ dân sinh, công nghiệp và dịch vụ,...). Chính phủ cần tạo khung chính sách, cơ chế đưa vào văn bản pháp luật môi trường hợp lý và đủ mạnh [19].

Pháp luật, kinh tế, xã hội là các yếu tố không thể tách rời nhau, một xã hội sẽ không phát triển được nếu không kết hợp hài hoà các yếu tố này. Pháp luật muốn tồn tại và áp dụng trong thực tế thì phải phù hợp với xã hội, kinh tế. Theo đó pháp luật về quản lý CTRTT phải phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế, xã hội Việt Nam.

* Về kinh tế:

Sự nghiệp đổi mới kinh tế của Việt Nam được khởi xướng từ năm 1986; với việc kiên trì thực hiện các chính sách chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những tiền đề có lợi do thời đại mới mang lại, những tiềm năng của một dân tộc có truyền thống cần cù, thông minh, đã được vận dụng một cách đầy đủ cho mục tiêu đó. Một hệ thống thể chế, chính sách tạo hành lang pháp lý cho công cuộc đổi mới được ban hành để đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Hiện tại nước ta vẫn còn là một nước nghèo, nền kinh tế chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp chưa phát triển, sức cạnh tranh

quân thu nhập năm 2000 chỉ vào khoảng 400 USD/người. Tuy tăng trưởng với tốc độ cao và liên tục trong 10 năm qua, nhưng với điểm xuất phát rất thấp, do đó, Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn để tạo lập những đột phá mạnh trong phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó nền kinh tế Việt Nam phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng tàn dư của cơ chế quản lý cũ vẫn ăn sâu trong mối hoạt động quản lý như những quy định mang yếu tố mệnh lệnh, quyền uy và cơ chế “xin - cho”. Điều này gây ra rất nhiều bất lợi khi đặt ra yêu cầu hoàn thiện pháp luật nói chung và hoàn thiện pháp luật về quản lý CTRTT nói riêng.

Tuy nhiên, các thể chế, chính sách đảm bảo tính bền vững của sự phát triển ở Việt Nam đã phát huy tác dụng, làm cho quá trình phát triển kinh tế diễn ra nhanh, tốc độ tăng trưởng cao, thời gian duy trì tăng trưởng cao kéo dài, đồng bộ với sự phát triển bền vững về môi trường, dấu hiệu suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên bước đầu được ngăn chặn. Nguyên lý không phải sản xuất ít đi để đảm bảo bền vững, mà sản xuất khác đi để vừa đảm bảo tăng trưởng, vừa để đảm bảo tính bền vững của quá trình phát triển đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn ở Việt Nam.

Từ các đặc thù trên của nền kinh tế Việt Nam đòi hỏi khi hoàn thiện pháp luật về quản lý CTRTT cần phải chú trọng giải quyết một cách hoàn chỉnh mâu thuẫn giữa một nền kinh tế đang phát triển với rất nhiều khó khăn và mục tiêu phát triển bền vững. Phải thực hiện việc hoàn thiện trên cơ sở vừa đảm bảo sự phù hợp với nền kinh tế đang phát triển vừa tạo cơ sở cho hoạt động kiểm soát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với vấn đề quản lý CTRTT.

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, dân số Việt Nam năm 2008 là hơn 85 triệu người, với mật độ dân số là 260 người/km2 [20]. Với số lượng tăng ngày càng nhanh về mặt dân số cũng như mật độ dân số như hiện nay thì rất nhiều vấn đề đặt ra, không chỉ đối với một lĩnh vực pháp luật mà đối với tất các các ngành luật. Riêng đối với lĩnh vực pháp luật môi trường và pháp luật quản lý CTRTT luôn phải đương đầu với vô vàn khó khăn. Khi dân số tăng thì bên cạnh đó là chất thải cũng tăng theo. Dân số tăng, các hoạt động sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất cũng tăng theo và chất thải của các hoạt động này phát thải vào môi trường ngày càng nhiều. Việt Nam đang đứng trước nguy cơ trở thành bãi chứa chất thải của chính mình.

Do tốc độ dân số ngày càng tăng nhanh dẫn đến một số hệ quá kéo theo đó là nhu cầu về việc làm tăng nhưng không được đáp ứng dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp của lao động đang trong độ tuổi lao động tăng. Theo thống kê năm 2008 tỷ lệ thất nghiệp trung bình cả nước là 4,65% [21]. Do tỷ lệ thất nghiệp tăng nên các tệ nạn xã hội cũng ngày càng ra tăng gây ra nhiều bức xúc đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn trong thời gian tới.

Từ các vấn đề đang phát sinh trong xã hội hiện nay đòi hỏi sự hoàn thiện của pháp luật về quản lý CTRTT phải đặt trên cơ sở xã hội, phải một phần nào giải quyết được các vấn đề xã hội, phải kết hợp được việc giải quyết các vấn đề đang nảy sinh trong xã hội với sự phát triển bền vững. Hoàn thiện cơ chế quản lý và cơ chế áp dụng pháp luật nhưng phải chú trọng đến việc phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết một số vấn đề phát sinh trong xã hội hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ : Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt Nam (Trang 79 - 83)