Hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải rắn thông thƣờng dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ : Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt Nam (Trang 77 - 79)

dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng

Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Nhiệm vụ của công tác BVMT là quản lý và bảo vệ chất lượng các thành phần môi trường sống của con người và sinh vật trên trái đất.

Quan điểm Phát triển bền vững (PTBV) đã được thể hiện trong chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay sau khi giành được chính quyền. Sau ngày thống nhất đất nước cho đến nay trước thời kỳ đổi mới hoạt động BVMT với quan điểm PTBV được triển khai nhiều hơn và từng bước tiếp cận với những nội dung, phương pháp của Cộng đồng quốc tế. Đại hội Đảng toàn quốc lần VIII đã nhận định hiện trạng môi trường nước ta nêu rõ: Tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường sinh thái, huỷ hoại tài nguyên ngày càng tăng; mức độ ô nhiễm và huỷ hoại về môi trường, môi sinh rất đáng lo ngại. Đại hội khẳng định quyết tâm ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường và đề ra chủ trương, phương hướng cơ bản các công tác BVMT. Bên cạnh đó có Chỉ thị của Bộ Chính trị (BCT) 36CT/TW (ngày 25/6/1998) về công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 25/11/2004 của Bộ Chính Trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Năm 2000, Nhà nước đã xây dựng Chiến lược BVMT quốc gia (2001-2010) và tiếp theo đã Định hướng Chiến lược để tiến tới PTBV là Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam cụ thể hoá cam kết với Cộng đồng quốc tế. Quan điểm BVMT – PTBV được thể hiện rất rõ trong nội dung của các văn kiện của Đảng và cụ thể là những nội dung được thể hiện trong Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 25/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Theo chúng tôi, quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác BVMT được thể hiện như sau:

* Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại

Trong thời đại ngày nay, Bảo vệ môi trường không còn là vấn đề của riêng một quốc gia, một khu vực, mà đã thực sự trở thành mối quan tâm toàn cầu. Do vậy, việc xem xét, giải quyết vấn đề này cũng không thể tiến hành riêng lẻ ở từng nước, cho dù nước đó có giàu mạnh, có tiềm lực to lớn đến mức nào đi chăng nữa. Thực tế cho thấy tính nguy cấp, phức tạp và nan giải của các vấn đề môi trường toàn cầu đang đòi hỏi chúng ta cần phải có sự nhìn nhận và đánh giá đúng đắn vai trò của môi trường trong quá trình thực hiện PTBV.

Trên cơ sở quan điểm này, việc hoàn thiên pháp luật quản lý CTRTT phải đặt ra những quy định mang tính phòng ngừa, răn đe nhằm loại trừ ngay từ đầu những hành vi vi phạm gây tác động xấu đến môi trường. Từng bước xác định cho các chủ thể nhận thức rõ được tầm quan trọng của môi trường với cuộc sống của con người và vấn bảo vệ môi trường sống là vấn đề mang tính sống còn của nhân loại. Đó là hướng các chủ thể thực hiện các công đoạn của hoạt động quản

lý chất thải như: Phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý…phải tuân thủ những quy định của pháp luật, phải đáp ứng các yêu cầu của PTBV.

* Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững.

Đảng ta chỉ rõ, BVMT là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong quá trình phát triển phải coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường. BVMT phải gắn với từng hoạt động phát triển. Quan điểm này đã trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt, là nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của Đảng, Nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân trong quá trình phát triển đất nước thời gian tới [14, tr. 151].

Để góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, pháp luật về quản lý chất thải nói chung và pháp luật về quản lý CTRTT nói riêng phải trở thành những công cụ hữu hiệu trong hoạt động bảo vệ môi trường. Pháp luật về quản lý CTRTT cần đặt ra những quy định thích hợp, tạo điều kiện để các chủ thể của hoạt động quản lý chất thải có thể phát huy tốt vai trò và năng lực của mình. Để thực hiện được nhiệm vụ này cần tăng cường công tác quản lý nhà nước nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động quản lý CTRTT. Bên cạnh đó cần phải đặt ra những quy định nhằm ngăn chặn những hành vi vi pháp luật về quản lý CTRTT, loại trừ những hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ : Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt Nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)