xử lý chất thải rắn thông thƣờng
Từ những bất cập đã trình bày trên chúng tôi đưa ra các giải pháp nhằm mục đích hoàn thiện pháp luật về thu gom, vận chuyển và xử lý CTRTT như sau.
Thứ nhất: Hoàn thiện quy định của pháp luật về quản lý chất thải và
đặc biệt đó là quản lý CTRTT.
các cơ quan Nhà nước có thể kiểm soát chất thải một cách chặt chẽ và quy củ hơn.
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý CTRTT sẽ giải quyết được vấn đề thiếu cơ chế áp dụng cho các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý CTRTT hiện hành. Đồng thời góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và góp phần từng bước xây dựng thành công Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Cần điều chỉnh lại và xem xét định nghĩa về chất thải nói chung được quy định tại Khoản 10 Điều 3 Luật BVMT 2005. Tại định nghĩa này của Luật BVMT chỉ nêu ra được dạng tồn tại chủ yếu (rắn, lỏng, khí) và nguồn phát sinh (sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác) chứ chưa quy định khi nào một vật chất bị coi là chất thải mà một vật chất có là chất thải hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu. Chủ sở hữu của vật chất đó coi nó là chất thải khi nó không còn giá trị sử dụng. Điều này phù hợp với quy định của pháp luật dân sự về quan hệ sở hữu đối với tài sản. Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Nhưng khi chủ sở hữu sở hữu một tài sản mà tài sản đó lại là một dạng vật chất có nguy cơ gây ảnh hưởng cho môi trường và sức khoẻ con người nhưng chủ sở hữu lại không cho đó là chất thải thì vấn đề này được xử lý như thế nào? Như vậy, điều này đã gây nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý. Vì quan hệ sở hữu đối với tài sản là quyền bất khả xâm phạm. Chủ sở hữu chất thải thường không có ý thức tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất thải bởi chủ yếu vì lý do kinh tế mà chủ sở hữu không chủ động xử lý, tiêu huỷ chất thải theo đúng quy định của pháp luật. Một vật chất trên thực tế đã không còn giá trị sử dụng và ảnh hưởng đến môi trường nhưng vì lý do kinh tế mà chủ sở hữu không thừa
nhận và xác đinh đó là chất thải thì vấn đề này pháp luật xử lý như thế nào? Do vậy, khi pháp luật quy định việc xác định một vật chất là chất thải hay không hoàn toàn phụ thuộc vào chủ sử hữu là chưa hơp lý.
Từ các phân tích trên ta có thể thấy đây là thiếu sót của pháp luật vì thế cần thiết phải quy định thêm một số chủ thể khác có thẩm quyền xác định một vật chất là chất thải khi có đầy đủ cơ sở chứng minh vật chất đó ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và sức khoẻ con người – đó là các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đưa ra quyết định buộc chủ thể đó phải lợi bỏ và tiêu huỷ vật chất đó như là chất thải.
Như vậy, Khoản 10 Điều 3 Luật BVMT cần sửa đổi như sau: Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hay các hoạt động khác được chủ sở hữu và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
Luật BVMT 2005 chỉ dành Chương VIII quy định về quản lý chất thải, như vậy là chưa đầy đủ nhất là những quy định về quản lý CTRTT. Hiện tại, một số lượng khổng lồ CTRTT phát thải hàng năm nhưng thiếu quy chế để áp dụng. Các văn bản pháp luật hiện hành cũng chỉ đề cập đến chất thải rắn, chất thải y tế, chất thải nguy hại còn CTRTT hầu như chưa được đề cập hoặc chỉ được dẫn chiếu từ các quy định của pháp luật trong những lĩnh vực khác nhau. Tại Mục 3 Chương VIII Luật BVMT 2005 quy định 04 Điều về quản lý CTRTT. Thực sự những quy định này không đầy đủ cho việc thực hiện quản lý CTRTT hiện nay. Bên cạnh đó, tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP cũng chỉ đưa ra các quy định về quản lý chất thải rắn nói chung. Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần phối hợp ban hành một quy
quản lý CTRTT như: Phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý …Hơn nữa, văn bản này phải đảm bảo cơ chế kiểm soát chặt chẽ và bao trùm toàn bộ quá trình quản lý CTRTT. Có như vậy thì việc quản lý CTRTT mới được hiệu quả, thống nhất, triệt để và biến chất thải thành tiền để phục vụ nhu cầu của con người.
Thứ hai: Đầu tư, áp dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong hoạt
động thu gom, vận chuyển, xử lý CTRTT.
Từ thực trạng thu gom, vận chuyển, xử lý CTRTT chúng tôi cho rằng muốn thực hiện tốt quá trình này cần quan tâm đến việc đổi mới công nghệ, phương tiện kỹ thuật. Bởi nếu thay đổi theo hướng hiện đại hoá công nghệ, kỹ thuật sẽ đáp ứng được nhu cầu đạt ra trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Tuy nhiên, để thay đổi một cách đồng bộ về công nghệ, phương tiện kỹ thuật hiện đại sẽ gây khó khăn bởi nền kinh tế chưa thể đáp ứng, bên cạnh đó là trình độ nắm bắt khoa học kỹ thuật hiện đại chưa cao. Do vậy, để nâng cao công tác thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ CTRTT cần phải thực hiện các công việc như:
+ Từng bước hiện đại hoá công nghệ kỹ thuật tuy nhiên cần phải xem xét khía cạnh công nghệ kỹ thuật đó có phù hợp với kinh tế của nước ta hay không;
+ Cần sự quan tâm của các cấp có thẩm quyền trong đầu tư nghiên cứu để trong tương lai cần tự sản xuất các thiết bị hiện đại trong các giai đoạn của quá trình quản lý CTRTT như: Phương tiện phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý;
+ Cần cải tiến, nâng cấp các phương tiện hiện có để tăng năng xuất, hiệu quả cho các thiết bị để đáp ứng nhu cầu về quản lý chất thải hiện nay;
+ Cần tăng nguồn chi của ngân sách Nhà nước cho việc đầu tư xây dựng các khu tập trung chất thải chuyên dụng, cũng như đầu tư xây dưng các khu xử lý chất thải tập trung, hiện đại, đủ tiêu chuẩn;
+ Nhà nước cần thực hiện các chính sách kinh tế xã hội hỗ trợ cho các đơn vị xử lý CTRTT để phát triển sản xuất phân compost, vừa giảm được diện tích băi chôn rác, vừa có thêm lượng phân, không phải là phân hoá học phục vụ nông nghiệp;
Thứ ba: Tăng nặng hình thức xử lý hành chính đối với hành vi vi
phạm.
Trách nhiệm hành chính được qui định trong NĐ số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 thì mức xử phạt hành chính chưa cao nhất là đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý chất thải là 70 triệu. Đây là mức phạt thấp so với chi phí để khắc phục tình trạng ô nhiệm môi trường do hành vi vi phạm gây ra. Ngoài ra, việc quy định cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính gồm cả cấp xã, phường, thị trấn nhưng thực tế thì họ có xử lý hay không đây là điều không ai có thể biết nhất là những người dân sống trong khu vực bị ô nhiễm. Vì vậy, điều cần thiết đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là nên đưa ra những hình thức xử lý vi pham hành chính với mức cao hơn, để vừa có tình chất răn đe vừa để tránh vi phạm; bên cạnh đó có thể áp dụng cho những hành vi vi phạm với mức độ nghiêm trọng chế tài hình sự. Có như vậy thì quá trình quản lý chất thải mới có thể cân bằng được số lượng phát thải chất thải hiện nay. Cụ thể theo chúng tôi cần:
+ Tăng mức xử phạt hành chính cao hơn cụ thể: Phạt tiền đến 500.000.000đ theo Điểm đ Khoản 2 Điều 14 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2008.
+ Tăng thẩm quyền xử phạt của cơ quan địa phương. Cụ thể Uỷ ban Nhân dân cấp xã, phường, thị trấn: Tăng từ 500.000đ theo Nghị định số 81/2006/NĐ-CP lên 2.000.000 theo Điều 28 khoản 2 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2008.