Tại Điều 3 khoản 7 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn định nghĩa: “Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng”.
qua thu gom đến được nơi xử lý hoặc tái chế phải qua hoạt động vận chuyển. Hoạt động này nếu được thực hiện tốt sẽ làm giảm đáng kể sự ứ đọng chất thải tại nơi thu gom.
Tại Điều 78 khoản 2 BVMT 2005 quy định: CTRTT phải được vận chuyển theo nhóm đã được phân loại tại nguồn, trong thiết bị chuyên dụng phù hợp, bảo đảm không rơi vãi, phát tán mùi trong quá trình vận chuyển. Hoạt động vận chuyển chất thải trong đô thị, khu dân cư chỉ được thực hiện theo những tuyến đường được cơ quan có thẩm quyền phân luồng giao thông quy định.
Đối với CTRTT thì việc vận chuyển chỉ phải theo những tuyến đường do cơ quan có thẩm quyền phân luồng nhưng đối với chất thải nguy hại thì buộc phải vận chuyển theo tuyến đường riêng bởi việc vận chuyển chất thải nguy hại cần phải đảm bảo an toàn một cách tuyệt đối. Có thể thấy việc vận chuyển chất thải nguy hại qua quy định của TP. HCM. Kể từ 26/6/2007, tất cả các phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại (CTNH) của TP. HCM sẽ đi theo những tuyến đường dành riêng với thời gian di chuyển nhất định. Trong suốt quá trình vận chuyển, các phương tiện này sẽ không được dừng, đỗ (trừ trường hợp có sự cố). Theo đó, mỗi ngày toàn thành phố sẽ có khoảng 150 tấn CTNH từ các khu công nghiệp, khu chế xuất được vận chuyển qua 14 tuyến đường bắt buộc để tới các điểm lưu giữ, tái chế, tái sử dụng, xử lý, tiêu hủy và trên các xe phải gắn biển báo “Xe vận chuyển chất thải nguy hại” kèm theo tên, địa chỉ, số điện thoại công ty; đồng thời chỉ được đi trên tuyến đường nội ô từ 9 - 16 giờ và từ 21 - 6 giờ [43].
Tuy nhiên, vận chuyển CTRTT cũng được quy định tại thành phố Hồ Chí Minh với khung giờ cụ thể với mục đích đảm bảo an toàn cho con người và môi trường.
Sở Tài nguyên - Môi trường TP. HCM vừa thống nhất việc phân tuyến vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt căn cứ trên hiện trạng và vị trí của 2 khu liên hiệp xử lý chất thải rắn đang tiếp nhận chất thải rắn là Phước Hiệp - huyện Củ Chi và Đa Phước - huyện Bình Chánh và yêu cầu là phải đảm bảo an toàn cho con người và môi trường với thời gian được phép lưu thông: Từ 17 giờ đến 19 giờ [44].
Cũng giống như việc thu gom, vận chuyển CTRTT cùng được thực hiện do các công ty dịch vụ, hợp tác xã dịch vụ hay các hộ gia đình thông qua hợp đồng thực hiện dịch vụ.
Hợp đồng dịch vụ vận chuyển chất thải rắn được quy định tại Điều 37 khoản 1 Nghị định 59: Hợp đồng dịch vụ quản lý chất thải rắn bao gồm các dạng sau:
+ Hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; + Hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn.
Đối với phương tiện vận chuyển CTRTT được quy định tại Điều 24 khoản 6 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP: “Các phương tiện vận chuyển chất thải rắn phải là phương tiện chuyên dụng, bảo đảm các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn, đã được kiểm định và được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành”.Và trong quá trình vận chuyển chất thải rắn, không được làm rò rỉ, rơi vãi chất thải, gây phát tán bụi, mùi. (Điều 24 khoản 7 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP).
Theo quy định của pháp luật về vận chuyển chất thải thì chủ thể vận chuyển chất thải phải thực hiện các nghĩa vụ.
rò rỉ, rơi vãi chất thải, phương tiện vận chuyển thường “lao trên đường” với tốc độ khủng khiếp gây nguy hiểm cho các chủ thể tham gia giao thông khác và bụi, mùi phát tán khắp nơi. Sở dĩ còn những tồn tại là do những nguyên nhân: Phương tiện vận chuyển, thiếu, lạc hậu đã được sử dụng một thời gian dài cho nên không thể đảm bảo được các thông số kỹ thuật đặt ra. Cũng do nguyên nhân này nên mới dẫn đến tình trạng vận chuyển chung các loại chất thải với nhau. Để hạn chế tình trạng trên điều cần thiết đặt ra là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện việc đầu tư phương tiện đáp ứng điều kiện vận chuyển. Phương tiện vận chuyển phải đảm bảo được các tiêu chí: Thiết kế đạt tiêu chuẩn chất lượng; thùng chứa rác kín, không bay mùi hay rơi vãi dọc đường; xe có thiết kế dễ dàng cho việc bảo trì, sửa chữa; phù hợp với tuyến đường vận chuyển. Còn nếu vận chuyển chất thải nguy hại thì phương tiện vận chuyển nên lựa chọn xe nhiều ngăn để mỗi ngăn chứa một loại chất thải. Bên cạnh đó cần giáo dục ý thức trách nhiệm của những chủ thể điều khiển phương tiện vận chuyển và quy định mức xử lý hành chính đối với các phương tiện không tuân theo những quy định của pháp luật.
+ Chủ thể vận chuyển chất thải có trách nhiệm vận chuyển chất thải từ nơi thu gom đến lưu giữ hay xử lý chất thải. Tuy nhiên, số lượng các phương tiện vận chuyển chất thải đến nơi quy định không nhiều.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có 30 trong khoảng 130 xe rút chất thải hầm cầu (hố ga vệ sinh) mỗi ngày chạy về Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước, huyện Bình Chánh để xử lý. Số còn trút thẳng ra môi trường [33].
Tại Hà Nội, Đà Nẵng cũng phát hiện nhiều trường hợp xe ô tô vận chuyển chất thải đổ tra môi trường vì vậy cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở các địa phương này đã quy định thưởng cho người dân nếu phát hiện xe ô
tô đổ “trộm” chất thải. Ông Thạch Như Sỹ, Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, nhằm khuyến khích người dân tham gia giữ gìn môi trường thành phố, từ ngày hôm nay (21/7), Sở áp dụng biện pháp khen thưởng bằng tiền cho những ai phát hiện hành vi đổ trộm phế thải ra đường phố, với các mức thưởng 500 nghìn đồng và 1 triệu đồng [45]
Văn phòng UBND Thành phố Đà Nẵng cho biết, theo chủ trương của lãnh đạo thành phố, các trường hợp bị phát hiện đổ xà bần bừa bãi sẽ bị phạt tiền lên đến 10 triệu đồng. Ô tô trực tiếp vận chuyển xà bần đổ không đúng nơi quy định sẽ bị giữ xe 6 tháng [30].
Sở dĩ có các hiện tượng trên xẩy ra bởi vì: Chủ thể vận chuyển chất thải cho rằng đường vận chuyển đến địa điểm thường xa nơi thu gom nếu đến địa điểm sẽ tốn thời gian, xăng dầu và không đảm bảo đủ khối lượng công việc được giao; do thiếu phương tiện vận chuyển mà số lượng chất thải phải vận chuyển lại quá nhiều, vượt xa số lượng phương tiện hiện có.
Để khắc phục tình trạng này cần đưa ra một số biện pháp như sau: + Đối với toàn hệ thống thu gom vận chuyển chất thải đến khu xử lý, cần có sự phối hợp, trao đổi thông tin thường xuyên giữa các chủ thể có liên quan và các cơ quan có thẩm quyền để công tác quản lý được chặt chẽ và có hiệu quả.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình vận chuyển, thu gom, xử lý chất thải được xem là biện pháp giúp ngăn chặn việc đổ bậy loại chất thải dẫn đến nguy hiểm cho môi trường. Gắn các thiết bị chuyên dụng để nhận dạng hướng di chuyển của xe chở chất thải, sau đó sẽ truyền dữ liệu nhận dạng thông qua GPRS (dịch vụ truyền dữ liệu gói) cho phép truyền dữ
liệu với tốc độ cao đến hệ thống trung tâm là Sở TNMT, Phòng Cảnh sát Môi trường [28].