Các quy định về thu gom chất thải rắn thông thƣờng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ : Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt Nam (Trang 53 - 60)

Nhu cầu về một môi trường sạch đẹp càng cao hơn khi trình độ kinh tế - xã hội, dân trí phát triển ngày một cao. Những năm gần đây, thu nhập của người dân có những thay đổi theo hướng tích cực, nhưng môi trường sống vẫn đang bị xuống cấp. Trong thời gian tới, nạn ô nhiễm môi trường vẫn cứ nặng nề thì chính sách kiểm soát môi trường sẽ phải có những thay đổi đáng kể.

Trong các vấn đề nêu trên thì phải có quy định về việc thu gom CTRTT bởi nó là một trong những yếu tố quan trọng nhằm chống ô nhiễm môi trường.

Theo Điều 3 khoản 5 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính Phủ về quản lý chất thải rắn thì: Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

Theo quy chế quản lý chất thải nguy hại 1999 thì chủ thể thu gom, vận chuyển chất thải là các tổ chức, cá nhân có đăng ký thực hiện việc thu gom và vận chuyển chất thải.

Thu gom chất thải là giai đoạn trung gian để tập trung chất thải đến địa điểm để vận chuyển, xử lý, tái chế hoặc tiêu huỷ chất thải. Đây là giai đoạn tương đối quan trọng trong toàn bộ quá trình quản lý chất thải.

Hiện nay việc thu gom chất thải rắn thông thường tại các khu dân cư khu đô thị, trường học đã được bố trí các thiết bị thu gom để tiếp nhận chất thải, từ đó sẽ vận chuyển đến địa điểm để tái chế, tiêu huỷ. Nếu chủ thể phát sinh chất thải chưa phân loại thì chủ thể thu gom phân loại tại nguồn và lưu giữ trong túi hay thùng được phân biệt, không được để lẫn chủ thể phát sinh chất thải và chất thải nguy hại. “Việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn thông thường do các công ty dịch vụ, hợp tác xã dịch vụ hoặc hộ gia đình (sau đây gọi tắt là chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn) thông qua hợp đồng thực hiện dịch vụ” Điều 24 khoản 1 Nghị định 59/NĐ-CP.

Điều 78 khoản 1 Luật BVMT 2005 quy định: Tổ chức, các nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung, khu dân cư tập trung, khu vực công cộng phải bố trí đủ và đúng quy định thiết bị thu gom để tiếp nhận chất thải rắn phù hợp với việc phân loại tại nguồn.

Tại Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 7 năm 1999 về việc phê duyệt chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp đến 2020 có đề cập đến vấn đề thu gom CTRTT. Mục tiêu đến năm 2020: Thu gom, vận chuyển và xử lý 80-95% tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp.

Hiện tại CTRTT tại các đô thị được thu gom theo tuyến và theo các phương thức phù hợp với quy hoạch quản lý đã được phê duyệt. Chủ thể thu gom CTRTT phải có trách nhiệm bảo đảm thường xuyên yêu cầu về mặt nhân lực và phương tiện nhằm thu gom toàn bộ CTRTT tại các điểm được

Trách nhiệm của chủ thể thu gom CTRTT được quy định tại Điều 26 Nghị định 59/2007/NĐ-CP

+ Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn phải có trách nhiệm bảo đảm thường xuyên yêu cầu nhân lực và phương tiện nhằm thu gom, vận chuyển toàn bộ chất thải rắn tại những địa điểm đã quy định.

+ Đặt các thùng lưu giữ chất thải rắn ở các nơi được quy định; cung cấp túi đựng chất thải cho các hộ gia đình, hướng dẫn cho các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn thực hiện việc phân loại chất thải tại nguồn.

+ Thông báo rộng rãi về thời gian, địa điểm và tuyến thu gom chất thải rắn tại các điểm dân cư.

+ Thu gom, vận chuyển chất thải rắn đến vị trí đã được quy định. + Chịu trách nhiệm về tình trạng rơi vãi chất thải rắn, phát tán mùi, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển.

+ Chịu trách nhiệm đào tạo nghiệp vụ, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn.

+ Chịu trách nhiệm tổ chức khám bệnh định kỳ cho người lao động trong tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải rắn.

+ Các trách nhiệm khác theo quy định của hợp đồng dịch vụ công ích.

Theo quy định chủ thể thu gom chất thải ký kết hợp đồng với các chủ thể phát sinh chất thải để làm nhiệm vụ thu gom và tập hợp chất thải vào nơi quy định, ngoài những công ty dịch vụ, hợp tác xã dịch vụ thì còn rất nhiều những chủ thể thu gom khác như chủ thể là các cá nhân làm nghề nhặt rác,

chủ thể thu gom rác dân lập…Tuy nhiên tại Quyết định 88/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành quy định về thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với CTRTT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh lại có quy định các chủ thể thu gom rác phải trích nộp 10% cho phường. Điều này gây nhiều bức xúc cho các chủ thể. Thực tế quy định này không phù hợp bởi khi các chủ thể thu gom chất thải trước khi thực hiện việc thu gom đã ký kết hợp đồng với chủ thể phát sinh, hợp đồng do các bên thoả thuận mức chi phí. Hơn nữa đây là nghề có tính chất độc hại cao, họ hàng ngày phải thường xuyên tiếp xúc với các chất thải với số phát thải rất lớn, và đây chỉ là nghề phổ thông với thu nhập hàng tháng thấp. Nếu quy định như vậy thì phải chăng đã cướp đi “miếng cơm manh áo của họ”. Như vậy, điều cần thiết ở đây là không những không được hạ thấp mức thu nhập của các chủ thể thu gom chất thải như quy định tại Nghị quyết 88 của UBND thành phố Hồ Chí Minh mà nên thực hiện các hình thức nhằm khuyến khích, động viên các chủ thể đó, bởi thu gom là khâu tương đối quan trọng trong quá trình quản lý CTRTT hiện nay. Hơn nữa năng lực thu gom chất thải hiện nay còn rất hạn chế.

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2004 về chất thải rắn thì tỷ lệ thu gom chất thải trung bình ở các đô thị đã tăng lên song vẫn còn đạt ở mức thấp. Cụ thể tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt của cả nước tăng từ 65% đến 71% trong giai đoạn năm 2000 đến 2003. Tỷ lệ thấp nhất là Tỉnh Long An 45% và cao nhất là thành phố Huế 95%. Ở các thành phố lớn thì tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt thường ở mức cao hơn các thành phố nhỏ và vùng nông thôn [8, tr.26]

đô thị lớn [9, tr.39]. Sở dĩ có điều này bởi thông thường theo quan niệm của người Việt nói chung thì công việc thu gom và xử lý chất thải thuộc về công ty môi trường đô thị và hơn nữa ở các vùng đô thị lớn còn có một “đội quân” nhặt rác rất hùng hậu. Còn ở một số đô thị nhỏ và nhất là ở một số khu công nghiệp, vùng nông thôn thì hiện tượng chất thải nguy hại không được phân loại mà chôn cùng với chất thải sinh hoạt đang là hiện tượng phổ biến. Nếu điều này cứ tiếp diễn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khoẻ con người.

Theo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, tổng lượng rác thải sinh hoạt đô thị của thành phố vào khoảng 2.800 tấn/ngày; ngoài ra chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng, chất thải y tế cũng là “vấn đề rất lớn” với tổng khối lượng khoảng 2.000 tấn khác/ngày. Chất thải rắn (CTR) sinh hoạt chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại: Khoảng 60%; chất thải xây dựng chiếm khoảng 1/4 và lượng chất thải phân bùn bể phốt là 5%. Riêng chất thải công nghiệp chiếm 10% (trong đó bao gồm luôn cả chất thải nguy hại) và hàng năm tăng thêm từ 3-5% (như năm 2007, lượng phát sinh là 750 tấn/ngày). Nguồn phát thải loại này tập trung vào một vài ngành như: Chế biến thực phẩm, hóa chất và cơ khí. Riêng 3 ngành này đã chiếm gần phân nửa tổng lượng chất thải công nghiệp của thành phố. Đối với nguồn thải từ các bệnh viện, hiện cả thành phố có 91 bệnh viện và trung tâm y tế cấp quận, huyện; ngoài ra còn 232 trạm y tế xã và cơ sở y tế nhỏ. Tổng lượng rác y tế xấp xỉ khoảng 20 tấn/ngày; tỷ lệ chất thải y tế nguy hại trong đó chiếm tỷ lệ tương đối cao, chừng 5 tấn/ngày. Hiện tại, công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường đô thị (Urenco) chịu trách nhiệm thu gom và vận chuyển phần lớn lượng chất thải sinh hoạt của thành phố. Ngoài ra, còn có 5 xí nghiệp môi trường đô thị chịu trách nhiệm thu gom tại khu vực các huyện

ngoại thành và các đơn vị tham gia thu gom vận chuyển theo hình thức xã hội hóa như: Công ty cổ phần Thăng Long; công ty cổ phần Tây Đô; công ty cổ phần Xanh; hợp tác xã Thành Công…Tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt ở các quận nội thành đạt khoảng 95%, còn các huyện ngoại thành tỷ lệ này chỉ đạt 60%; Lượng CTR công nghiệp được thu gom đạt 85-90% và chất thải nguy hại mới chỉ đạt khoảng 60-70% [29]

Tại Hải Phòng, thành phố cấp 1 quốc gia thì tình hình nhu gom vận chuyển, xử lý cung còn gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, Công ty môi trường đô thị thu gom, vận chuyển và xử lý vào khoảng 650-700m3 rác các loại mỗi ngày, tương đương với 471 tấn (chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế ). Trong đó rác thải đô thị bao gồm rác thải sinh hoạt, rác thương mại, rác xây dựng. Các quận nội thành tỷ lệ phát sinh rác thải bằng 70% lượng rác phát sinh trên địa bàn thành phố [18]

Bộ Xây dựng cho biết, 6 tháng đầu năm nay tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt trên cả nước trung bình đạt 80%. Trong khi Hà Nội, Hưng Yên, Bạc Liêu, Vĩnh Phúc... có tỷ lệ thu gom đạt hơn 90% thì Lâm Đồng, Lai Châu, Hà Giang... chỉ thu gom được dưới 40%. Cũng theo Bộ Xây dựng, tỷ lệ thu hồi tái chế, tái sử dụng CTR mới được khoảng 20-30%. Việc phân loại rác tại nguồn vẫn dừng ở triển khai thí điểm tại một số tỉnh, thành phố. Mới có 21/63 tỉnh, thành phố có báo cáo về kiểm tra, rà soát thực hiện quy hoạch xử lý CTR theo quyết định và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ [13].

Trong quá trình thực hiện quy định của pháp luật đối với chủ thể thu gom chất thải trong đó có CTRTT trên thực tế còn nhiều vấn đề câp bách cần phải đưa ra giải pháp hoàn thiện.

Tại Vĩnh Phúc theo kết quả khảo sát trực tiếp tại nhiều cơ sở sản xuất cho thấy, hầu hết các cơ sở, doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ việc thu gom rác thải, CTR và các chất thải độc hại; không chú ý việc phân loại các chất thải độc hại, chất thải không có khả năng tái chế [40]

Theo thống kê, từ năm 2005 đến nay, CTR sinh hoạt ở TPHCM có khoảng 6.000 tấn/ngày. Trong đó 60% lượng rác này do các đơn vị dân lập thu gom, còn 40% do các công ty dịch vụ công ích quận huyện thu gom. Tất cả khối lượng rác trên đều được xử lý bằng cách chôn lấp tại các bãi rác Phước Hiệp và Đa Phước. Tuy nhiên, tại các bãi rác trên vẫn chưa có nhà máy phân loại, tái chế rác nên những chất thải nguy hại trộn lẫn trong rác sinh hoạt cũng bị chôn lấp. Các nhà khoa học trong lĩnh vực môi trường, cảnh báo việc chôn lấp chất thải nguy hại sẽ rất nguy hiểm vì có nguy cơ gây ra ô nhiễm khôn lường [25].

Các vấn đề này xẩy ra một phần do ý thức của Chủ nguồn thải chưa cao họ không phân loại chất thải tại nguồn mà tập trung tại một địa điểm nhất định, mặt khác do không đủ các phương tiện và kinh phí cho việc thu gom chất thải theo phân loại.

Bên cạnh đó vấn đề ký kết và thực hiện hợp đồng thu gom chất thải giữa Chủ nguồn thải và chủ thể thu gom cũng là vấn đề cần được giải quyết. Theo quy định tại Điều 22 khoản 2 nghị định 59 CP thì Chủ nguồn thải là các cơ quan, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, các cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề phải ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn. Đây là một loaị hợp đồng dịch vụ nhưng hợp đồng dịch vụ này lại khác các hợp đồng Thương mại hay Dân sự bởi chủ thể ký kết và thực hiện hợp đồng này là dạng chủ thể đặc biệt. Vì vậy, đây cũng là lợi hợp đồng đặc biệt, hợp đồng này không có yếu tố thoả thuận, bắt buộc các chủ thể phải ký kết hợp

đồng khi có tình trạng phát thải chất thải vào môi trường và lợi hợp đồng này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý. Khi ký kết hợp đồng thu gom chất thải do không có yếu tố thỏa thuận nên chủ thể thu gom tự ý quy định mức phí mà Chủ nguồn thải phải chi trả, mặc dù đã có văn bản hướng dẫn về việc này. Tại điểm a khoản 1 mục I Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/05/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí BVMT đối với chất thải rắn quy định mức thu phí BVMT đối với chất thải rắn. Từ đó dẫn đến việc phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa chủ thể thu gom và Chủ nguồn thải. Như vậy, trong trường hợp này cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp quản lý hợp đồng được ký kết giữa các chủ thể phải thực hiện viêc lập danh sách thu các loại phí và gửi kèm bản hợp đồng cho các chủ thể thực hiện, tiến hành cập nhật phí cho dịch vụ thu gom chất thải trên mạng Internet để người dân có thể theo dõi, đồng thời thực hiện cơ chế thu nhận ý kiến đóng góp của người dân thông qua đường dây điện thoại nóng cho từng đơn vị thu gom rác để đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng phát sinh rác và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ… Có như vậy thì mới đảm bảo được việc thực thi đúng pháp luật, để thực hiện tốt một công đoạn rất quan trọng trong hoạt động quản lý CTRTT đó là thu gom chất thải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ : Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt Nam (Trang 53 - 60)