Các yếu tố tác động tới pháp luật quản lý chất thải rắn thông thƣờng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ : Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt Nam (Trang 32 - 41)

thƣờng

Các yếu tố tác động tới pháp luật quản lý CTRTT rất nhiều, nhưng quan trọng nhất và trước hết là:

Thứ nhất, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

Con người muốn tồn tại và phát triển, tất nhiên cần phải khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và thải ra các chất thải. Môi trường vừa là nơi cung cấp những gì cần thiết cho cuộc sống của muôn loài, trong đó có con người, lại chính là nơi chứa đựng mọi thứ được thải ra. Trong tự nhiên, chu trình vật chất ấy có thể duy trì được, nếu như mọi hoạt động, nhất là hoạt động của con người không vượt quá khả năng cung cấp và chứa đựng của thiên nhiên

Học thuyết Mác đã có quan điểm rất biện chứng về mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên; con người là một bộ phận không thể tách rời của giới tự nhiên. Chính Ph. Ăng-ghen cách đây gần hai thế kỷ, trong tác phẩm “Biện chứng tự nhiên” khi bàn về vấn đề phát triển bền vững, ông đã cảnh báo với loài người rằng, chúng ta không nên quá tự hào về những thắng lợi

của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì, cứ mỗi lần ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta. Phát triển kinh tế bằng mọi

giá mà không cân bằng sinh thái thì sẽ để lại sau lưng những hoang mạc.

Giải quyết vấn đề này, theo Ph. Ăng-ghen: "Chúng ta hoàn toàn không thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác, như một người sống bên ngoài giới tự nhiên, mà trái lại, bản thân chúng ta, với cả xương thịt, máu mủ và đầu óc của chúng ta, là thuộc về giới tự nhiên. Chúng ta nằm trong giới tự nhiên, và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với

nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng được quy luật đó một cách chính xác." [10, tr 655].

Trong thời đại chúng ta, khi mà cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã bùng nổ đến đỉnh cao, chất lượng sống của xã hội loài người đã có những bước tiến rõ rệt do khoa học công nghệ và năng suất lao động xã hội mang lại. Những của cải được nhân loại tạo ra ngày càng nhiều và phong phú về chủng loại đã phần nào thoả mãn về vật chất và tinh thần của con người, đưa tới sự phát triển nhanh của nền văn minh nhân loại. Nhưng bên cạnh đó là các vấn đề đáng lo ngại đối với cuộc sống con người như vấn đề dân số ngày càng tăng, tốc độ đô thị hoá ngày càng cao, môi trường ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt...

Trong một giai đoạn rất dài của phát triển kinh tế đất nước chúng ta “tôn sùng” quan điểm “phát triển bằng mọi giá” nên vấn đề pháp luật về môi trường nói chung và pháp luật quản lý CTRTT nói riêng hầu như không được quan tâm vì vậy môi trường ngày càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng không được giải quyết và không được ghi nhận trong các văn bản pháp luật. Chất thải, nhất là chất thải rắn thông thường không được quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý theo một trình tự nhất định đã dẫn đến tình trạng môi trường ở nhiều nơi nhất là các đô thị lớn bị ô nhiễm gây tác động xấu đến đời sống của nhân dân.

Nhưng trong giai đoạn hiện nay quan điểm “phát triển bằng mọi giá” đã được thay thế bằng “phát triển bền vững”. Quan điểm này đã trở thành

đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phát triển bền vững cũng đã được đề cập tới như một yêu cầu cấp thiết trong hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả các cấp, các ngành và các lĩnh vực, bên cạnh đó

các chính sách pháp luật cũng như các quy định về quản lý CTRTT đã được ban hành. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mười năm tới của đất nước (2001 - 2010), quan điểm phát triển đầu tiên được Đảng ta xác định là: Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Chỉ thị 36/CT-TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị: “Về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” cũng đã yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương nắm vững và quán triệt quan điểm phát triển bền vững trong các quyết sách và hành động của mình. Chỉ thị nêu rõ: Tăng trưởng kinh tế phải đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường.

Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng đó của quy luật tự nhiên, Đảng ta đã nêu rõ quan điểm phát triển bền vững: "Kết hợp hài hòa giữa

phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường theo hướng phát triển bền vững"[1, tr 301].

Bên cạnh đó, kế hoạch, nhiệm vụ phát triển bền vững đã được thể hiện trong đường lối và chính sách phát triển dài hạn, chẳng hạn Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững ở Việt Nam (VA21); lồng ghép phát triển bền vững vào các kế hoạch phát triển đất nước; thành lập hội đồng và văn phòng phát triển bền vững từ trung ương đến địa phương, thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức, đào tạo, bồi dưỡng về phát triển bền vững. Đồng thời, hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển bền vững như xây dựng Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi (2005); thực hiện chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng 2006-2010, chiến lược sản xuất sạch trong công nghiệp đến năm 2020; xây dựng Chương trình nghị sự 21 của ngành, địa phương

Như vậy, ta có thể thấy rằng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ảnh hưởng rất nhiều đến pháp luật về quản lý CTRTT. Từ các chính sách, đường lối của Đảng đòi hỏi Nhà nước phải ban hành pháp luật, nhất là pháp luật môi trường trong đó có pháp luật về quản lý CTRTT như thế nào cho phù hợp. Không những thế pháp luật về quản lý CTRTT khi được ban hành vừa phải đảm bảo các chính sách kinh tế, xã hội vừa phải đảm bảo các yếu tố môi trường. Đảm bảo và phát huy chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn của sự phát triển bền vững là phải biết tận dụng nguồn chất thải có thể tái chế, tái sử dụng và phải đảm bảo tính an toàn trong quá trình xử lý. Tính an toàn trong quá trình xử lý là phải đảm bảo:

+ Thiêu đối chất thải không hoặc hạn chế phát thải vào môi trường các loại khí thải độc hại, không tạo ra tro đốt... Vì vậy, lò nung phải từng bước đuợc trang bị các thiết bị giám sát phát thải hiện đại để giám sát toàn bộ các phát thải khí như: HCl, VoC, NH3, CO, NOx, SO2, H2O, O2…

+ Chôn lấp chất thải phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn như chất thải ở dạng rắn hoặc sau khi đã cố định ở dạng viên được đưa vào các hố chôn lấp có ít nhất 2 lớp lót chống thấm, có hệ thống thu gom nước rò rỉ để xử lý, có hệ thống thoát khí, có giếng khoan để giám sát khả năng ảnh hưởng đến nước ngầm.

+ Tái chế chất thải có thể áp dụng các công nghệ tiên tiến như: Công nghệ Seraphin, công nghệ “Đồng xử lý” trong lò nung xi măng…để biến chất thải thành gạch lát đường, dầu mỡ bôi trơn, phân bón hữu cơ, nhựa cao cấp…

BVMT không phải của riêng ai, không chỉ dừng ở việc ban hành pháp luật của Nhà nước mà còn cần phải được thực hiện từ dưới lên, từ chính những người dân. Chỉ khi huy động được cộng đồng, mà nhất là người dân cùng thấy được lợi ích của mình thì mới có thể bảo vệ môi trường được... Có thể thấy rằng việc pháp luật về quản lý CTRTT được thực hiện trong cuộc sống hay không là phụ thuộc phần lớn vào ý thức của người dân. Trên thực tế, đa số người dân đều cho rằng quản lý chất thải là của cơ quan và người có thẩm quyền, trách nhiệm chứ không phải của họ vì vậy cho nên việc họ xả rác bừa bãi luôn xảy ra và nghĩ rằng ngày mai nó sẽ sạch, họ luôn cho rằng sạch trước hết là sạch nhà mình. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho các chủ thể thu gom và quản lý chất thải.

Như vậy, vấn đề đặt ra là pháp luật được ban hành phải quy định chế tài xử lý. Chế tài xử lý về kinh tế được áp dụng bên cạnh các biện pháp tuyên truyền vận động để vừa thực thi đối với các trường hợp vi phạm vừa để đại đa số người dân hiểu rằng môi trường sống của họ sẽ bị ảnh hưởng và bảo vệ môi trường không phải là trách nhiêm của riêng ai mà là trách nhiệm của cả cộng đồng. Phải phát huy được sức mạnh của nhân dân trong cuộc chiến chống lại rác thải, trong cuộc chiến bảo vệ môi trường. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Dễ vạn lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Thứ ba lợi ích kinh tế của doanh nghiệp

Mục đích đầu tiên của các chủ thể kinh doanh là lợi nhuận, cho nên họ có thể thực hiện tất cả các biện pháp miễn sao đạt được lợi nhuận tối đa. Họ có thể tự ý bỏ qua một hoặc một vài quy định của pháp luật với mục đích càng mất ít chi phí càng tốt.

Theo qui định của pháp luật, một doanh nghiệp trong quá trình thành lập có một điều kiện là phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường để tính toán tất cả những rủi ro có thể xảy ra đối với môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng việc này còn nhiều tranh luận xung quanh vấn đề lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trước hay sau khi được phê duyệt dự án khả thi. Nhưng chắc chắn là các doanh nghiệp không muốn thực hiện điều kiện này bởi khi thực hiện thì họ phải tính toán vào chi phí sản xuất sản phẩm dẫn đến lợi nhuận sẽ giảm đi. Hơn nữa họ phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải trước khi xả, thải vào môi trường. Về vấn đề tái chế, tái sử dụng chất thải, cũng vì lợi ích cho nên chủ các doanh nghiệp chỉ tái chế khi doanh nghiệp mình có lợi, khi chi phí cho việc tái chế thấp.

Tất cả những điều này ảnh hưởng đến quá trình áp dụng và thực hiện pháp luật về quản lý CTRTT, cho nên pháp luật phải đưa ra những quy định để thực sự áp dụng một cách có hiệu quả công cụ quản lý kinh tế trong quản lý môi trường. Cần phải áp dụng quy định về thu thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường, phí phát thải chất thải vào môi trường, hoặc có thể ra quyết định đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp nếu vi phạm môi trường. Như ở Thuỵ Điển, Pháp quy định thu thuế Cácbon đối với nhiên liệu và phương tiện giao thông; hay tại Long An, Uỷ ban Nhân dân đã ra quyết định đình chỉ hoạt động của 10 doanh nghiệp có trụ sở tại huyện Đức Hoà, chuyên sản xuất, đun nấu sắt thép gây ô nhiễm môi trường [32].

Thứ tư, trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ

Đất nước ta đang trên con đường đổi mới, phát triển cho nên yếu tố trình độ khoa học kỹ thuật cũng ảnh hưởng nhiều đến việc áp dụng và thực hiện pháp luật về quản lý CTRTT. Bởi trong quá trình quản lý, thu gom,

phân loại, vận chuyển, xử lý muốn đạt hiệu quả thì không chỉ đòi hỏi sức người mà còn chủ yếu đòi hỏi sự phục vụ của máy móc trang thiết bị. Chúng ta cũng đã nhận được sự viện trợ của một số quốc gia về trang thiết bị, công nghệ với các dự án lớn như: Sự viện trợ của Hà Lan, Thuỵ Điển … nhưng đó chỉ được thực hiện ở một số thành phố lớn và cũng là phần nhỏ so với số lượng rác thải hàng ngày ở nước ta. Hơn nữa, hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác thu gom, vận chuyển, phân loại, tái chế và xử lý chế biến rác chưa hoàn chỉnh, năng lực và trách nhiệm quản lý CTRTT chưa được quy định rõ ràng, chưa tập trung và phát huy đầy đủ ở các cấp quản lý. Bên cạnh đó là sự thiếu hụt các chuyên gia trình độ cao, các kỹ thuật viên và cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm chuyên sâu về quản lý CTRTT.

Theo số liệu của Bộ Xây dựng, hiện nay các địa phương trong cả nước hầu hết đều đang sử dụng biện pháp chôn lấp chất thải rắn, với số lượng trung bình một đô thị có một bãi chôn lấp, trong đó chiếm tới 85-90% là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao bởi mùi và nước rỉ rác. Theo thống kê, toàn quốc hiện có tới 52 bãi rác bị xếp vào số các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần được xử lý. Theo đánh giá chung, công nghệ xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp tuy giá thành rẻ nhưng đòi hỏi nhiều diện tích đất, trong lúc quỹ đất hiện nay rất hạn chế. Mặt khác, phương pháp này không có khả năng thu hồi, tái chế, sử dụng lại nguồn nguyên liệu từ rác thải và lại nảy sinh một vấn đề là phải xử lý nước rỉ rác đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Đây là công việc khó khăn, phức tạp không kém việc xử lý chất thải rắn. Việc xử lý rác thải nói chung và chất thải rắn nói riêng vẫn là bài toán đau đầu trong quản lý đô thị và đang trở thành vấn đề bức xúc. Rác thải ở khu vực thành phố Hà Nội, ngoài việc xử lý bằng biện pháp chôn lấp truyền thống, cũng đã có Nhà máy rác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thải Cầu Diễn. Tuy nhiên, nhà máy này công suất nhỏ, chỉ có thể đáp ứng khoảng 20% nhu cầu của khu vực nội thành, chưa kể vùng ven đô với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ, lượng rác ngày một nhiều thêm. Thực trạng đó đòi hỏi thành phố và các ngành cần đưa ra phương pháp xử lý chất thải đạt hiệu quả hơn...[49].

Trên thế giới việc áp dụng công nghệ hiện đại vào quá trình quản lý chất thải được áp dụng từ rất lâu như: Thuỵ Điển Từ những năm 1990, Thụy Điển áp dụng các biện pháp nhằm đạt hiệu quả sử dụng tài nguyên chất thải đã mang lại những kết quả đáng kể. Việc phân loại chất thải tại nguồn tăng lên và những thay đổi trong công tác xử lý chất thải đã làm giảm việc chôn lấp chất thải và tăng tái chế, xử lý sinh học và thiêu đốt để thu hồi năng lượng. Do đó năng lượng và các vật liệu được thu hồi đã tăng lên rõ rệt. Những biện pháp quản lý chất thải được đưa ra đã làm giảm tác động môi trường. Phát thải khí nhà kính và các chất nguy hại như các kim loại nặng và chất ô nhiễm hữu cơ cũng giảm xuống [27].

Tại Đức, ngành công nghiệp chất thải ở Đức sử dụng hơn 200000 lao động với mức doanh thu mỗi năm hơn 50 tỷ Euro. Trong vài năm tới, sẽ không cần phải xây dựng các bãi chôn lấp mới mà ngược lại hầu hết các bãi chôn lấp sẽ phải đóng cửa. Nhìn chung, mỗi năm khoảng 50 triệu tấn chất thải đô thị (không chỉ của riêng các hộ gia đình) được phát sinh. Hiện nay, khoảng một nửa lượng chất thải loại này đã được tái chế; trong khi đó vào năm 1990, tỷ lệ tái chế chỉ khoảng 12%. Khảo sát các dòng chất thải chính, Đức tái chế 2/3 chất thải là giấy (13,2 triệu tấn/năm) và 87% thuỷ tinh thải (2,7 tấn/năm).Chất thải rắn đô thị (46,6 triệu tấn/năm), Thu hồi (27,6 triệu tấn/năm), Xử lý (19 triệu tấn/năm), Thiêu đốt (10,2 triệu tấn/năm), Chôn lấp

trực tiếp (8,7 triệu tấn/năm). Từ tháng 6/2005, chôn lấp trực tiếp là bất hợp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ : Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt Nam (Trang 32 - 41)