Vai trò của pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thƣờng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ : Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt Nam (Trang 26 - 32)

Thực tế đã chứng minh, pháp luật với tư cách là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội, luôn có tác động và ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới các quan hệ xã hội. Sự tác động và ảnh hưởng đó thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào từng loại đối tượng và từng quan hệ cụ thể cần có sự điều chỉnh của pháp luật

Kể từ những thập kỷ cuối của thế kỷ 20, cùng với sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc cả về kinh tế, xã hội và khoa học kỹ thuật ở trên thế giới, các vấn đề về ô nhiễm môi trường đã nảy sinh và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngày nay, gần như mọi quốc gia trên hành tinh dù là giàu hay nghèo, là nước phát triển, đang phát triển hay là kém phát triển đều đã nhận

thức rõ được vai trò và tầm quan trọng của việc phòng ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Việc giải quyết các vấn đề môi trường ngày càng được nhận thức rõ rằng không phải là vấn đề của riêng một quốc gia hay một nhóm hưởng lợi nào mà là vấn đề của toàn thể nhân loại và đòi hỏi trách nhiệm và sự tham gia của từng cá nhân sinh sống trên hành tinh này. Chính vì vậy mà công tác huy động sự tham gia của các cộng đồng trong mọi hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cũng ngày càng được nhiều chính phủ quan tâm và tăng cường [12].

Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường rất đa dạng nhưng trong đó không thể thiếu sự quản lý của nhà nước vai trò của Nhà nước là ban hành các văn bản pháp luật, trong đó phải kể tới đó là pháp luật về quản lý CTRTT. CTRTT sẽ đóng vai trò rất quan trọng như góp phần phát triển kinh tế nếu ta khai thác, tái chế theo đúng quy cách, chất thải trở thành phân bón, thành nguyên liệu để sản xuất… khi ta biết quản lý, thu gom, phân loại, tái chế nhưng cũng rất nguy hiểm nếu chúng ta không quản lý được nó nhất là trong giai đoạn hiện nay tình hình xả thải ngày càng nhiều do sự phát triển rất nhanh của kinh tế

- Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường có vai trò quan trọng khi đặt ra những quy định cho các chủ thể phát thải chất thải, quy định các loại phí giúp cho các chủ thể có quyền dễ thực hiện trong việc thu lệ phí đối với các chủ thể xả, thải chất thải; quy định rõ cách thức thu gom, phân loại, giảm thiểu, tái chế, xử lý …chất thải. Ngoài ra, pháp luật còn đưa ra những hình thức xử lý cụ thể áp dụng đối với các chủ thể khi xả thải chất thải chưa qua xử lý vào môi trường

- Cùng với sự phát triển của kinh tế, tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng, cùng với đó là sự gia tăng dân số và nhu cầu sinh hoạt của con người nên

hàng ngày con người thải vào môi trường các loại chất thải khác nhau trong đó có CTRTT, vì vậy pháp luật về quản lý CTRTT không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nó góp phần không nhỏ trong việc làm trong sạch môi trường, phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.

Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi theo chiều hướng xấu của môi trường, có thể gây tác hại tức thời hoặc lâu dài đến sức khoẻ con người, các loài động, thực vật và các điều kiện sống khác. Đó là “sự xuất hiện các chất lạ trong một hợp phần nào đó của môi trường gây phương hại đến con người và các sinh vật khác” [24, tr. 46]. Ô nhiễm môi trường có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do các chất gây ô nhiễm. Thông thường, các chất gây ô nhiễm là các chất thải. Vì vậy, việc phát thải các chất thải trong đó có CTRTT là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, suy giảm chất lượng môi trường, đe doạ tính mạng và sức khoẻ của con người.

Tại Điều 3 Luật BVMT 2005: “Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng”. Sự cố môi trường không chỉ do nguyên nhân khách quan từ sự tác động của thiên nhiên mà còn do các nguyên nhân chủ quan do các hoạt động của con người mà phần lớn là các hoạt động phát thải chất thải vào môi trường nhưng chưa qua quá trình xử lý. Vì vậy, một mặt phải có những biện pháp nhằm hạn chế tác động xấu của thiên nhiên đến môi trường, đồng thời có các biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các hành vi của con người gây ra nếu không hậu quả của các sự cố này cho môi trường và sức khoẻ của con người là rất lớn.

- Pháp luật về quản lý CTRTT được quy định sẽ dần dần góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân để đảm bảo cho họ được hưởng quyền sống trong môi trường không ô nhiễm.

Quyền được đảm bảo về chất lượng môi trường sống là một trong những quyền cơ bản của con người đã được ghi nhận trong pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia trên thế giới. Ngay tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất về môi trường năm 1972 tại Stockholm, trong tuyên bố của Hội nghị đã ghi nhận: “Con người có quyền cơ bản được sống trong một môi trường có chất lượng, cho phép cuộc sống có phẩm giá và phúc lợi mà con người có trách nhiệm long trọng bảo vệ, cải thiện cho thế hệ hôm nay và mai sau”. Sau đó 20 năm, tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai về môi trường, Tuyên bố RIO một lần nữa khẳng định lại quyền cơ bản này của con người trong lĩnh vực môi trường. Đó là: “Con người là trung tâm của các mối quan tâm về sự phát triển lâu dài. Con người có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích, lành mạnh và hài hoà với thiên nhiên. Tuy nhiên, thực trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang là một thách thức không nhỏ cho việc đảm bảo quyền cơ bản này của con người [24, tr. 47]. Tuy nhiên trên thực tế do những nguyên nhân khác nhau như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế kéo theo sự đô thị hoá ngày càng tăng, sự tăng lên của dân số…đang xâm phạm đến quyền được sống trong môi trường trong lành của con người. Vì vậy, pháp luật về quản lý CTRTT cần phải xác định vai trò của mình trong công cuộc bảo vệ quyền này của con người. Pháp luật về quản lý CTRTT phải thực sự là công cụ phòng ngừa ô nhiễm môi trường từ các hoạt động có liên quan đến quản lý CTRTT; quy định các quy tắc xử sự mà các chủ thể phải thực hiện khi tiến hành những hoạt động có liên quan đến phát thải chất thải vào môi

trường với các chế tài cần thiết đảm bảo cho việc thực hiện; quy định cụ thể thiết chế thực thi quản lý CTRTT bằng pháp luật, trong đó chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về CTRTT được xác lập.

- Xét về mặt kinh tế, pháp luật về quản lý CTRTT được ban hành sẽ làm giảm các chi phí cho việc phải tìm phương án cho việc quản lý, thu gom, vận chuyển CTRTT do có các quy định và áp dụng các phương pháp tái chế khác nhau nên có thể biến rác thải thành tiền. Pháp luật quản lý CTRTT luôn gắn kết các lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội với lợi ích môi trường, góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Lợi ích kinh tế luôn là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Điều này ở nước ta càng trở nên quan trọng hơn bởi chúng ta đang xây dựng và phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường, khi mà tất cả các hoạt động của nó đều chịu sự chi phối của quy luật giá trị, quy luật cung cầu của thị trường. Chính vì thế, mục tiêu lợi nhuận có thể làm các nhà sản xuất bỏ qua những lợi ích chung của cả cộng đồng về môi trường, đặc biệt trong điều kiện nhận thức về bảo vệ môi trường của đại đa số dân chúng còn hạn chế như ở Việt Nam hiện nay. Riêng trong lĩnh vực quản lý chất thải nói chung và quản lý CTRTT nói riêng, vì lợi ích kinh tế, các nhà sản xuất sẵn sàng bỏ qua những chi phí cần thiết cho việc giảm thiểu và xử lý chất thải từ quá trình hoạt động để tiết kiệm kinh phí, đạt mục tiêu lợi nhuận ở mức cao nhất. Rõ ràng, trong trường hợp này, các lợi ích xã hội và lợi ích môi trường đã bị xâm phạm và vì thế cần sự can thiệp thích hợp của nhà nước để điều hòa các mâu thuẫn về lợi ích. Pháp luật quản lý CTRTT thực sự là công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện sự can thiệp đó.

Thông qua các quy phạm pháp luật cụ thể, pháp luật quản lý CTRTT gắn kết lợi ích của các nhà sản xuất với lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng trong việc cùng sử dụng chung những giá trị của môi trường, phòng chống ô nhiễm môi trường. Pháp luật quản lý CTRTT là công cụ hữu hiệu để ràng buộc nghĩa vụ bảo vệ các lợi ích xã hội, lợi ích môi trường của nhà sản xuất, bên cạnh đó còn tạo những điều kiện thuận lợi cho họ thực hiện nghĩa vụ của mình. Những khuyến khích về mặt kinh tế như miễn, giảm thuế hay những ưu đãi khi thuê đất, những hỗ trợ tài chính cần thiết khi tái chế, tái sử dụng CTRTT, thực hiện tốt việc giảm thiểu CTRTT, đảm bảo chất lượng môi trường… sẽ làm cho các nhà sản xuất thấy rõ lợi ích thu được từ hoạt động này, thúc đẩy họ tích cực hơn trong việc đảm bảo các lợi ích xã hội, lợi ích môi trường.

- Góp phần nâng cao nhận thức của toàn dân theo hướng có lợi cho việc bảo vệ môi trường.

Bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà phải được thực hiện bởi mỗi cá nhân. Tuy nhiên, con người chỉ có thể làm được điều đó khi có nhận thức đúng đắn về bảo vệ môi trường. Vì thế, trong BVMT, trình độ nhận thức của cộng đồng là yếu tố giữ vai trò quan trọng, quyết định không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động này. Pháp luật quản lý CTRTT thông qua các định hướng xử sự và chế tài của mình đã góp phần làm thay đổi và nâng cao nhận thức của cộng đồng, nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường ở nước ta. Hướng các chủ thể xử sự đúng theo quy định của pháp luật trong các hoạt động phân loại, giảm thiểu, thu gom, vận chuyển, xử lý CTRTT. Xác định mục tiêu cho các hoat động liên quan đến quản lý CTRTT của các chủ thể là vì môi trường, vì con người và bên cạnh đó là vì lợi ích của chính họ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ : Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt Nam (Trang 26 - 32)