Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV theo sản phẩm dịch vụ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 44 - 55)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV theo sản phẩm dịch vụ

nhân.

Cùng với xu hướng phát triển chung của toàn ngành ngân hàng, đồng thời trước sự cạnh tranh lớn từ các NHTM, đặc biệt là các NHTM cổ phần và NH nước ngoài, đặc biệt là từ sau thời điểm triển khai mô hình tổ chức theo khuyến nghị của tư vấn dự án TA2 (từ 01/9/2008), BIDV đã bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực ngân hàng bán lẻ khi mô hình tổ chức của BIDV tách bạch khối NHBL với cơ cấu tổ chức và mục tiêu hoạt động rõ ràng hơn từ Hội sở chính. Đến nay, dịch vụ NHBL của BIDV đã rất đa dạng với những sản phẩm tín dụng bán lẻ, huy động vốn dân cư, dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền, thanh toán hóa đơn,… Việc phân giao kế hoạch kinh doanh dịch vụ bán lẻ của từng dòng sản phẩm tới từng chi nhánh được coi là cơ sở để các chi nhánh thực hiện phát triển dịch vụ NHBL tại đơn vị mình.

2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV theo sản phẩm dịch vụ sản phẩm dịch vụ

37

Nhận thức được tầm quan trọng và đặc tính ổn định, lâu dài của nguồn vốn dân cư, hoạt động huy động vốn cá nhân luôn được BIDV chú trọng với việc cho ra đời hàng loạt sản phẩm tiện ích đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm rút dần, tiết kiệm ổ trứng vàng. Điều này đã góp phần mang lại kết quả tăng trưởng khả quan đối với nguồn vốn dân cư giai đoạn 2007-2010.

Theo dữ liệu thực tế, trong 4 năm, từ năm 2007 đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân huy động vốn dân cư cuối kỳ của BIDV đạt 7%/năm, huy động vốn bình quân đạt 6%/năm. Huy động vốn dân cư là một trong những dịch vụ ngân hàng có tính nhạy cảm nhất với nền kinh tế cũng như tin đồn, tốc độ tăng trưởng dân cư phụ thuộc vào hiệu quả sinh lời của nhiều kênh đầu tư trong nền kinh tế đơn cử năm 2007 nguồn vốn dân cư sụt giảm do sự hấp dẫn từ các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản, vàng. Đến hết 31/12/2010, tổng huy động vốn dân cư đạt 100.003 tỷ đồng, tăng 25.664 tỷ đồng so với năm 2009, tương đương mức tăng trưởng 35%, đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 4 năm qua (trung bình 25% giai đoạn 2007-2010), huy động vốn bình quân năm 2010 đạt 86.742 tỷ đồng.

Qua các năm số dư tiền gửi cá nhân có sự tăng trưởng rõ rệt, tỷ trọng tiền gửi dân cư có sụt giảm trong tổng huy động vốn từ năm 2007 đến nay lần lượt là 35% năm 2007, 31% năm 2008, 35% năm 2009 và 37% năm 2010.

- Về cơ cấu huy động vốn

 Theo kỳ hạn: qua các năm cơ cấu tiền gửi dân cư dịch chuyển tích cực với tỷ trọng tiền gửi VND, tiền gửi có kỳ hạn bao gồm giấy tờ có giá liên tục tăng. Tuy nhiên tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng mạnh từ năm 2008 đã và đang tạo ra áp lực lên khả năng cân đối vốn, chi phí vốn cũng như hiệu quả kinh doanh của BIDV. Trong năm 2007 cơ cấu vốn dân cư của BIDV được duy trì ở mức khá hợp lý với tỷ trọng tiền gửi dưới 12 tháng dao động từ 36% - 39%, tiền gửi từ 12 tháng trở lên chiếm tỷ trọng khoảng 55%. Kỳ hạn 12 tháng chiếm tỷ trọng huy động lớn nhất khoảng 45%, phản ánh cơ cấu vốn tương đối ổn định. Tuy nhiên từ năm 2008 tới nay, tiền gửi có kỳ

38

hạn dưới 12 tháng của BIDV đã tăng trưởng đột biến, chiếm tỷ trọng tới 65%, trong khi tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng giảm gần 30%. Đặc biệt trong giai đoạn năm 2008 năm, tiền gửi kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống chiếm tỷ trọng chủ yếu 50%, cao nhất là kỳ hạn 3 tháng chiếm 24%, kỳ hạn 12 tháng giảm mạnh chỉ chiếm 23%. Nguyên nhân chủ yếu do lạm phát tăng nhanh ở mức 2 con số xuất phát từ tăng trưởng tín dụng quá nóng cuối năm 2007 đã kéo theo làn sóng không ngừng gia tăng lãi suất huy động đặc biệt tại các kỳ hạn ngắn để đảm bảo khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Tâm lý kỳ vọng lãi suất tiếp tục tăng cũng là lý do người dân ưa chuộng kỳ hạn ngắn giai đoạn này.

54734 58872 74339 100003 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 2007 2008 2009 2010 T đồ ng Năm HĐV DC

Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng huy động vốn dân cư giai đoạn 2007 – 2010

(Nguồn: Báo cáo hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ các năm 2007 - 2010 của BIDV)

 Theo loại tiền: trong 4 năm, tỷ trọng tiền gửi VND trong tổng huy động vốn cá nhân liên tục tăng từ 72% năm 2007 lên 85% năm 2010 với tốc độ tăng trưởng bình quân là 12%/năm. Đáng chú ý trong các năm 2008 và năm 2010, tiền gửi VND có tăng hơn do sự hấp dẫn của lãi suất huy động VND, có thời điểm được các ngân hàng đẩy lên tới gần 18%/năm (năm 2008) đã thu hút khách hàng lựa chọn đồng nội tệ để đầu tư tiền gửi.

39

 Theo sản phẩm: sản phẩm HĐV dân cư của BIDV đa dạng với nhiều nhóm sản phẩm, đáp ứng lớn nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, trong đó có 3 nhóm chính.

Sản phẩm tiền gửi thanh toán được triển khai với mục đích đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng nên tỷ trọng không cao, chỉ chiếm khoảng 8% cơ cấu vốn dân cư và tập trung vào nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ của ngân hàng. Tiền gửi thanh toán của khách hàng được hưởng mức lãi suất tương đương với lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là sản phẩm chủ đạo trong danh mục huy động tiền gửi của BIDV. Đây là sản phẩm truyền thống và cũng là sản phẩm được BIDV tập trung huy động với mức lãi suất cạnh tranh và các sản phẩm đa dạng: tiết kiệm có kỳ hạn thông thường, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm dự thưởng,… Trong năm 2007 hình thức huy động này luôn chiếm tỷ trọng cao trên 85% tổng huy động vốn dân cư. Tuy nhiên, sang năm 2008 đến nay, do BIDV liên tục triển khai sản phẩm GTCG được thanh toán linh hoạt tròn tháng đã cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn làm tỷ trọng sản phẩm này sụt giảm còn 75%.

Sản phẩm giấy tờ có giá là hình thức tiền gửi đang dần nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng cá nhân. Tuy có sự phát triển không đồng đều trong nhiều giai đoạn từ năm 2009 tới nay song tỷ trọng HĐV sản phẩm Giấy tờ có giá vẫn chiếm trung bình 17% tổng HĐV dân cư.

2.2.2.2 . Tín dụng bán lẻ

BIDV từ lâu đã có vị thế mạnh và bề dày kinh nghiệm trong cho vay đầu tư phát triển đối với các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn (tín dụng bán buôn). Hoạt động tín dụng bán lẻ mới bắt đầu được quan tâm từ vài năm gần đây, đặc biệt chỉ tới năm 2008, cùng với việc nhận thức tầm quan trọng của việc phát triển hoạt động kinh

40

doanh ngân hàng bán lẻ và việc chuyển đổi mô hình tổ chức theo TA2, hoạt động cho vay bán lẻ mới bước đầu được quản lý tách bạch với cơ chế và chính sách riêng.

- Về quy mô tín dụng bán lẻ: quy mô tín dụng bán lẻ có xu hướng tăng lên rõ rệt,

mặc dù trong giai đoạn này hoạt động ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi những biến động kinh tế dẫn đến tình trạng tín dụng bán lẻ của các ngân hàng gần như ngừng trệ. Sự biến động này đã tác động mạnh đến khả năng thanh khoản của một số ngân hàng thương mại, tạo ra sức ép tăng lãi suất huy động, thắt chặt cho vay. Ngoài ra tỷ lệ lạm phát tăng cao đã làm cho năng lực sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính của các doanh nghiệp bị suy giảm. Dư nợ tín dụng bán lẻ có sự gia tăng đáng kể trong giai đoạn 2007-2010, đến năm 2010, dư nợ tín dụng bán lẻ của BIDV đạt 29.832 tỷ đồng, tăng 52% so với năm 2009.

Bảng 2.2. Kết quả hoạt động tín dụng bán lẻ giai đoạn 2007-2010

TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

1 Dư nợ tín dụng bán lẻ (tỷ đồng) 16.567 16.220 19.658 29.832 2 Tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ (%) 65,64 -2,09 21,20 51,76

4 Tỷ lệ dư nợ tín dụng bán lẻ/tổng dư nợ tín dụng (%) 14,03 10,9 10,3 12,7 5 Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ tín dụng bán lẻ (%) 0,8 2 2 1,8 6 Tỷ lệ dư nợ có TSĐB/Tổng dư nợ TD bán lẻ (%) 81.7 81 82 83

(Nguồn: Báo cáo dịch vụ ngân hàng bán lẻ các năm 2007-2010 của BIDV)

- Về tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ/tổng dư nợ: BIDV mới chỉ đạt tỷ trọng dư nợ

tín dụng bán lẻ/tổng dư nợ gần 13% vào năm 2010, trong khi các ngân hàng thương mại cổ phần có tỷ trọng này phổ biến từ 35-50%. Tuy nhiên, các ngân hàng cổ phần thường xác định đối tượng khách hàng bán lẻ bao gồm cả doanh

41

nghiệp tư nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ và coi phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ là định hướng phát triển chính của họ.

- Về chất lượng tín dụng bán lẻ: theo thống kê tại báo cáo dịch vụ ngân hàng bán

lẻ của BIDV các năm từ 2007 đến 2010 thì tỷ lệ nợ xấu năm 2007, 2008, 2009 và 2010 lần lượt là 0,8% 2%, 2% và 1,8%.

- Đa dạng hóa danh mục sản phẩm tín dụng bán lẻ: hiện nay BIDV đã cung cấp

ra thị trường một danh mục dịch vụ tín dụng bán lẻ đa dạng, bao gồm các sản phẩm chính như chi vay hộ kinh doanh, cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, vay mua ô tô, cho vay cầm cố giấy tờ có giá, thấu chi tài khoản tiền gửi, chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay cán bộ công nhân viên (vay lương), cho vay kinh doanh cá nhân hộ gia đình,… Trong các sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV, sản phẩm cho vay hộ kinh doanh chiếm tỷ trọng dư nợ lớn nhất, trên 39% tổng dư nợ tín dụng bán lẻ. Sản phẩm cho vay liên quan đến nhà ở chiếm 18% tổng dư nợ tín dụng bán lẻ, dư nợ phát sinh chủ yếu ở các chi nhánh tại các thành phố lớn. Để đẩy mạnh phát triển sản phẩm cho vay nhà thì phải kết hợp, phối hợp với các chủ đầu tư khu đô thị mới trong quá trình cho vay và quản lý tài sản thế chấp, tuy nhiên trong thời gian qua, BIDV chưa triển khai khai thác tốt các mối quan hệ này. Ngoài ra các sản phẩm tín dụng bán lẻ khác như vay lương, thấu chi tài khoản thẻ cũng được rất nhiều khách hàng quan tâm, đây là nguồn tín dụng ngắn và trung hạn thuận lợi dành cho cán bộ công nhân viên trả lương qua tài khoản BIDV.

2.2.2.3 . Dịch vụ thẻ

Được thành lập năm 2006 với tiền thân là phòng Thẻ thuộc ban Dịch vụ, giai đoạn 2007-2010 là giai đoạn trung tâm Thẻ phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng. Được đánh giá là một trong những dịch vụ cốt lõi nhằm lôi kéo đối tượng khách hàng cá nhân, dịch vụ thẻ đang từng bước được BIDV chú trọng phát triển. Những con số về chỉ tiêu kinh doanh giai đoạn 2007-2010 cũng phần nào thể hiện được điều này.

42

Tốc độ tăng trưởng trung bình của số lượng thẻ ghi nợ nội địa phát hành đạt 30%/năm, tuy nhiên tốc độ tăng đang có xu hướng giảm dần từ năm 2007 đến 2009, riêng năm 2010 có xu hướng tăng trở lại (năm 2007: 88%, năm 2008: 41%, năm 2009: 22%, năm 2010: 22%).

Bảng 2.3. Kết quả thực hiện chỉ tiêu kinh doanh thẻ giai đoạn 2007-2010

TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

1 Số lượng thẻ ghi nợ (chiếc) 1.074.212 1.510.675 1.850.000 2.715.570 2 Số lượng thẻ tín dụng (chiếc) NA 49 6.700 19.390

3 Số lượng ATM (chiếc) 694 973 994 1.094

4 Số lượng POS (chiếc) 562 968 1.100 4.263

5 Thu phí ròng dịch vụ thẻ* (tỷ

đồng) 14 16,5 21,64 43,61

(*) Số liệu thu phí ròng dịch vụ thẻ được tính thực hiện trong năm, các chỉ tiêu còn lại được tính lũy kế đến hết năm báo cáo.

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ các năm 2007-2010 của BIDV)

BIDV chính thức bước vào thị trường thẻ quốc tế từ tháng 3/2009, tốc độ tăng trưởng số lượng thẻ tín dụng quốc tế khá cao. Với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ phụ trách tại trung tâm Thẻ cũng như cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân tại chi nhánh, đến hết năm 2010, tổng số lượng thẻ tín dụng quốc tế phát hành đạt gần 19.400 thẻ.

Dịch vụ thanh toán thẻ qua POS/EDC tại BIDV được chính thức triển khai từ tháng 8/2007 song việc phát triển mở rộng mạng lưới POS của BIDV gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2008, số lượng POS mở mới tăng 72% so với năm 2007 nhưng 6 tháng đầu năm 2009, số lượng POS mở mới giảm 14,5% so với năm 2009. Đến năm 2010, với sự mở rộng mạng lưới POS lắp đặt trên hệ thống taxi Mai Linh, số lượng POS BIDV đã đạt gần 4.300 POS.

43

Tốc độ tăng trưởng thu phí ròng dịch vụ thẻ của BIDV trong giai đoạn này cũng có sự biến đổi, đặc biệt trong năm 2010, tổng thu phí ròng dịch vụ thẻ trên 43 tỷ đồng, tăng 102% so với năm 2009, thể hiện dịch vụ thẻ đang dần trở thành một trong những dịch vụ bán lẻ quan trọng nhất của BIDV.

Trong giai đoạn 2007-2010, bên cạnh việc duy trì và nâng cấp các tính năng của sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa và các dịch vụ trên ATM, BIDV đã rất nỗ lực trong công tác triển khai các sản phẩm dịch vụ thẻ mới. Về cơ bản, BIDV đã đạt được một danh mục sản phẩm dịch vụ thẻ tương đối đa dạng và phong phú: gia tăng loại thẻ chấp nhận trên ATM/POS: Visa/Plus và thẻ Banknetvn/Smartlink; phát hành thẻ tín dụng quốc tế VISA hạng Vàng/hạng Chuẩn; nâng cấp và đổi mới các sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa; phát triển đa dạng các dịch vụ giá trị gia tăng cho chủ thẻ: Nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn điện, thanh toán vé máy bay, mua bảo hiểm qua ATM,… Đây là những sản phẩm mang lại tiện ích lớn cho khách hàng cũng như gia tăng tính cạnh tranh cho dịch vụ thẻ BIDV.

2.2.2.4 . Dịch vụ bán lẻ khác

a. Dịch vụ kiều hối Western Union (WU)

- Tháng 2 năm 2006, BIDV trở thành một trong những đại lý chính thức của WU thực hiện dịch vụ chuyển tiền đi nước ngoài và chi trả các giao dịch chuyển tiền đến từ nước ngoài tại Việt Nam. Hoạt động chuyển tiền nhanh WU không ngừng tăng trưởng qua các năm. Cùng với việc mở rộng mạng lưới điểm giao dịch doanh số và phí thu từ hoạt động này cũng có mức tăng trưởng khá cao qua các năm. Nhìn chung hoạt động chuyển tiền kiều hối của các BIIDV năm 2010 có sự tăng trưởng khá tốt, tổng doanh số chuyển tiền đạt 1,08 tỷ USD tăng trưởng 208% so với năm 2009, chiếm trên 11% thị phần chuyển tiền kiều hối của thị trường Việt Nam. Doanh số chuyển tiền kiều hối qua kênh vãng lai là lớn nhất, đạt 867 triệu USD, tiếp đến là doanh số chuyển tiền kiều hối qua kênh WU, đạt 119 triệu USD, doanh số chuyển tiền kiều hối qua kênh hợp đồng đạt 94 triệu USD. Tính đến 31/12/2010, tổng số giao dịch Western Union trên toàn hệ thống

44

BIDV là 127.885 giao dịch, tổng doanh số chuyển tiền WU đạt 110,6 triệu USD, tổng phí thu về đạt 12,9 tỷ đồng.

- Nhằm tiếp tục mở rộng mạng lưới các điểm giao dịch WU, trong năm 2010, BIDV đã ký kết được thêm 33 hợp đồng, tăng thêm 236 điểm giao dịch WU,

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 44 - 55)