Phân tích SWOT của BID

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 77 - 80)

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.1.1. Phân tích SWOT của BID

3.1.1.1. Điểm mạnh

- Là một trong những ngân hàng lớn nhất và có lịch sử phát triển lâu đời nhất tại Việt Nam, BIDV đã xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh, vững chắc trong hệ thống các ngân hàng thương mại, được chứng nhận bảo hộ thương hiệu tại Mỹ và nhiều năm dành được các giải thưởng lớn của các tổ chức, định chế tài chính trong và ngoài nước. BIDV là ngân hàng có tầm ảnh hưởng tương đối rộng trên thị trường Việt Nam, là đối tác chiến lược của nhiều tổng công ty, tập đoàn lớn, có quan hệ hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới. - Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của BIDV hiện đại, bước đầu được triển khai

đầy đủ và đồng bộ bao gồm các hệ thống ngân hàng cốt lõi, mạng, truyền thông, bảo mật, trung tâm dự phòng. Đây là nền tảng quan trọng để hỗ trợ phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.

- BIDV là một trong các ngân hàng có thị phần mạng lưới thanh toán lớn nhất, đây là tiền để quan trọng để phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ. - BIDV có nền tảng khách hàng lớn, đồng thời có quan hệ với nhiều khách hàng

là doanh nghiệp, tổ chức lớn. Đây là cơ hội để BIDV tiếp cận tiếp thị sản phẩm dịch vụ bán lẻ của mình tới một khối lượng lớn cán bộ công nhân viên của công ty đối tác.

- Toàn hệ thống BIDV có hơn 16.500 cán bộ công nhân viên với lực lượng cán bộ năng động, tận tâm với khách hàng và ngày càng được trẻ hóa, trong đó trình độ đại học và trên đại học chiếm gần 90%. Nguồn nhân lực tại BIDV tương đối ổn định, gắn bó với doanh nghiệp và được ngân hàng tạo điều kiện nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn trong quá trình làm việc.

70

- BIDV là ngân hàng có văn hóa doanh nghiệp tốt, có sự thống nhất đồng lòng trong tập thể cán bộ nhân viên. Ban lãnh đạo luôn quan tâm đến lợi ích và quyền lợi mọi mặt của cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện phát triển khả năng và nắm bắt kịp thời mong muốn, nguyện vọng của cán bộ. BIDV thực hiện nghiêm túc thực hiện kỷ luật của cơ quan, coi đó là một yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh và sự đồng thuận của tập thể.

3.1.1.2. Điểm yếu

- Xuất phát từ một ngân hàng lớn mạnh trong lĩnh vực bán buôn, đây là một lợi thế song cũng là một điểm yếu khi BIDV bước chân vào lĩnh vực bán lẻ. Bản thân cán bộ tại nhiều chi nhánh còn tồn tại tâm lý ưu tiên xử lý các hồ sơ của các doanh nghiệp với giá trị lớn mà bỏ ngỏ thị trường bán lẻ nhiều tiềm năng. Điều này cũng hạn chế kinh nghiệm triển khai các sản phẩm bán lẻ của cán bộ chi nhánh.

- Mặc dù hệ thống công nghệ cốt lõi bước đầu được đáp ứng những yêu cầu cơ bản của ngành ngân hàng hiện đại, tuy nhiên hệ thống hoạt động còn thiếu tính ổn định gây không ít khó khăn trong quá trình phát triển các tính năng, sản phẩm và dịch vụ hiện đại.

- Các dự án triển khai còn chậm, đặc biệt về mặt quy trình, thủ tục đầu tư kéo dài dẫn đến bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh.

- Kênh bán hàng chưa đa đạng, chủ yếu qua kênh truyền thống là chi nhánh nhưng lại chưa hiệu quả. Chưa phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán hàng.

3.1.1.3. Cơ hội

- Theo số liệu của Tổng cục thống kê, Việt Nam là nước có dân số lớn (trên 88 triệu người) với tỷ lệ dân số trẻ cao (30% dân số dưới 30 tuổi và 65% dân số trong độ tuổi lao động). Đây là đối tượng khách hàng tiềm năng luôn có nhu cầu, kiến thức cũng như trình độ để sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại đặc biệt là dịch vụ ngân hàng hiện đại. Bên cạnh đó số lượng khách hàng mở tài khoản

71

tại ngân hàng còn ít (khoảng 20% dân số có tài khoản ngân hàng) là cơ hội lớn để các ngân hàng tiếp tục mở rộng thị phần của mình.

- Thu nhập và tỷ lệ tiêu dùng trên thu nhập: Theo thống kê của Ngân hàng thế giới, thu nhập trung bình/ngày của người dân ngày càng cao, trong đó nhóm có tốc độ tăng thu nhập nhanh nhất trong khoảng 500 - 1.000 USD/tháng. Tỷ lệ tiêu dùng trên thu nhập ngày càng gia tăng (khoảng 70% thu nhập hàng tháng). Đây là cơ hội tốt để dịch vụ bán lẻ tại Việt Nam phát triển.

- Số lượng khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng còn ít.

+ Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, số lượng tài khoản trả lương qua thẻ ATM vào cuối tháng 6/2008 là 925.081 tài khoản.

+ Theo số liệu khảo sát tại Hà Nội và TP.HCM của tổ chức cung cấp thông tin chuyên nghiệp Cimigo (cuối năm 2008) thì chỉ có 32% dân có tài khoản ngân hàng trong đó 23% có sử dụng thẻ ATM, 9% có dự định mở tài khoản ngân hàng và 59% không có dự định mở tài khoản tại ngân hàng.

- Nền kinh tế tiếp tục phát triển nhanh trong những năm tới, lượng vốn đầu tư rất lớn vào xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng (hệ thống vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, cảng hàng không…). Tốc độ đô thị hóa nhanh, hình thành nhiều khu đô thị lớn, đồng bộ, hiện đại.

3.1.1.4. Thách thức

- Cùng với những lợi ích trong quá trình hội nhập, khi chúng ta mở cửa, nhiều tổ chức tài chính hàng đầu thế giới sẽ ra nhập thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam qua các hình thức liên doanh, mở văn phòng, chi nhánh đại diện. Đây là những tổ chức có uy tín cao trên thế giới, có lượng vốn dồi dào, công nghệ hiện đại và có phong cách làm việc chuyên nghiệp. Do đó, họ không chỉ cạnh tranh về khách hàng tiềm năng mà còn cạnh tranh trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong thời gian gần đây ngày càng phát triển. Sự ra đời của nhiều ngân hàng mới cũng như sự mở rộng chi nhánh của

72

các ngân hàng lâu năm khiến tính cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong số đó, các ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực ngân hàng bán lẻ là những đối thủ cạnh tranh lớn. Họ luôn đưa ra những chính sách về giá phí hấp dẫn, thu hút lượng khách hàng không nhỏ.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)