Kiến nghị với ngân hàng BID

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 95 - 98)

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.3.2.Kiến nghị với ngân hàng BID

- Cần thiết hoàn thiện mô hình hoạt động tại các điểm mạng lưới kinh doanh NHBL (chi nhánh hỗn hợp, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm). Hoàn thiện mô hình Phòng giao dịch 2 cấp độ (PGD đầy đủ chức năng và PGD chuẩn) định hướng

88

hoạt động KDNHBL bởi đây là nền tảng cơ bản để phát triển, đẩy mạnh hoạt động bán lẻ.

- Hiện lực lượng cán bộ hoạt động “thuần tuý” cho bán lẻ khá mỏng về số lượng (còn phải kiêm nhiệm các mảng nghiệp vụ khác đặc biệt là tại các Phòng giao dịch). Việc bổ sung cán bộ bán lẻ cho chi nhánh là cần thiết. Nhanh chóng xây dựng định biên lao động dành riêng cho hoạt động NHBL tại các chi nhánh. - Xây dựng chương trình bóc tách thu nhập từ hoạt động NHBL/tổng thu nhập

cũng như đánh giá hiệu quả theo dòng sản phẩm. Trên cơ sở hoạt động kinh doanh của chi nhánh và tỷ trọng thu nhập từ hoạt động bán lẻ/tổng thu nhập của chi nhánh mang lại, cần thiết phải xây dựng một cơ chế, chính sách riêng dành cho cán bộ hoạt động trong hoạt động bán lẻ nhằm động viên, khuyến khích, tạo động lực cho cán bộ là nền tảng vững chắc cho tăng trưởng hoạt động bán lẻ. - Đẩy nhanh tiến độ để đưa kênh bán lẻ qua internet banking, mobile banking vào

hoạt động tạo thuận lợi cho khác hàng, đẩy mạnh thị phần bán lẻ. BIDV cần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nhất là các sản phẩm dịch vụ mang tính chất đặc trưng của ngành.

- Trong giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, BIDV nên có kế hoạch đào tạo đội ngũ chuyên viên quản trị ngân hàng và đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp trong toàn hệ thống vì hiện tại các chi nhánh của BIDV đang thiếu nguồn nhân lực này. Ngoài ra chính sách phân phối thu nhập nên linh hoạt hơn để đãi ngộ những người có năng lực thật sự ở lại làm việc với ngân hàng và thu hút được nhân tài từ bên ngoài về làm việc tại ngân hàng.

89

KẾT LUẬN

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã và đang được nhiều ngân hàng thương mại quan tâm và được coi là một trong những xu hướng phát triển để chiếm lĩnh thị phần trong tương lai. Mở rộng dịch vụ ngân hàng bán lẻ các ngân hàng không chỉ có thị trường với nền tảng khách hàng đông đảo mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ mang lại doanh thu cũng như phân tán được rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Nhận thức được tầm quan trọng này cũng như đánh giá tiềm năng phát triển dịch vụ tại Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã cơ cấu và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ, song song với thế mạnh vốn được coi là lợi thế của BIDV là kinh doanh dịch ngân hàng bán buôn. Hoạt động kinh doanh của BIDV đã và đang được mở rộng với danh mục sản phẩm dịch vụ bán lẻ đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.

Về mặt lý luận, với việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, lý luận kết hợp với thực tế, luận văn đã khái quát một cách có hệ thống vai trò, đặc điểm, nhân tố tác động tới phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Về thực tế, qua phân tích đánh giá môi trường kinh doanh cũng như kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ của BIDV trong giai đoạn 2007- 2010, luận văn đã nêu được những thành quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại và đưa ra nguyên nhân. Trên cơ sở phân tích đó, bên cạnh phân tích SWOT BIDV cùng với những định hướng của BIDV về hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ, luận văn đã đề xuất các giải pháp và kiến nghị với mục đích thúc đẩy hoạt động kinh doanh này tại BIDV.

90

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 95 - 98)