Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của BID

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 42 - 44)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1.3. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của BID

Bên cạnh việc hoạt động đầy đủ các chức năng của một ngân hàng thương mại như được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng, làm ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các nguồn vốn, các tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước, BIDV luôn khẳng định là ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển, huy động vốn cho vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho các thành phần kinh tế; là ngân hàng có nhiều kinh nghiệm về đầu tư các dự án trọng điểm. BIDV có quan hệ hợp tác với hầu hết các định chế tài chính và hàng trăm ngân hàng có uy tín trên thế giới. Vị thế và đẳng cấp của BIDV ngày càng được nâng cao.

BIDV phát triển sản phẩm dịch vụ của mình trên cơ sở phục vụ ba nhóm khách hàng chính: khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, và khách hàng là các tổ chức tín dụng.

Theo thống kê của BIDV trong giai đoạn 2007-2010, tổng tài sản BIDV tăng bình quân 25%/năm, đến hết năm 2010 đạt gần 372.712 tỷ đồng (tương đương 19,7 tỷ USD); Huy động vốn tăng bình quân 24%/năm và đến hết năm 2010 đạt hơn 272.110 tỷ đồng (tương đương 14,4 tỷ USD); Dư nợ tín dụng tăng bình quân 25%/năm và tính đến hết 31/12/2010 đạt 250.476 tỷ đồng (tương đương 13,2 tỷ USD); Lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 46%/năm, đến hết 31/12/2010 đạt 4.636 tỷ đồng (tương đương 244 triệu USD); Thu dịch vụ ròng tăng bình quân 50%/năm.

Đến hết năm 2010, vốn tự có của BIDV đạt gần 25 nghìn tỷ đồng (tương đương 1,32 tỷ USD); Vốn điều lệ đạt 14.373 tỷ đồng (tương đương 760 triệu USD). Một số chỉ tiêu khác như hệ số an toàn vốn (CAR) đạt 9,53%, ROA đạt 1,2%, ROE đạt 17,2%, điều này khẳng định BIDV đã và đang tiếp tục kinh doanh có hiệu quả tỷ suất lợi nhuận trên vốn được gia tăng mạnh. Cơ cấu thu nhập có sự dịch chuyển theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng thu phí lãi, trong đó hoạt động dịch vụ đóng góp khoảng 15% tỷ trọng thu nhập của ngân hàng.

35

Căn cứ vào những con số về hoạt động kinh doanh và tốc độ tăng trưởng đến hết năm 2010 của BIDV cũng như một số ngân hàng lớn trên thị trường, có thể thấy rằng BIDV tiếp tục giữ vững vai trò là một trong những ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam hiện nay.

Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh tại một số ngân hàng giai đoạn 2007-2010

Đơn vị: tỷ đồng

Năm Tổng tài sản Lợi nhuận trước thuế Ngân hàng 2007 2008 2009 2010 2007 2008 2009 2010 BIDV 201.382 242.316 292.198 372.712 2.103 2.142 3.196 4.636 Agribank 321.444 400.485 480.937 523.498 NA 2.789 2.794 3.651 VCB 197.363 222.090 255.496 307.068 3.149 3.590 5.004 5.400 Vietinbank 166.112 193.590 243.785 366.896 1.529 2.436 3.373 4.500 Techcombank 39.542 59.390 92.534 150.000 709 1.600 2.146 2.750 ACB 85.392 105.306 167.881 205.103 2.127 2.561 2.838 3.102 Đông Á Bank 27.376 34.713 42.520 55.873 454 703 788 858

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên, báo cáo tài chính và thuyết minh báo cáo tài chính của các ngân hàng giai đoạn 2007-2010)

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2010 BIDV đặt ra là thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ việc cổ phần hóa BIDV và các công ty trực thuộc (thực tế trong năm 2010, BIDV đã thực hiện IPO hai công ty bảo hiểm và công ty chứng khoán trực thuộc), chuyển đổi BIDV thành NHTMCP và hướng tới xây dựng tập đoàn tài chính – ngân hàng theo mô hình công ty mẹ - con.

36

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 42 - 44)