2.2.1 Môi trường vĩ mô: 2.2.1.1 Kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Mức tăng trưởng kinh tế(%)
8.4 6.31 5.32 6.78 5.89
Hình 6Bảng thống kê tốc độ tăng trưởng của Việt Nam qua các năm
Mức tăng trưởng kinh tế của nước ta năm 2007 đạt ngưỡng cao, nhưng vào giai đoạn 2008 – 2009, tốc độ tăng trưởng lại sụt giảm xấp xỉ 2% do chính sách giảm phát của Nhà nước. Năm 2010, nền kinh tế nước ta đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và
phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng trưởng trên là khá cao và hợp lý. Theo đà phục hồi năm 2012, dự đoán Việt Nam có nhiều triển vọng đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn vào năm 2011, với mức tăng trưởng 7,0-7,5% (theo dự báo của Chính phủ và nhiều tổ chức quốc tế khác).
Nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi:
Kinh tế Việt Nam đang dần vượt qua giai đoạn khó khăn và chính sách kích thích nền kinh tế đã phát huy tác dụng. Tình hình sản xuất công nghiệp bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc. Doanh thu bán lẻ thực tế gồm cả mua sắm gia đình và cho doanh nghiệptiếp tục tăng mạnh, hiện đã vượt con số 20%. Rõ ràng, hoạt động thương mại nội địa đã được cải thiện đáng kể.
Lạm phát:
Lạm phát lại tái diễn do nguyên nhân từ các tác động căn bản và áp lực về cầu. . Tuy nhiên, áp lực về giá lại bắt đầu leo thang. 3 tháng trở lại đây, chỉ số giá tiêu dùng tăng từ 1,25 đến 1,5%, dao động trong khoảng từ 5 - 6%/năm. Và không chỉ dừng lại, từ giờ tới cuối năm, áp lực về giá sẽ còn tiếp diễn và kéo theo sự gia tăng lạm phát, đồng thời lãi suất thực cũng sẽ sụt giảm chóng mặt.
Hình 7 Chỉ số giá tiêu dùng của các nước năm 2007
-> Nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng sẽ khiến chi tiêu của khách hàng cho nhu cầu thiết yếu nhiều hơn, THP có thể triển khai hoạt động kinh doanh của mình để tăng lợi nhuận.
2.2.1.3 Chính trị - Pháp luật:
Sự ổn định về chính trị và sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn khiến các nhà đầu tư có cái nhìn lạc quan về thị trường, bởi vậy đây là yếu tố thu hút một số lượng lớn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Mặt khác nền chính trị ổn định cũng góp phần thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp không phải chịu sức ép về bất ổn định chính trị, có các điều kiện cơ sở để phục vụ sản xuất. Chính trị ổn định mang lại nguồn đầu tư vốn nước ngoài đổ vào doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể dựa vào nguồn vốn đó để phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị phần. Tóm lại sự ổn định về chính trị tạo ra nhiều
Hệ thống luật pháp được xây dựng ngày càng hoàn tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế, buộc các doanh nghiệpphải chấp nhận sự điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu tác động của hệ thống luật pháp đến hoạt động của công ty Tân Hiệp Phát chủ yếu xét tới 2 hệ thống luật:
Hệ thống luật kinh tế:
+ Quy định quyền lợi,trách nhiệm của DN: Luật doanh nghiệpsố 60/2005/QH11.
+ Bảo hộ quyền thương hiệu cho doanh nghiệpbằng Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11,Luật chuyển giao công nghệ.…
+ Quy định những điều khoản trong việc hoạt động kinh doanh với các tập đoàn nước ngoài tránh những đòi hỏi quá định mức.
Tuy nhiên hệ thống luật kinh tế vẫn có những khiếm khuyết mà VN đang từng bước khắc phục. Điển hình là về Luật cạnh tranh được Quốc hội thông qua ngày 3/12/2004 và chính thức có hiệu lực từ 1/7/2005. Một trong những hạn chế là Luật Cạnh tranh mặc dù đã có hiệu lực hơn 4 năm nhưng những hiểu biết về nó vẫn giới hạn trong một số ít người mà chưa lan tỏa đến từng doanh nghiệp - đối tượng chính của pháp luật cạnh tranh.
Các pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn chất lượng
Ngày 7-8-2003, Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký Lệnh công bố Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm, đã được UBTV QH khóa XI thông qua ngày 26-7-2003. Pháp lệnh gồm 7
chương, 54 điều, có hiệu lực từ ngày 1-11-2003. Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm gồm 7 chương, 54 điều, có ảnh hưởng trực tiếp đến ngành giải khát
Trong lĩnh vực quảng cáo cũng cần lưu tâm khi chất lượng sản phẩm không đúng như những gì doanh nghiệp đã thông tin. Để giải quyết vấn đề đó trong điều khoản 34, 35 mục 7 ghi rõ về phần: Quảng cáo, ghi nhãn sản phẩm đã chỉ ra: “Thực phẩm đóng gói sẵn phải được ghi nhãn thực phẩm. Nhãn thực phẩm phải ghi đầy đủ, chính xác, rõ ràng, trung thực về thành phần thực phẩm và các nội dung khác theo quy định của pháp luật”
2.1.1.4 Toàn cầu hóa
Xu hướng toàn cầu hóa ngày càng rõ nét trên thế giới, tác động đến mọi lĩnh vực, ngành nghề cũng như mọi doanh nghiệp. Việt Nam hội nhập WTO đã mang lại cho Tân Hiệp Phát cũng như các doanh nghiệptrong nước rất nhiều cơ hội cũng như thách thức .
Cơ hội:
+ Mở rộng thị trường và tăng xuất khẩu:
Năm 2007 đánh dấu sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là năm đầu tiên ghi nhận các thương hiệu của Việt Nam phát triển ngang tầm với các thương hiệu quốc tế. Sau khi gia nhập WTO hàng hóa của nước ta sẽ có cơ hội lớn hơn và bình đẳng hơn trong việc gia thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế khi nhiều nước cam kết về cắt giảm trợ cấp, giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế quan. Tân Hiệp Phát và các doanh nghiệp trong nước có cơ hội xuất khẩu lớn với lợi thế về điều kiện tự nhiên và chi phí rẻ…
Việc giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ sẽ khiến môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trở nên cạnh tranh hơn, giúp các doanh nghiệp tiếp cận các yếu tố đầu vào với chi phí hợp lý hơn.
+ Sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO:
Môi trường thương mại quốc tế, nhờ nhiều nỗ lực của WTO, đã trở nên thông thoáng hơn. Gia nhập WTO sẽ giúp Việt Nam sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức này, qua đó có thêm công cụ để đấu tranh với các nước lớn, đảm bảo sự bình đẳng trong thương mại quốc tế.
Thách thức
+ Sức ép cạnh tranh:
Hội nhập WTO sẽ làm giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, cắt giảm trợ cấp khiến cho nhiều doanh nghiệp mới có cơ hội gia nhập ngành và các đối thủ nước ngoài tiếp cận vào thị trường Việt Nam. Điều đó làm gia tăng đối thủ tiềm ẩn và đối thủ cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải giảm giá để cạnh tranh với các sản phẩm thay thế khác Chính Tân Hiệp Phát cũng phải chịu áp lực cạnh tranh với các hãng khác như Heineken,URC, Pepsi,Coca cola
+ Thách thức của chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Một trong những hệ quả tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế là chuyển dịch cơ cấu và bố trí lại nguồn lực. Dưới sức ép của cạnh tranh, một ngành sản xuất không hiệu quả có thể sẽ phải mất đi để nhường chỗ cho một ngành khác có hiệu quả hơn. Quá trình này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, trong đó có cả những rủi ro về mặt xã hội. Đây là thách thức hết sức to lớn. Chúng ta chỉ có thể vượt qua thách thức này nếu có chính sách đúng đắn nhằm tăng
cường hơn nữa tính năng động và khả năng thích ứng nhanh -> cần củng cố và tăng cường các giải pháp an sinh xã hội để khắc phục những khó khăn ngắn hạn.
+ Thách thức về nguồn nhân lực :
Dưới sức ép cạnh tranh của các công ty nước ngoài, các doanh nghiệptrong nước cần phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng được công việc yêu cầu phải có trình độ cao.