ĐẢM BẢO AN TOÀN TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh phần mềm kế toán ACsoft của Viện Tin học Doanh nghiệp - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Trang 102)

3.9.1. Thu hút vốn đầu tư

Viện tin học doanh nghiệp là một đơn vị trực thuộc Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam, hạch toán độc lập. Thực trạng về công nghệ thông tin hiện nay phát triển nhƣ vũ bão, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn cập

nhật mới có thể đi theo guồng quay của công nghệ, phát triển sản xuất kinh doanh hiệu quả. Đặc biệt, Viện là một đơn vị hoạt động trong ngành công nghệ thông tin, nên việc nhận thức đó càng cần phải đƣợc chú trọng. Trang bị cơ sở vật chất, công nghệ tiên tiến hiện đại phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn đầu tƣ có thể huy động thông qua vay ngân hàng, góp vốn cổ phần hoặc liên kết với các đối tác chiến lƣợc. Đặc biệt là các loại vốn vô hình: sáng kiến, sức sáng tạo, quan hệ, uy tín thƣơng hiệu, bản sắc văn hoá công ty.

3.9.2. Thu hút vốn đầu tư tăng khả năng sinh lời

Việc nghiên cứu, phát triển, sản xuất sản phẩm đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và phải có một nguồn lực tài chính dồi dào. Nguồn lực tài chính là điều kiện tiền đề, là động lực quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng khả năng sinh lời. Thông qua việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau sẽ tạo ra kênh vốn cần thiết để Viện có thể thực hiện đƣợc việc đầu tƣ xây dựng hạ tầng, thúc đẩy tiến trình làm việc, khả năng sáng tạo trong nhân viên. Phòng kế hoạch, phòng kế toán cần xây dựng cơ chế huy động, phân cấp quản lý sử dụng, có phƣơng án, lộ trình thu hút vốn trình ban lãnh đạo Viện phê duyệt.

3.9.3. Chuẩn bị những điều kiện tiền đề tham gia thị trường chứng khoán

Mặc dù thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đã chính thức đƣa vào vận hành đƣợc hơn 7 năm, nhƣng nhìn chung thị trƣờng chứng khoán vẫn đƣợc xem là một lĩnh vực tài chính hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam. Do chƣa nhận thức đƣợc đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của kênh huy động vốn trung và dài hạn trên thị trƣờng chứng khoán, cũng nhƣ các tiện ích khác của thị trƣờng chứng khoán nên nhiều doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc chơi của thị trƣờng chứng khoán. Trên thế giới, việc phát hành chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) ra công chúng giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong việc tạo lập

vốn cho doanh nghiệp. Còn ở Việt Nam, các doanh nghiệp ngoài nguồn vốn tự có hạn hẹp, cách tiếp cận với nguồn vốn đầu tƣ gần nhƣ duy nhất (và mang tính truyền thống) đó là các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, vốn dĩ đã quá tải. Bởi lẽ, thị trƣờng chứng khoán vẫn là một cuộc chơi mới lạ. Bản chất, cấu trúc thị trƣờng chứng khoán và cách thức tham gia của doanh nghiệp vào thể chế kinh tế thị trƣờng bậc cao này vẫn còn nhiều bí ẩn.

Vì vậy, việc nâng cao nhận thức cho cán bộ công chức của Viện về các dịch vụ trên thị trƣờng chứng khoán là việc làm hết sức cần thiết, không những tạo điều kiện cho Viện huy động đƣợc nguồn vốn lớn với chi phí rẻ, mà còn tạo điều kiện cho Viện tiếp cận đƣợc với loại hình đầu tƣ tài chính, chuẩn bị hành trang cho quá trình hội nhập vào các nền kinh tế khu vực và quốc tế. Thông qua giá chứng khoán, hoạt động của Viện đƣợc phản ảnh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của Viện cũng nhƣ các doanh nghiệp đƣợc nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm. Điều quan trọng là chuẩn bị những điều kiện tiền đề để tham gia có hiệu quả: tiếp tục đổi mới hoạt động kinh doanh, nâng cao vị thế đặc biệt là sự tín nhiệm của khách hàng, tính hiệu quả tạo ra sự tin tƣởng trƣớc công chúng, bồi dƣỡng kiến thức kỹ năng về chứng khoán cho cán bộ quản lý.

Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Viện tin học doanh nghiệp đã đạt đƣợc những thành tựu nổi bật, hiện đứng thứ ba thị trƣờng phần mềm kế toán với thị phần đạt 19,39%. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh doanh có nhiều thay đổi nhanh chóng, cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, nhu cầu và đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao đặt ra thách thức to lớn cho Viện trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh phần mềm kế toán, thực hiện thành công mục tiêu tăng trƣởng lợi nhuận bền vững.

Trong tình hình mới, Viện cần nâng cao sức mạnh cạnh tranh sản phẩm nhằm phát triển thị trƣờng vững chắc. Trên cơ sở phân tích những thế mạnh, những điểm yếu của sản phẩm, so sánh với đối thủ cạnh tranh, luận văn đề xuất tập trung vào một số định hƣớng kinh doanh chủ yếu: cạnh tranh bằng yếu tố chất lƣợng sản phẩm dịch vụ; củng cố uy tín thƣơng hiệu; phát triển kinh doanh tại nhiều tỉnh, thành ở khu vực phía Bắc với hai đối tƣợng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ và hộ kinh doanh cá thể, v.v… Các định hƣớng trên có quan hệ mật thiết với nhau, vừa có tính chất lâu dài, vừa có hiệu quả trƣớc mắt nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của Viện.

Các giải pháp cụ thể đã đƣợc phân tích và đề xuất nhằm giúp Viện thực hiện các định hƣớng nêu trên. Các giải pháp tập trung vào một số thành phần Marketing hỗn hợp quan trọng; trong đó, có giải pháp nhằm đƣa sản phẩm mới ra thị trƣờng thành công, cải tiến sản phẩm để cải thiện hình ảnh thƣơng hiệu, các giải pháp về mở rộng mạng lƣới phân phối trong việc duy trì và phát triển thị trƣờng, xây dựng chính sách xúc tiến bán nhằm củng cố và phát triển thƣơng hiệu. Các giải pháp trên cần đƣợc thực hiện đồng bộ nhằm tạo hiệu ứng mạnh trên thị trƣờng. Nhƣ vậy, Viện sẽ duy trì và phát triển thị trƣờng một cách bền vững, năng lực cạnh tranh sản phẩm cũng đƣợc nâng cao.

KIẾN NGHỊ

Để thực hiện thành công các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh phần mềm kế toán ACsoft của Viện tin học doanh nghiệp, tác giả có một vài kiến nghị nhƣ sau:

- Đối với Viện: do những biến động nhanh chóng của thị trƣờng, nhằm cập nhật những thông tin liên tục về thị trƣờng, Viện cần thành lập bộ phận thông tin thị trƣờng và cạnh tranh. Bộ phận này có nhiệm vụ thu thập, phân tích và tƣ vấn cho ban lãnh đạo Viện và các phòng ban liên quan những động thái của thị trƣờng và của đối thủ cạnh tranh, làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lƣợc và các hành động phản ứng hiệu quả trƣớc những biến động của thị trƣờng.

- Đối với Chính phủ: để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nói chung và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm phần mềm kế toán nói riêng, Chính phủ cần tạo một hành lang pháp lý bình đẳng. Không phân bệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế để tiến tới cùng hoạt động thống nhất theo Luật doanh nghiệp. Chính phủ cũng cần phải đặt ra những khung hình phạt, những chế tài rõ ràng để xử lý nghiêm minh với những đối tƣợng vi phạm bản quyền phần mềm. Có nhƣ vậy mới khuyến khích các doanh nghiệp phần mềm phát huy đƣợc thế mạnh của mình trong việc nâng cao sức cạnh tranh cho ngành phần mềm nói chung và phần mềm kế toán nói riêng.

- Đối với Bộ thông tin và truyền thông: cần tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền hơn nữa đối với các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong việc nhận thức ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển. Bộ thông tin và truyền thông chỉ đạo và giám sát chặt chẽ Sở thông tin và truyền thông các tỉnh cùng phối hợp tuyên truyền việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thời kỳ hội nhập.

KẾT LUẬN

Việc phân tích đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân để từ đó đƣa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao sức cạnh tranh phần mềm kế toán ACsoft của Viện tin học doanh nghiệp là vấn đề rất quan trọng không những chỉ về mặt nhận thức, lý luận mà còn ý nghĩa về mặt thực tiễn trong điều kiện hội nhập nhƣ hiện nay. Xuất phát từ quan điểm này, luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề sau:

Luận văn đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Luận văn đƣa ra những tiêu chí cơ bản để đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm nhƣ doanh thu, thị phần, chi phí sản xuất và giá cả, chất lƣợng, thƣơng hiệu và uy tín sản phẩm. Luận văn cũng đã khẳng định sự cần thiết khách quan phải nâng cao sức cạnh tranh phần mềm kế toán ACsoft của Viện tin học doanh nghiệp, nhằm khai thác những lợi thế cạnh tranh của Viện.

Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, luận văn đã sử dụng những cơ sở lý luận để phân tích và đánh giá đúng thực trạng sức cạnh tranh sản phẩm phần mềm kế toán ACsoft của Viện tin học doanh nghiệp trong thời gian qua. Đặc biệt luận văn đã sử dụng các tiêu chí đƣợc luận giải ở chƣơng 1 để phân tích và đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm phần mềm kế toán.

Dựa trên cơ sở lý luận khoa học, căn cứ vào phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển sản phẩm trong thời gian tới, luận văn đã đƣa ra các quan điểm và một số các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh phần mềm kế toán ACsoft của Viện tin học doanh nghiệp. Đó là 8 giải pháp chủ yếu gồm giải pháp về giá cả, về chất lƣợng sản phẩm, về tổ chức hệ thống kênh phân phối, về xây dựng thƣơng hiệu, về nâng cao trình độ nguồn nhân lực, v.v... Các giải pháp này có tính khả thi cao, vì nó đƣợc gắn chặt với những điều kiện cần thiết để

thực hiện, phù hợp với xu thế phát triển của ngành. Cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp này vì chúng có mối liên hệ chặt chẽ và tạo tiền đề cho nhau.

Tác giả hy vọng luận văn sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao sức cạnh tranh phần mềm kế toán ACsoft của Viện tin học doanh nghiệp trên thị trường phần mềm kế toán.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Lê Anh Cƣờng (2003), Tạo dựng và quản trị thƣơng hiệu, danh tiếng và lợi nhuận, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội

2- TS. Nguyễn Trọng Cơ (2005), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính

3- TS. Trƣơng Đình Chiến (2004), Quản trị kênh phân phối, Nhà xuất bản Thống kê

4- Tô Văn Hƣng (1999), Vai trò quản trị trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên công nghệ

5- Trần Xuân Kiên (1998), Chìa khoá để nâng cao năng lực tiếp thị và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê

6- PGS.TS. Nguyễn Viết Lâm (2004), Giáo trình nghiên cứu Marketing,

Nhà xuất bản Thống kê

7- Micheal Porter (1985), Phân tích về lợi thế cạnh tranh

8- TS. Lƣu Văn Nghiêm (2001), Marketing trong kinh doanh dịch vụ, Nhà xuất bản Thống kê

9- Philip Kotler (2003), Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Thống kê

10- Philip Kotler (2007), Marketing căn bản, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội 11- PGS.TS. Nguyễn Xuân Quang (2006), Giáo trình Marketing Thƣơng mại, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh phần mềm kế toán ACsoft của Viện Tin học Doanh nghiệp - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Trang 102)