2.4.1. Thị phần đạt được
Hiện nay, mặc dù ACsoft vẫn đang chiếm lĩnh vị trí thứ 3 về thị trƣờng phần mềm kế toán, nhƣng các đối thủ phần mềm trong và ngoài nƣớc cũng đang gia tăng thị phần của mình trên thị trƣờng phần mềm nhằm bắt kịp và vƣợt ACsoft. Vấn đề đặt ra cho Viện là làm sao phải duy trì và phát triển thị phần, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm. Sự gia nhập ngành của các đối thủ phần mềm nƣớc ngoài và hàng loạt các công ty phần mềm mới và theo QĐ 51/2007/QĐ-TTg của Thủ tƣớng chính phủ về Phê duyệt Chƣơng trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010 đã hình thành nên
sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp phần mềm. Nhờ vậy, các doanh nghiệp phần mềm phát huy sự năng động và chịu trách nhiệm cao hơn đối với sản phẩm dịch vụ của mình. Mặt khác, sự lựa chọn của khách hàng cũng buộc các doanh nghiệp phần mềm phải không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ để thu hút khách hàng, duy trì và củng cố vị thế của mình trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng khốc liệt nhƣ hiện nay. Chính sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp phần mềm đã và đang bộc lộ những yếu kém của ngành, và cũng khẳng định đƣợc vị thế của những đơn vị phần mềm kế toán có tên tuổi. So với những công ty phần mềm nƣớc ngoài mới vào Việt Nam thì công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp phần mềm nƣớc ta còn thua xa. Nhƣng với bản chất cần cù sáng tạo, các cán bộ kỹ thuật lập trình Việt Nam vẫn có thể cho ra đời những sản phẩm phần mềm kế toán hữu dụng đáp ứng nhu cầu thị trƣờng. Giá cả phần mềm Việt Nam cũng rẻ hơn so với phần mềm nƣớc ngoài. Do vậy các doanh nghiệp phần mềm nƣớc ngoài vẫn chƣa thể chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng phần mềm kế toán Việt Nam. Ở khu vực thị trƣờng miền Bắc, phần mềm kế toán Misa vẫn chiếm giữ vị trí hàng đầu và khẳng định là phần mềm kế toán số 1 Việt Nam hiện nay (chiếm 39,46%). Tiếp đến là Fast và ACsoft với thị phần tƣơng ứng là 20,41% và 19,39%. Phần mềm kế toán ACsoft dần khẳng định đƣợc vị thế trên thị trƣờng phần mềm kế toán. Dự kiến trong khoảng 2009 - 2010, ACsoft sẽ đạt vị trí thứ 2 của Fast. Sở dĩ có thể khẳng định nhƣ vậy là do hệ quả tất yếu, tuy Fast thành lập sớm hơn, sản phẩm đƣợc biết đến sớm hơn, nhƣng do chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ của Fast ngày càng có chiều hƣớng đi xuống tạo thuận lợi cho các đối thủ cạnh tranh phía sau bứt phá, thâu tóm khách hàng.
2.4.2. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận
Mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận thể hiện qua công thức xác định lợi nhuận:
Lợi nhận (LN) = Doanh thu (DT) - Chi phí (CP)
Phân tích mối quan hệ doanh thu, chi phí và lợi nhuận thực chất là xem xét, nghiên cứu công thức trên ở những góc độ, dƣới những khía cạnh khác nhau phù hợp mục tiêu quan tâm của từng đối tƣợng. Sử dụng công thức trên cho phép nhanh chóng có câu trả lời hợp lý cho các phƣơng án khai thác các khả năng khác nhau về chi phí, giá bán, khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Với công thức trên, cho phép xem xét mối quan hệ doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong trƣờng hợp doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nhiều mặt hàng.
Mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận còn có ý nghĩa quan trọng khi xem xét và phân tích điểm hoà vốn. Cùng với phân tích điểm hoà vốn, phân tích mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lơi nhuận đƣợc ứng dụng nhiều trong thực tiễn khi cần nhanh chóng đƣa ra các quyết định và đánh giá các quyết định tác động đến các yếu tố mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận nhƣ thay đổi giá bán, khung giá bán, quyết định nhận hay từ chối một đơn hàng cụ thể,…[ 2, 147-148]
Hiện nay dòng sản phẩm phần mềm kế toán của Viện đƣợc chia thành 6 phiên bản chính:
ACsoft SME phiên bản cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
ACsoft TM phiên bản cho doanh nghiệp thƣơng mại dịch vụ ACsoft XD phiên bản cho doanh nghiệp xây lắp
ACsoft SXCN phiên bản cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ACsoft Home phần mềm kế toán hộ kinh doanh
ACPsoft phần mềm kế toán chủ đầu tƣ
Trong đó, doanh thu và tỷ trọng tiêu thụ từng phiên bản phần mềm kế toán nhƣ sau:
Bảng 2.5: Doanh thu tiêu thụ theo từng phiên bản phần mềm
Sản phẩm
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
DT Tỷ trọng (%) DT Tỷ trọng (%) DT Tỷ trọng (%) ACsoft SME 1.783 43,94 1.129 42,33 1.975 47,20 ACsoft TM 154 3,79 116 4,35 62 1,48 ACsoft XD 257 6,33 182 6,82 95 2,27 ACsoft SXCN 282 6,95 279 10,46 307 7,34 ACsoft Home 466 11,14 ACPsoft 1.582 38,98 961 36,03 1.279 30,57 Tổng 4.058 100 2.667 100 4.184 100 Nguồn: Phòng giải pháp phần mềm
Từ bảng số liệu 2.5 cho thấy tình hình tiêu thụ phần mềm kế toán phiên bản doanh nghiệp vừa và nhỏ ACsoft SME là khá tốt, tiếp đến là ACsoft SXCN, còn các sản phẩm còn lại của Viện trong một số năm qua có xu hƣớng giảm xuống. Năm 2006, doanh thu phần mềm thấp hơn hẳn so với năm 2005 và năm 2007. Nguyên nhân, 6 tháng cuối năm 2006, phòng giải pháp phần mềm cũng nhƣ toàn bộ Viện phải tập trung toàn lực cho sự kiện APEC 14 đƣợc tổ chức tại Việt Nam, do vậy việc triển khai bán sản phẩm không đƣợc
mạnh mẽ nhƣ những năm trƣớc. Tình hình tiêu thụ phần mềm kế toán ACsoft của Viện cụ thể nhƣ sau:
ACsoft SME là dòng sản phẩm phục vụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trƣởng BTC (thay thế quyết định 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính và quyết định 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính). Với giá cả hợp lý, thao tác nhập liệu thuận tiện, tính năng phù hợp với nhu cầu ngƣời sử dụng. Đây là sản phẩm luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Viện trong các năm qua. Chính vì vậy, ACsoft SME luôn chiếm đƣợc thị phần lớn trong mảng thị trƣờng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cụ thể: doanh thu tiêu thụ ACsoft SME năm 2005 là 1.783 triệu đồng chiếm 43,94% tổng doanh thu tiêu thụ; năm 2006 là 1.129 triệu đồng chiếm 42,33% tổng doanh thu tiêu thụ; năm 2007 là 1.975 triệu đồng chiếm 47,20% tổng doanh thu tiêu thụ.
ACsoft TM và ACsoft XD là sản phẩm chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng doanh thu tiêu thụ của Viện. Hai dòng sản phẩm này đƣợc thiết kế đặc thù cho doanh nghiệp thƣơng mại dịch vụ và xây lắp, tuân thủ theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính (thay thế quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính). Đối với ACsoft TM: doanh thu tiêu thụ năm 2005 là 154 triệu đồng chiếm 3,79% tổng doanh thu tiêu thụ; năm 2006 là 116 triệu đồng chiếm 4,35 % tổng doanh thu tiêu thụ; năm 2007 là 62 triệu đồng chiếm 1,48% tổng doanh thu tiêu thụ. Đối với ACsoft XD: doanh thu tiêu thụ năm 2005 là 257 triệu đồng chiếm 6,33% tổng doanh thu tiêu thụ; năm 2006 là 182 triệu đồng chiếm 6,82% tổng doanh thu tiêu thụ; năm 2007 là 95 triệu đồng chiếm 2,27% tổng doanh thu tiêu thụ.
Ngày nay, quy mô các doanh nghiệp ngày càng mở rộng, kinh doanh đa lĩnh vực, đa ngành nghề. Do vậy nhu cầu sử dụng phiên bản phần mềm tích hợp đƣợc cả sản xuất và thƣơng mại hoặc cả xây lắp và thƣơng mại là rất phổ biến. ACsoft SXCN hội tụ đƣợc tất cả những yêu cầu khắt khe của khách hàng và dần dần thay thế cho hai phiên bản ACsoft TM và ACsoft XD. So với ACsoft SME, giá cả của ACsoft SXCN có cao hơn, phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh lớn hơn. Cụ thể: doanh thu tiêu thụ ACsoft SXCN năm 2005 là 282 triệu đồng chiếm 6,95% tổng doanh thu tiêu thụ; năm 2006 là 279 triệu đồng chiếm 10,46% tổng doanh thu tiêu thụ; năm 2007 là 307 triệu đồng chiếm 7,34% tổng doanh thu tiêu thụ.
Phần mềm kế toán chủ đầu tƣ ACPsoft tuân thủ theo quyết định 214/2000/QĐ-BTC ngày 28/12/2000 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính. Phần mềm kế toán chủ đầu là thế mạnh của Viện vì hiện nay chƣa có nhiều doanh nghiệp phần mềm sản xuất phần mềm kế toán chủ đầu tƣ. Các phần mềm kế toán chủ đầu tƣ hiện có trên thị trƣờng nhƣ Pickcam, CFA chƣa thể đủ khả năng cạnh tranh với phần mềm kế toán chủ đầu tƣ của Viện vì thao tác vận hành chúng khá phức tạp, ít tính năng và thƣờng xuyên mắc những lỗi không đáng có. Vì vậy dòng sản phẩm này đã đóng góp đáng kể vào doanh thu chung của toàn Viện. Cụ thể: năm 2005 doanh thu tiêu thụ ACPsoft là 1.582 triệu đồng chiếm 38,98% tổng doanh thu tiêu thụ; năm 2006 là 961 triệu đồng chiếm 36,03% tổng doanh thu tiêu thụ; năm 2007 là 1.279 triệu đồng chiếm 30,57% tổng doanh thu tiêu thụ.
ACsoft Home phần mềm kế toán dành cho hộ kinh doanh. Đây là sản phẩm mới của Viện, đƣợc đƣa ra thị trƣờng từ cuối năm 2007, kết quả thu đƣợc khá khả quan với gần 1.000 hộ kinh doanh đăng ký sử dụng (riêng thị trƣờng miền Bắc đạt 550 hộ kinh doanh), đây là thị trƣờng tiềm năng lớn. Dòng sản phẩm này đƣợc tung ra thị trƣờng rất phù hợp với những hộ kinh
doanh nhƣ các cửa hàng văn phòng phẩm, shop quần áo thời trang,…, có thể theo dõi công nợ, thu, chi, nhập, xuất hàng hoá không cần qua hệ thống tài khoản kế toán, hàng tháng có thể xem báo cáo lãi lỗ, doanh thu của từng mặt hàng, nhóm hàng. Chính nhờ sự đi tiên phong trong dòng sản phẩm này nên doanh thu đạt đƣợc trong năm 2007 là rất đáng khích lệ với 466 triệu đồng chiếm 11,14% tổng doanh thu tiêu thụ. Ngay từ khi ra đời, ACsoft Home đã chinh phục đƣợc thị hiếu của rất nhiều cá nhân cũng nhƣ các hộ kinh doanh cá thể và là sản phẩm không những đem lại lợi nhuận cao cho Viện mà còn củng cố nâng cao thƣơng hiệu ACsoft trên thị trƣờng.
Nhận xét chung:
Qua phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Viện cho thấy ACsoft SME là sản phẩm có tỷ trọng tiêu thụ lớn nhất trong số các sản phẩm. Tình hình tiêu thụ ACsoft SME của các năm là khả quan vì đây là một trong những sản phẩm thế mạnh của Viện, có tỷ trọng lớn lại có tốc độ tăng trƣởng khá cao và có nhiều triển vọng phát triển.
Đối với ACPsoft là sản phẩm có tỷ trọng cũng tƣơng đối lớn, tuy nhiên trong các năm trở lại đây đang có xu hƣớng giảm. Nhƣ vậy công tác tiêu thụ sản phẩm này của Viện chƣa đƣợc tốt, nguyên nhân do Viện đã tập trung vào triển khai một số hoạt động khác và một nguyên nhân nữa do nhiều ban quan lý dự án đã thay đổi địa chỉ trụ sở. Do vậy, Viện cần phải lập ra các kênh liên lạc với những đầu mối trƣớc đây của các ban quản lý dự án, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giới thiệu sản phẩm, phát huy tối đa lợi thế của sản phẩm, chiếm lĩnh lại thị trƣờng.
Đối với ACsoft Home, tuy mới chỉ ra đời từ cuối năm 2007 nhƣng sản phẩm này đã đƣợc khách hàng đánh giá cao và tin dùng, đã tạo đƣợc một chỗ đứng khá vững chắc trên thị trƣờng. Có đƣợc sự thành công ban đầu này là nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các bên liên quan nhƣ Intel, Microsoft và
Techcombank. Sản phẩm đã đƣợc quảng bá rộng rãi trên nhiều thành phố lớn trong toàn quốc với chủ đề chƣơng trình “Hội nhập cùng công nghệ thông tin dành cho hộ kinh doanh cá thể - SOHO IT”
2.4.3. Thương hiệu và hiệu quả đạt được của thương hiệu
Thƣơng hiệu chính là cái móc để treo nhãn hiệu của công ty lên chiếc thang tâm trí khách hàng trong một xã hội đầy rẫy thông tin. Qua hơn 10 năm phát triển và trƣởng thành, phần mềm kế toán ACsoft của Viện đã có mặt ở hầu khắp các thị trƣờng trên toàn quốc. Thƣơng hiệu ACsoft đƣợc đánh giá là một trong những thƣơng hiệu phần mềm kế toán lớn của Việt Nam.
Bƣớc sang cơ chế thị trƣờng, nhanh nhậy và kịp thời hòa mình trong “cơn gió” chuyển đổi chung của đất nƣớc lúc bấy giờ, Ban lãnh đạo Viện đã điều chỉnh “cánh buồm chiến lƣợc” của mình một cách khéo léo, đƣa Viện sang một giai đoạn phát triển mới phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của ngƣời tiêu dùng. Lúc đó có hai con đƣờng để Viện chọn lựa, hoặc tiếp tục phối hợp với các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài làm các dự án công nghệ thông tin trong một giai đoạn ngắn, hay là chuyển sang sản xuất phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin cho doanh nghiệp. Đối với Ban lãnh đạo Viện lúc đó, đây thực sự là bài toán không dễ giải. Với phƣơng châm định hƣớng theo thị trƣờng, làm cái mà thị trƣờng cần chứ không phải làm cái mà ta thích làm, Viện đã mạnh dạn chọn con đƣờng thứ hai.
Đầu năm 2001, Ban lãnh đạo Viện nhận thấy rằng công nghệ thông tin nói chung và phần mềm nói riêng là một lĩnh vực rất rộng lớn. Với mong muốn vƣơn rộng ra tất cả các phần mềm phục vụ quản lý doanh nghiệp, biến Viện trở thành đầu mối về các phần mềm cung cấp cho doanh nghiệp. Lúc đó, Ban lãnh đạo Viện đã xin phép Chủ tịch Phòng Thƣơng mại cho thành lập trung tâm xúc tiến phát triển phần mềm doanh nghiệp và đã đƣợc Ban lãnh đạo Phòng Thƣơng mại hƣởng ứng. Phần mềm kế toán ACsoft là sản phẩm
chủ đạo của Viện trong các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin cho doanh nghiệp. Trong vòng 9 tháng Viện đã hỗ trợ gần 3.000 doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán ACsoft, các chuyên viên của Viện và trực tiếp cả Viện trƣởng đã xuống tận doanh nghiệp hƣớng dẫn các doanh nghiệp ứng dụng phần mềm ACsoft vào thực tiễn. Hồi đó thực sự trở thành một phong trào sử dụng phần mềm kế toán ACsoft trong cả nƣớc. Sự bền bỉ đó đã đƣợc đền đáp xứng đáng, ngày càng nhiều khách hàng tin dùng ACsoft và doanh thu tiêu thụ phần mềm năm sau cao hơn năm trƣớc.
Để có đƣợc vị trí đáng nể trên thị trƣờng phần mềm kế toán nhƣ hiện nay, Viện đã và vẫn duy trì một chiến lƣợc kinh doanh bài bản, toàn diện, trong đó mọi hoạt động phải đều nhằm vào mục tiêu phục vụ khách hàng tốt nhất, thu hút đƣợc nhiều khách hàng nhất. Trong mọi hoạt động của mình, Viện luôn luôn lấy chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy phần mềm kế toán ACsoft nói riêng và các phần mềm khác nói chung của Viện đều đƣợc test rất kỹ bởi các chuyên viên nghiệp vụ có kinh nghiệm trƣớc khi đƣa tận tay tới ngƣời tiêu dùng. Tất cả các sản phẩm của Viện đều đƣợc đăng ký bản quyền về nhãn hiệu hàng hóa, phần mềm kế toán ACsoft đƣợc thiết kế tuân thủ theo đúng chế độ kế toán của Bộ Tài chính ban hành.
Viện không chỉ liên tục tìm cách cải tiến nâng cao chất lƣợng sản phẩm mà còn thỏa mãn khách hàng về giá cả phù hợp và thanh toán thuận lợi. Không chỉ cải tiến liên tục các dòng sản phẩm kế toán ACsoft để đáp ứng mọi sự thay đổi về nhu cầu sử dụng của khách hàng và chế độ kế toán mà Viện cũng có những quyết sách táo bạo và chủ động nhất định khi đón đầu và khơi dậy các nhu cầu tiện ích mới của khách hàng. Nắm bắt đƣợc nhu cầu thị trƣờng ngày càng tăng nhất là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh