Trong bối cảnh thị trƣờng phần mềm kế toán cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, phần mềm kế toán ACsoft của Viện cũng gặp phải những khó khăn trong việc thu hút khách hàng mới và duy trì khách hàng hiện tại. Tính năng sản phẩm, chất lƣợng sản phẩm đóng một vai trò quan trọng trong cạnh tranh của các sản phẩm phần mềm kế toán.
Nhằm phát triển kinh doanh hơn nữa và nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu khách hàng trong mối tƣơng quan với các sản phẩm phần mềm kế toán thay thế khác, Viện cần thực hiện triển khai sản phẩm mới có tính linh hoạt cao hơn. Việc phát triển sản phẩm mới cần chú ý tác động tiêu cực với sản phẩm hiện tại; tránh khả năng khi phát triển sản phẩm mới chƣa đủ tầm, việc tiêu thụ các sản phẩm hiện tại chậm lại do khách hàng nhầm lẫn về tác dụng và lợi ích của sản phẩm mới so với các sản phẩm hiện có.
Đầu quý 2 năm 2008, Viện đã đƣa ra thị trƣờng phần mềm kế toán ACsoft mới đƣợc viết trên cơ sở SQL. Tuy áp dụng công nghệ mới nhƣng việc vẫn giữ nguyên cấu trúc module của phiên bản cũ là chƣa đủ. Cần phải xây dựng thêm những module có tính năng thông minh cho phép lựa chọn các giao dịch để thực hiện định khoản, nhằm đơn giản hoá công tác kế toán và giảm sai sót đáng kể. Chƣơng trình phải đƣợc thiết kế mở nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại và tƣơng lai của doanh nghiệp, cho phép tiến hành kế toán cho nhiều doanh nghiệp trong cùng một cơ sở dữ liệu, có thể làm việc với cơ sở dữ liệu phân tán hoặc có thể hợp nhất báo cáo giữa trụ sở công ty và các chi nhánh. Hơn nữa, phiên bản mới còn có thể cho phép phân tích thông tin từ tổng hợp đến chi tiết và ngƣợc lại, cho phép theo dõi nhiều đơn vị tính của hàng hoá vật tƣ, cho phép tự động quy đổi đơn vị tính, hỗ trợ công tác điều hành và ra quyết định tức thời. Phiên bản mới hội đủ những tính năng trên sẽ
góp phần tăng giá trị chất lƣợng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trƣờng, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Bên cạnh một sản phẩm có chất lƣợng tốt, khách hàng cũng rất quan tâm đến dịch vụ sau bán hàng. Chính vì vậy, dịch vụ sau bán hàng, tƣ vấn cho khách hàng trong quá trình sử dụng phần mềm cần đặc biệt đƣợc chú ý. Có nhƣ vậy mới có thể duy trì đƣợc khách hàng hiện tại và phát triển đƣợc khách hàng trong tƣơng lai. Ngoài các cách truyền thống là hỗ trợ tƣ vấn khách hàng qua điện thoại, email hoặc trực tiếp xuống doanh nghiệp. Viện cần tổ chức thêm nhiều các khoá học tập trung cho nhiều đối tƣợng doanh nghiệp để giới thiệu hoặc giải đáp về phần mềm; cần thiết lập hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp qua internet bằng các công cụ hỗ trợ từ xa nhƣ Team Viewer hay Remote Control. Yêu cầu tại Viện và tại doanh nghiệp đều cài đặt công cụ này, các chuyên viên tƣ vấn chuyển giao chỉ cần ngồi làm việc tại cơ quan là cũng có thể hỗ trợ, giải quyết những vƣớng mắc của doanh nghiệp nhƣ là ngồi làm việc tại doanh nghiệp mà không cần phải trực tiếp đến tận cơ sở. Với công cụ hỗ trợ từ xa này sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí đi lại và nhiều chi phí gián tiếp liên quan khác cho Viện và cho doanh nghiệp.
Viện cũng cần chú trọng hơn nữa trong việc phát triển sản phẩm phần mềm kế toán cho đối tƣợng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khách hàng là những doanh nghiệp có quy mô hoạt động kinh doanh và mô hình kế toán không quá phức tạp, bộ máy kế toán đơn giản, doanh thu vừa phải. Khách hàng sử dụng phiên bản kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hoàn toàn có thể áp dụng linh hoạt nhiều mô hình sản xuất kinh doanh phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Để tăng doanh thu và bán đƣợc nhiều sản phẩm, đề xuất với Viện nên chăng áp dụng chính sách bán kèm một phần mềm kế toán với một sản phẩm hay dịch vụ khác. Ví dụ, một doanh nghiệp đặt mua phần mềm kế toán cao
cấp với mức giá trên 1.000 USD sẽ tặng cho doanh nghiệp đó một website. Thông qua website, doanh nghiệp có thể quảng bá hình ảnh công ty, sản phẩm dịch vụ trên internet, tạo cơ hội giao thƣơng với khách hàng ở mọi nơi và mọi thời điểm.