Yếu tố pháp lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thái Lan và gợi ý chính sách cho Việt Nam (Trang 91)

Chính sách thu hút FDI tại Việt Nam đã được thực hiện ngay từ khi Việt Nam cải cách kinh tế và được thể chế hoá thông qua ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987. Cho đến nay, Luật Đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi và hoàn thiện 5 lần vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000 và gần đây nhất là năm 2005. Xu hướng chung của thay đổi chính sách Việt Nam là ngày càng nới rộng quyền, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài và thu hẹp sự khác biệt về chính sách đầu tư giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Trong điều 4 chương I của Luật Đầu tư 2005, Nhà nước đã khẳng định sẽ cam kết thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Hơn thế nữa, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động đầu tư, bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong chuyển giao công nghệ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Những thay đổi này thể hiện nỗ lực của Chính phủ trong cải thiện, tạo môi trường đầu tư chung theo xu hướng hội nhập của Việt Nam. Trong những năm qua Chính phủ đã ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu thầu, đồng thời tiếp tục chỉnh sửa nhiều chính sách liên quan đến đầu tư. Nhiều luật mới cũng đã được Quốc hội thông qua, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ hơn, như Luật Chứng khoán, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của bộ Luật Lao động liên quan đến đình công.

Bên cạnh diễn biến về thu hút vốn FDI và thực tiễn hoạt động của khu vực có vốn FDI, những thay đổi trong chính sách thu hút FDI của Việt Nam

-83-

trong những năm qua còn xuất phát từ ba yếu tố khác, đó là:(i) sự thay đổi về nhận thức và quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với khu vực có vốn FDI; (ii) chính sách thu hút FDI của các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo nên áp lực cạnh tranh đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam và (iii) những cam kết quốc tế của Việt Nam về đầu tư nước ngoài.

Ở Thái Lan thì việc ban hành các luật liên quan đến đầu tư nước ngoài diễn ra sớm hơn ở Việt Nam do sự ưu tiên và nhận thức được tầm quan trọng của FDI đối với nền kinh tế của đất nước. Trong năm 1954 dự luật đầu tiên về xúc tiến đầu tư công nghiệp đã được ban hành. Đây là một trong những nỗ lực đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển công nghiệp và thu hút FDI ở Thái Lan. Thái Lan đã ban hành kế hoạch xúc tiến đầu tư từ đầu năm 1959 để thu hút và tạo sự thuận lợi cho đầu tư của nước ngoài vào các dự án ở trong nước. Luật quan trọng nhất quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thái Lan là Luật Kinh doanh Nước ngoài năm 1999 quy định giới hạn một số hoạt động kinh doanh cho người Thái.

Đánh giá về yếu tố pháp lý đối với hoạt động FDI có thể đánh giá qua hai tiêu chí là mức độ bảo vệ hoạt động của nhà đầu tư và quy định pháp lý tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư.

Bảng 3.12: Chỉ số mức độ công bố thông tin (01~10)

Quốc gia

Báo cáo cho năm

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Việt Nam 3 3 6 6 6 6 6

Thái Lan 10 10 10 10 10 10 10

Nguồn: http://www.doingbusiness.org/custom-query

Bảng trên cho thấy ở Thái Lan mức độ công bố thông tin rõ ràng hơn nhiều so với Việt Nam. Ngay từ năm 2006 thì Thái Lan đã đạt điểm tối đa cho

-84-

tiêu chí này trong khi Việt Nam trong thời gian gần đây đã có nhiều cải tiến tuy nhiên vẫn chỉ đạt ở mức điểm 6/10. Với Việt Nam, theo báo cáo của WB từ năm 2008, Việt Nam được điểm 6 ở tiêu chí mức độ công bố thông tin, nhờ vào việc cải thiện công bố thông tin của các giao dịch và việc luật hóa các hoạt động chứng khoán.

Bảng 3.13: Chỉ số trách nhiệm của thành viên hội đồng quản trị (01~10)

Quốc gia

Báo cáo cho năm

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Việt Nam 0 0 0 0 0 0 1

Thái Lan 2 2 2 7 7 7 7

Nguồn: http://www.doingbusiness.org/custom-query

Xét về trách nhiệm của thành viên hội đồng quản trị thì Thái Lan đã có sự cải thiện mạnh từ năm 2006 đến năm 2009, trong khi đó ở Việt Nam sự cải thiện là rất ít khi chỉ được 1 điểm/10 điểm tối đa.

Bảng 3.14: Chỉ số mức độ dễ dàng của cổ đông thực hiện khiếu kiện (01~10)

Quốc gia

Báo cáo cho năm

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Việt Nam 2 2 2 2 2 2 2

Thái Lan 6 6 6 6 6 6 6

Nguồn: http://www.doingbusiness.org/custom-query

Ở việc thể hiện mức độ dễ dàng của cổ đông thực hiện khiếu kiện thì Việt Nam chỉ được 2 điểm trong khi đó Thái Lan được 6 điểm.

-85-

Bảo vệ nhà đầu tư cũng là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng nhiều đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư sẽ yên tâm để đầu tư vào nơi mà họ cảm nhận được sự an toàn và tin cậy.

Bảng 3.15: Chỉ số mức độ bảo vệ nhà đầu tư (01~10)

Quốc gia

Báo cáo cho năm

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Việt Nam 1.7 1.7 2.7 2.7 2.7 2.7 3

Thái Lan 6 6 6 7.7 7.7 7.7 7.7

Nguồn: http://www.doingbusiness.org/custom-query

Về chỉ số mức độ bảo vệ nhà đầu tư được tổng hợp từ ba chỉ số trước cho thấy Việt Nam bảo vệ nhà đầu tư rất kém khi chỉ được 3 điểm trên 10 điểm trong khi đó Thái Lan làm tốt hơn nhiều với 7,7 điểm trên 10 điểm.

Vì vậy, để nâng cao tính minh bạch, từ đó thu hút nhiều hơn các nguồn vốn trong và ngoài nước, chúng ta phải cải thiện nhiều hơn nữa việc bảo vệ nhà đầu tư nhỏ. Mà cụ thể là cải thiện các tiêu chí về ràng buộc trách nhiệm các thành viên HĐQT và tạo điều kiện để cổ đông nhỏ dễ dàng tiếp cận tòa án, khiếu kiện khi quyền lợi bị xâm hại.

Bảng 3.16: Hiệu quả của khung pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp

Quốc gia Xếp hạng Giá trị Trung bình thế giới

Singapo 1 6,3 3,8 Malaixia 17 5,0 Trung Quốc 42 4,3 Đài Loan 44 4,2 Thái Lan 53 4,0 Việt Nam 67 3,7

Nguồn: Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2011-2012, trang 399

-86-

Những quy định pháp lý ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư chúng ta có thể xem xét ở một số đánh giá sau:

Đánh giá mức độ hiệu quả của khung pháp lý trong giải quyết tranh chấp thì diễn đàn kinh tế thế giới sử dụng thang điểm 7 để đánh giá mức độ hiệu quả (01 kém hiệu quả nhất và 07 là hiệu quả nhất).

Khung pháp lý trong giải quyết tranh chấp thì Singapo là nước xếp thứ nhất không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới. Về thứ hạng thì Việt Nam xếp thứ 67 với giá trị là 3,7 trong khi Thái Lan xếp thứ 53 với giá trị 4,0, giá trị của Thái Lan cao hơn giá trị trung bình của thế giới trong khi Việt Nam thì giá trị lại thấp hơn theo mặt bằng chung của thế giới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thái Lan và gợi ý chính sách cho Việt Nam (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)