Môi trường FDI của Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thái Lan và gợi ý chính sách cho Việt Nam (Trang 72)

Trong thời gian vừa qua Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút nhiều đầu tư nước ngoài hơn vào Việt Nam. Đặc biệt sau khi gia nhập WTO vào năm 2007, môi trường kinh doanh của Việt Nam được cải thiện rõ rệt, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam là nơi đầu tư lý tưởng tại thời điểm hiện tại và cả trong tương lai. Môi trường đầu tư của Việt Nam qua sự đánh giá của nhiều tổ chức và doanh nghiệp:

Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF):

Trên tổng số 125 nền kinh tế được Diễn đàn Kinh tế Thế giới xem xét năm 2010 trong bản chỉ số có tên là Enabling Trade Index, Việt Nam đã cải thiện thứ hạng của mình một cách đáng kể, từ thứ hạng thứ 89, Việt Nam đã nỗ lực vươn lên 18 bậc, đứng hạng thứ 71 trong ETI. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế cao cấp thuộc Mạng lưới Cạnh tranh toàn cầu sở dĩ Việt Nam đạt được kết quả trên là do việc gia nhập WTO năm 2007. Theo WEF, sự kiện môi trường thương mại của Việt Nam được cải thiện như được thấy trong bảng chỉ số ETI 2010, phản ánh việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ mà Việt Nam đã đưa ra khi xin gia nhập WTO. Kết quả là hàng rào thuế quan của Việt Nam được hạ thấp, trong lúc các nhà xuất khẩu của Việt Nam lại có điều kiện thuận lợi hơn khi giao dịch với các thành viên khác của WTO.

-64-

Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông - Hong Kong Trade Development Council (HKTDC) công bố báo cáo năm 2010 cho rằng: “Việt Nam là một thị trường tăng trưởng nhanh chóng ở ASEAN”, [24]. Hồng Kông đánh giá cao sự phát triển cũng như tiềm năng của kinh tế Việt Nam, coi đây là một môi trường đầu tư tốt.

Theo HKTDC, Việt Nam có tầng lớp tiêu dùng trung lưu ngày càng đông, góp phần thúc đẩy nhu cầu về các hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao.

Qua khảo sát của HKTDC cho thấy các sản phẩm của Hồng Kông, đặc biệt là hàng gia dụng, khá phổ biến với người tiêu dùng Việt Nam, nhất là giới trung lưu. HKTDC cho rằng các công ty Hồng Kông cần tăng cường nắm bắt cơ hội để thúc đẩy thương mại, đầu tư với Việt Nam, một thị trường đầy tiềm năng.

Báo cáo của HKTDC nhận xét, bất chấp tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế Việt Nam đang phát triển năng động và thịnh vượng với tốc độ tăng GDP năm 2009 đạt 5,3%, cao nhất trong 10 thành viên ASEAN.

Ngoài khía cạnh là một thị trường tiêu dùng hứa hẹn với các sản phẩm, hàng hóa Hồng Kông, HKTDC còn đánh giá Việt Nam đang nổi lên là một trung tâm sản xuất thay thế. Vì vậy, Hồng Kông đang khuyến khích các nhà sản xuất trong nước nên chú ý đến Việt Nam, nơi có nguồn cung lao động trẻ và chi phí lao động tương đối rẻ, một lợi thế cho sản xuất đòi hỏi nhiều lao động.

Với các công ty Hồng Kông đang đối mặt với tình trạng chi phí sản xuất tăng ở Trung Quốc đại lục, Việt Nam là một lựa chọn để họ dịch chuyển các phần trong tiến trình sản xuất.

-65-

Nhà đầu tư Nhật Bản lạc quan với thị trường Việt Nam: Các doanh nghiệp Nhật Bản đang có xu hướng ngày càng đánh giá cao các điều kiện môi trường kinh doanh và hợp tác thương mại, đầu tư tại Việt Nam.

Trước hết có thể thấy sự nhìn nhận tích cực của các doanh nghiệp Nhật Bản đối với môi trường kinh doanh của Việt Nam đã được khẳng định khá chắc chắn thông qua các cuộc điều tra về hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản tại châu Á và điều tra về chi phí đầu tư, môi trường kinh doanh tại Việt Nam và châu Á từ đầu năm tới nay. Việt Nam đang ngày càng trở thành điểm lựa chọn đối với các doanh nghiệp Nhật Bản (hiện hoạt động tại châu Á và Trung Quốc) đang có ý định chuyển các cơ sở đầu tư sản xuất sang nước thứ ba.

Các yếu tố được doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá Việt Nam có ưu thế so với các quốc gia khác trong khu vực. Đó là giá nhân công rẻ, môi trường xã hội ổn định, nhiều ưu đãi đầu tư chi phí sản xuất ở mức thấp nhất trong khu vực, giúp tăng sức cạnh tranh của môi trường kinh doanh, trình độ lao động khá, đặc biệt là lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin... Đây có thể coi là một xu thế khá tích cực, bởi các doanh nghiệp Nhật Bản được đánh giá là một trong những nhà đầu tư "khó tính" nhất thế giới, với những yêu cầu khá cao về môi trường kinh doanh, đầu tư. Một khi họ lựa chọn nơi nào trở thành điểm đến thì cũng có nghĩa là họ đã tin tưởng môi trường kinh doanh nơi đó, có những ưu điểm cạnh tranh hơn.

Việt Nam được đánh giá cao về điều kiện xã hội và chính trị ổn định, thị trường có quy mô tiềm năng tăng trưởng cao, nguồn nhân lực có chi phí thấp. Những khó khăn chính với các nhà đầu tư bao gồm thủ tục hành chính rườm rà khi xin được giấy phép đầu tư, cơ sở hạ tầng kém phát triển, nhiều nơi chính quyền địa phương quản lý chính sách không rõ ràng, thủ tục thuế

-66-

phức tạp, đặc biệt là giá thuê văn phòng đắt đỏ. Ông Hiroyuki Moribe, Trưởng đại diện Văn phòng etro Hà Nội cho biết, nhiều công ty Nhật Bản ở Việt Nam đã vượt doanh số bán hàng trước cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản hiện rất quan tâm đến thị trường tiêu dùng tại Việt Nam.

Doanh nghiệp Hoa Kỳ:

Điều này biểu hiện rõ nét là năm 2009 mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoàng tài chính-kinh tế toàn cầu nhưng kim ngạch thương mại Việt Nam – Hoà Kỳ vẫn đạt 15 tỷ USD, tăng hơn 10 lần so với 2001. Hoa Kỳ hiện có trên 500 dự án đang hoạt động tại Việt Nam với số vốn đăng ký trên 15 tỷ USD. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đánh giá đây chỉ là kết quả bước đầu trong mối quan hệ hợp tác giữa hai nước đầy tiềm năng đồng thời đánh giá cao Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực đổi mới, thực hiện cải cách hành chính và tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Doanh nghiệp Đức:

Môi trường đầu tư Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp Đức. Chỉ xếp sau Trung Quốc và Ấn Độ - 2 nền kinh tế nổi bật tại Châu Á, Việt Nam với 86 triệu dân hiện là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất tại châu lục này và được các nhà đầu tư Đức đặc biệt quan tâm. Yếu tố chính khiến quốc gia này trở thành điểm đến lý tưởng của doanh nghiệp nước ngoài và các tập đoàn đa quốc gia là lực lượng dân số trẻ, ham học hỏi. Theo các doanh nghiệp Đức đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.

Chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ tháng 1/2007, Việt Nam đã có thêm nhiều đối tác quan trọng, đặc biệt là Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nước Tây Âu. Bên cạnh đó tham gia WTO, thị trường xuất khẩu dành cho Việt Nam cũng được mở rộng hơn. Không còn

-67-

bị hạn chế bởi rào cản thuế quan, Việt Nam ngày càng hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư.

Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng tại châu Á. Ông an Noether thuộc Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp của Đức tại Việt Nam cho biết: "Hiện nay có hơn 250 doanh nghiệp Đức hoạt động tại Việt Nam, đa số hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và thương mại. Đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO, mối quan tâm của các nhà đầu tư Đức tới quốc gia này ngày càng tăng", ông nhận xét. Chỉ tính riêng trong năm 2008, Noether đã đón hơn 20 phái đoàn của các doanh nghiệp Đức sang tìm hiểu môi trường đầu tư tại Việt Nam. Hiện nay, mức thu nhập của các lao động không có chuyên môn cao tại Việt Nam chỉ ở mức 120 - 150USD/tháng và trong năm tới có thể sẽ được điều chỉnh ở mức 150 - 180USD/tháng do tình hình lạm phát. Chính lực lượng lao động trẻ, ham học hỏi - tài sản quý giá của quốc gia, cùng với giá nhân công thấp là 2 yếu tố quan trọng tác động tới quyết định đầu tư tại đây của các doanh nghiệp Đức. Mặc dù không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay sẽ giảm đôi chút, ở mức hơn 6% do nhu cầu của khách hàng giảm sút. Tuy nhiên các nhà đầu tư Đức vẫn chọn Việt Nam cho vị trí thứ 9 trong top các quốc gia hấp dẫn đầu tư, Noether cho biết. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần chú trọng tới phát triển cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực hơn nữa nếu không muốn những yếu tố này trở thành trở lực trên con đường phát triển của kinh tế quốc gia.” [26, tr.6].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thái Lan và gợi ý chính sách cho Việt Nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)