-68-
Môi trường kinh doanh là yếu tố quyết định thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào một quốc gia. Mức độ thuận lợi kinh doanh “The ease of doing business” phản ánh môi trường đầu tư của một nền kinh tế được đánh giá.
Biểu đồ 3.2: Xếp hạng “Thuận lợi kinh doanh”
Nguồn: Báo cáo “Thuận lợi kinh doanh-The ease of doing business” 2012 (WB & IFC).
Trong tổng số 183 nên kinh tế được so sánh thì Việt Nam xếp hạng thứ 98, thứ hạng kém hơn rất nhiều so với Thái Lan 17.
Biểu đồ 3.3: Xếp hạng “Thuận lợi kinh doanh” qua các tiêu chí
Nguồn: Báo cáo “Thuận lợi kinh doanh-The ease of doing business” 2012 (WB & IFC) – Tác giả tổng hợp số liệu và vẽ biểu đồ.
17 18 86 98 129 136 165 0 183 Thái Lan Malayxia Trung bình v ùng (Đông Á v à Thái Bình
Dương) Việt Nam Inđônêxia Philippin Lào 9 47 67 103 135 142 30 68 151 166 24 51 2417 78 28 14 67 13 100 0 183Nộp thuế
Bảo vệ nhà đầu tư
Tiếp cận tín dụng
Đăng ký tài sản
Giải quyết giấy phép xây dựng
Thành lập doanh nghiệp Tiếp cận điện
Giải quyết phá sản Thực thi hợp đồng
Thương mại qua biên giới
-69-
Qua biểu đồ 3.3 cho thấy môi trường kinh doanh ở Việt Nam kém hơn ở Thái Lan ở tất cả các tiêu chí trừ “tiếp cận tín dụng”. Việc môi trường kinh doanh gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư. Trong số 10 tiêu chí được sử dụng để đánh giá mức độ dễ dàng cho hoạt động kinh doanh thì tiêu chí “bảo vệ nhà đầu tư” của Việt Nam được đánh giá rất thấp xếp hạng 166/183 nền kinh tế được xem xét, trong khi đó ở Thái Lan là 13/183. õ ràng là bất kỳ một nhà đầu tư nào khi đầu tư vào một quốc gia thì yếu tố được bảo vệ đầu tư ở quốc gia đó là cực kỳ quan trọng nhưng tiêu chí này ở Việt Nam chưa được đánh giá cao. Ngoài ra ba tiêu chí: “nộp thuế”, “giải quyết phá sản” và “tiếp cận điện” cũng được xếp hạng kém hơn rất nhiều so với Thái Lan.
Bảng 3.1: Xếp hạng “Thuận lợi kinh doanh” của Việt Nam và Thái Lan
2011 2012 Thay đổi thứ
hạng
Việt Nam 90 98 -8
Thái Lan 16 17 -1
Nguồn: Báo cáo “Thuận lợi kinh doanh-The ease of doing business” 2011 và 2012 (WB & IFC)
Theo xếp hạng “chỉ số thuận lợi kinh doanh” của năm 2010 so với năm 2011 thì cả Việt Nam và Thái Lan đều giảm thứ hạng tuy nhiên Việt Nam giảm mạnh hơn.
Cùng với chỉ số “Thuận lợi kinh doanh” thì chỉ số cạnh tranh toàn cầu cũng cho thấy môi trường kinh doanh của Việt Nam chưa được cải thiện nhiều.
Lịch sử xếp hạng cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam và Thái Lan được thể hiện ở bảng sau:
Nước
-70-
Bảng 3.2: Xếp hạng “Cạnh tranh toàn cầu” của Việt Nam và Thái Lan
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Việt Nam 3,84 4,09 4,04 4,10 4,03 4,27 4,23 Thái Lan 4,56 4,76 4,7 4,6 4,56 4,51 4,52
Nguồn: Số liệu báo cáo “Cạnh tranh toàn cầu” từ trang web (http://www.google.com/url?q\u003dhttp://www.weforum.org/issues/global-
competitiveness\u0026sa\u003dD\u0026usg\u003dAFQjCNG1dlFHB_vYCBuQ2pJjETJS9).
Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2011 - 2012 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố xếp Việt Nam ở vị trí thứ 65 trên tổng số 142 quốc gia được khảo sát, rớt 6 bậc so với năm ngoái.
Để mất điểm ở 10 trong số 12 chỉ báo được Diễn đàn Kinh tế thế giới xem xét, Việt Nam chỉ dành được tiến bộ rõ rệt duy nhất về yếu tố kinh tế vĩ mô (xếp thứ 65, tiến 20 bậc so với xếp hạng năm ngoái).
WEF tỏ ra bi quan hơn cả về tình trạng lạm phát, bên cạnh đó tỷ lệ thâm hụt ngân sách cao (6% trong năm 2010), cơ sở hạ tầng không bắt kịp đòi hỏi của nền kinh tế tiếp tục là quan ngại lớn của các chuyên gia dành cho Việt Nam (giao thông đường bộ xếp thứ 123, cảng xếp thứ 111). Chất lượng giáo dục, tuy có những tiến bộ đáng kể so với năm ngoái nhưng vẫn chỉ được xếp ở nhóm trung bình thấp.
Thủ tục hành chính tiếp tục là rào cản lớn đối với nhà đầu tư khi thâm nhập thị trường Việt Nam khi họ trung bình phải trải mất 44 ngày và trải qua 9 thủ tục để có giấy phép kinh doanh. Ở hai chỉ tiêu này, Việt Nam bị xếp hạng lần lượt là 119 và 94.
Năm Nước
-71-
WEF cũng khuyến cáo Việt Nam cũng cần phải cải thiện một loạt điểm yếu khác như quyền sở hữu trí tuệ (xếp thứ 127) hay khả năng phòng chống tham nhũng… để có được xếp hạng cao hơn trong những năm tới.
3.2.2. Yếu tố chính trị
Yếu tố chính trị là yếu tố có vai trò quan trọng trong việc thu hút FDI. Trong những năm qua yếu tố chính trị của Việt Nam rất ổn định. Trong khi đó ở Thái Lan tình hình cạnh tranh quyền lực giữa hai phe áo vàng và áo đỏ diễn ra rất quyết liệt và nguy cơ bất ổn là rất cao. Những cuộc biểu tình của phe áo đỏ đã gây ra đổ máu, làm ngưng trệ quá trình sản xuất, phá hoại nhiều tài sản, làm xấu đi hình ảnh của đất nước Thái Lan trong con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài và niềm tin của họ đối với Thái Lan giảm sút nghiêm trọng. õ ràng xét về mặt ổn định chính trị Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với Thái Lan và đây là cơ hội để Việt Nam thu hút nhiều đầu tư hơn nữa từ nước ngoài.
Theo xếp hạng chỉ số bất ổn chính trị thì Việt Nam được đánh giá là có tình hình chính trị ổn định hơn Thái Lan. Chỉ số bất ổn chính trị được đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 10 (0 là ổn định/rủi ro thấp nhất và 10 là bất ổn/rủi ro cao nhất).
Bảng 3.3: Chỉ số bất ổn chính trị
2007 2009/2010 2007 2009/2010
Việt Nam 2,3 4,3 Singapo 1,7 4,7
Thái Lan 6,0 7,0 Malayxia 6,5 6,5
Qua chỉ số trên có thể dễ dàng nhận thấy là ở Việt Nam tình hình chính trị vẫn ổn định hơn so với Thái Lan và Malayxia. Việt Nam và Singapo được
Nguồn: http://viewswire.eiu.com
Năm
-72-
xếp hạng có độ rủi ro chính trị trung bình trong khi Thái Lan và Malayxia được đánh giá là có độ rủi ro chính trị cao.
Ở một khía cạnh khác cũng thể hiện được tình hình chính trị của nước khác qua chỉ số: Niềm tin của quần chúng vào các chính trị gia (Public trust of politicians).
Bạn đánh giá như thế nào mức độ tin tưởng của quần chúng về tiêu chuẩn đạo đức của chính trị gia ở nước bạn (1: rất thấp và 7: rất cao)?
Biểu đồ 3.4: Niềm tin của quần chúng đối với chính trị gia
Nguồn: Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2011-2012, trang 393.
Số liệu biểu đồ cho thấy ở Việt Nam niềm tin của quần chúng vào chính trị gia vẫn cao hơn Thái Lan và Philippin mặc dù thấp hơn nhiều so với Singapo.
Một chỉ số khác cũng nói lên tình hình ổn định chính trị là chỉ số Hòa bình Toàn cầu được xây dựng trên 23 tiêu chí trong đó có tiêu chí mức độ ổn định chính trị quốc gia.
Theo bảng xếp hạng Chỉ số Hòa bình Toàn cầu (GPI) năm 2012 do Viện Kinh tế và Hòa bình có trụ sở tại Australia vừa công bố, Việt Nam đứng thứ 34 trên tổng số 158 quốc gia, vùng lãnh thổ có tên trong cuộc khảo sát.
1.8 2.4 3.7 4.2 4.3 6.4 0 1 2 3 4 5 6 7 Philippin Thái Lan Việt Nam Trung Quốc Malayxia Singapo
-73-
Khảo sát cho thấy, Iceland là nước hòa bình nhất thế giới. Đây là năm thứ hai liên tiếp, quốc gia này giành được vị trí này.
Somalia cũng hai năm liên tiếp giữ vững "ngôi vị" nhưng là ở hạng mục nước có nền hòa bình kém nhất thế giới. Quốc gia gây chú ý nhiều nhất là Syria khi rớt tới 30 bậc xuống hạng 147.
Dẫn đầu khu vực Đông Nam Á là Malaysia ở bậc 20 xếp hạng toàn cầu, tiếp đến là Singapore với bậc 23 và Việt Nam ở hạng 34.
Ngay sau Việt Nam là Lào ở hạng 37, Indonesia bậc 63, Campuchia hạng 108, Thái Lan hạng 126, Philippines hạng 133 và Myanmar 139.