Là một nước có khá nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, nhưng Thái Lan đã sớm có những nhận thức đúng đắn về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đã tận dụng nó để phát triển đất nước. Trong giai đoạn 1997 - 1998, nền kinh tế Thái Lan ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Sau đó, nền kinh tế Thái Lan đi vào giai đoạn hồi phục.
Xoá bỏ những nghi ngại về tình hình chính trị - kinh tế bất ổn vừa qua trước con mắt các nhà đầu tư nước ngoài và tăng cường thu hút FDI, Chính phủ Thái Lan đặt ra các ưu tiên: thúc đẩy cải cách chính trị, tăng cường đoàn
-55-
kết quốc gia, thu hẹp khoảng cách về thu nhập và củng cố pháp quyền nhằm hạn chế tham nhũng. Để cải thiện tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, Thái Lan sẽ tăng cường tính minh bạch hóa, phát triển cơ sở hạ tầng với những dự án khổng lồ, tìm nguồn tài chính từ lĩnh vực tư, cải thiện giáo dục nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào toàn cầu hóa...
Một là, cải thiện yếu tố pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư: Yếu tố
pháp lý có vai trò quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Thể chế chính trị ổn định, hệ thống pháp luật đồng bộ, thủ tục đầu tư đơn giản và nhiều chính sách khuyến khích, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư là những bí quyết của các nước châu Á thành công nhất. Đơn giản hóa thủ tục, quy trình đầu tư, công khai các kế hoạch phát triển kinh tế, thủ tục đầu tư ở các nước này đều là thủ tục một cửa đơn giản, với những hướng dẫn cụ thể tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Ở Thái Lan có Luật xúc tiến thương mại quy định rõ ràng cơ quan nào, ngành nào có nhiệm vụ gì trong việc xúc tiến đầu tư. Thái Lan thực hiện tốt công tác quy hoạch và công khai các kế hoạch phát triển đất nước từng giai đoạn, ngắn và trung hạn.
Hai là, giảm thuế, ưu đãi tài chính tiền tệ: Thu nhiều nhất lợi nhuận từ
dự án luôn là mục đích hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, nhiều nước châu Á đã có những chính sách tài chính hấp dẫn cho các nhà đầu tư như giảm thuế, ưu đãi tiền tệ, cho vay ngoại tệ...nhằm thu hút nhiều nhất nguồn vốn FDI vào các nước này. Hầu hết các nước châu Á đều đưa ra những chính sách cắt giảm thuế hấp dẫn đối với các dự án đầu tư nước ngoài. Thái Lan miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 3 đến 8 năm, miễn thuế nhập khẩu 90% đối với nguyên liệu, 50% đối với máy móc mà Thái Lan chưa sản xuất được...Ngoài ra Thái Lan còn có các chính sách ưu đãi về dịch vụ như: giảm giá thuê nhà đất, văn phòng, cước viễn thông, vận tải...Giá dịch vụ ở Thái Lan thuộc loại hấp dẫn nhất với việc thu hút FDI. Các dự án FDI trong nông
-56-
nghiệp được miễn giảm đến 50% thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc, thiết bị để thực hiện dự án mà được cơ quan quản lý đầu tư công nhận là thuộc loại thiết bị được khuyến khích đầu tư. iêng đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực đặc biệt khó khăn và có sản phẩm xuất khẩu, được miến hoàn toàn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 5 năm. Đối với các dự án đầu tư và các lĩnh vực như trồng lúa, trồng trọt, làm vườn, chăn nuôi gia súc, các dự án về khai thác lâm sản, hải sản, khai thác muối… trong lãnh thổ Thái Lan thì có biện pháp hạn chế chặt chẽ, chỉ cho phép đầu tư đối với những dự án được hội đồng đầu tư cho phép, trong những dự án này cũng chỉ cho phép với hình thức liên doanh và các nhà đầu tư nước ngoài không được nắm phần sở hữu đa số.
Thái Lan cũng hạn chế đầu tư nước ngoài trong những ngành nghề nhất định mà chưa thực sự sẵn sàng hợp tác với nước ngoài như: sản xuất bột mỳ, đánh bắt thủy sản, khai thác lâm sản…
Là một quốc gia có nền nông nghiệp tương đồng với Việt Nam, thậm chí có những điều kiện còn hạn chế hơn so với Việt Nam, tuy nhiên, Thái Lan đã vươn lên trở thành một nước đứng đầu về xuất khẩu nông sản và với giá trị nông sản xuất khẩu cao hơn hẳn so với Việt Nam. Nguyên nhân có được điều đó là do Thái Lan đã biết định hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việc khai thác đặc sản của từng vùng thậm chí cả những vùng khó khăn nhất. Chính chính sách này đã làm cho nền nông nghiệp Thái Lan có được những lợi thế về chất lượng và giá cả trên thị trường nông sản thế giới và hơn nữa, nông sản Thái Lan đã tạo được một thương hiệu tốt trên thị trường, điều mà nông sản Việt Nam vẫn đang tìm kiếm.
Ba là, xây dựng cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng hiện đại, thuận tiện cho
-57-
đầu tư. Cũng như các nước Châu Á, Thái Lan đã thấy được tiềm năng thu hút nguồn vốn FDI từ yếu tố này. Chính vì vậy, họ đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng: nhà xưởng, đường giao thông, viễn thông, dịch vụ...nhằm tạo môi trường hấp dẫn và dễ dàng cho các nhà đầu tư khi hoạt động trên đất nước mình. Thái Lan chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng: hệ thống đường bộ, đường sắt, hệ thống sân bay, bến cảng, khu công nghiệp, kho bãi hiện đại, thuận lợi cho phát triển kinh tế và du lịch. Nước này cũng xây dựng thành công hệ thống viễn thông, bưu điện, mạng internet thông suốt cả nước phục vụ cho hoạt động kinh doanh quốc tế.
Bốn là, phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao: Một trong những
tiêu chí để các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm là thị trường lao động ở nước sở tại. Thị trường lao động của Châu Á đặc biệt hấp dẫn bởi tỷ lệ lao động trẻ, giá thấp. Tuy nhiên, phát triển nguồn lao động có trình độ cao mới chính là bí quyết thu hút đầu tư của các nước châu Á thành công nhất. Thái Lan rất coi trọng đầu tư cho giáo dục, có tới 21% sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành toán, máy tính.
Năm là, phát triển công nghiệp nhằm thu hút FDI: Công nghiệp vẫn
luôn là lĩnh vực truyền thống thu hút nhiều FDI. Mặc dù hiện nay có những thay đổi trong xu thế FDI, đó là đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ đang tăng lên, nhưng tỷ trọng FDI vào lĩnh vực công nghiệp trong tổng FDI của toàn thế giới vẫn rất lớn do đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp mang tính bền vững cao. Đặc biệt, ở các nước đang phát triển mà đa số đều đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá thì lĩnh vực công nghiệp còn rất nhiều tiềm năng phát triển, đồng thời luôn cần một lượng vốn đầu tư rất lớn. Bên cạnh đó, xu thế FDI dần chuyển sang các ngành công nghệ cao hiện nay cho thấy nếu không phát triển công nghiệp, các nền kinh tế khó có thể thu hút FDI trong dài hạn. Chính vì vậy, chính sách phát triển công nghiệp vừa là mục tiêu, vừa
-58-
là công cụ thu hút FDI của các nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển.
Một đặc điểm nữa trong chính sách công nghiệp phục vụ thu hút FDI của Thái Lan đó là chính phủ rất chú ý phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Thái Lan đã thành lập ủy ban hỗ trợ về vấn đề này và cùng với các tổ chức chuyên môn lo phát triển, xây dựng, hình thành những mối liên kết công nghiệp hỗ trợ trong nước. Hiện Thái Lan có tới 19 ngành công nghiệp phụ trợ ở ba cấp: Lắp ráp, cung cấp thiết bị – phụ tùng – linh kiện và dịch vụ. Một ví dụ điển hình về sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ ở Thái Lan đó là trong lĩnh vực sản xuất ôtô. Từ chỗ từng bước nội địa hóa phụ tùng, đến nay Thái Lan đã xuất khẩu cả ôtô với linh kiện – phụ tùng được sản xuất tại chỗ. Mặc dù chỉ có 15 nhà máy lắp ráp, nhưng Thái Lan có đến 1.800 nhà cung ứng. Chính phủ Thái Lan từ chỗ quyết định về tỷ lệ nội địa hóa (năm 1996): 40% đối với xe tải nhỏ, 54% đối với xe tải khác, đã tiến đến yêu cầu động cơ diesel phải được sản xuất trong nước.
Hiện nay, khi năng lực của ngành công nghiệp phụ trợ đã phát triển đáp ứng yêu cầu, Thái Lan có chính sách buộc các nhà đầu tư nước ngoài đã ổn định trong sản xuất, kinh doanh phải thay đổi chiến lược, để tuân thủ tỷ lệ nội địa hóa nói trên. Điều này đã kéo theo những dự án đầu tư mở rộng nhà xưởng sản xuất ngay tại chỗ, mà còn kéo theo các công ty, tập đoàn lớn từ chính các nước đầu tư sang mở thêm các cơ sở công nghiệp phụ trợ tại Thái Lan.